Giải bài 8 tr 133 sách GK Lý lớp 12
Trong một thí nghiệm Y-âng với a = 2mm, D = 1,2m, người ta đo được i = 0,36mm. Tính bước sóng λ và tần số f của bức xạ?
Hướng dẫn giải chi tiết bài 8
Nhận định và phương pháp:
Bài 8 là dạng bài tính bước sóng \(\lambda\) và tần số \(f\) của bức xạ trong một thí nghiệm Y-âng, dữ kiện đề bài cho ta là các thông số của a và D.
Cách giải :
-
Ta tiến hành giải bài này theo các bước như sau:
-
Bước 1: Sử dụng công thức tính khoảng vân để suy ra bước sóng
-
\(i=\frac{\lambda D}{a}\Rightarrow \lambda =\frac{ia}{D}\)
-
-
Bước 2: Tính tần số \(f\) từ bước sóng \(\lambda\) vừa thu được: \(\small f=\frac{c}{\lambda }\)
-
Lời giải:
-
Áp dụng phương pháp trên để giải bài 8 như sau:
-
Ta có :
-
Từ \(i=\frac{\lambda D}{a}\Rightarrow \lambda =\frac{ia}{D}= \frac{0,36. 10^{-3}.2.10^{-3}}{1,2}=0,6 .10^{-6}m =0,6 \mu m\)
-
Tần số \(\small f=\frac{c}{\lambda }=\frac{3.10^8}{0,6.10^{-6}}=5.10^{14}\)
-
-- Mod Vật Lý 12 HỌC247
Video hướng dẫn giải bài 8 SGK
-
Nếu giảm khoảng cách giữa hai khe 2 lần và giảm khoảng cách từ hai khe tới màn 1,5 lần thì khoảng vân thay đổi một lượng 0,5 mm. Khoảng vân giao thoa lúc đầu là mấy?
bởi Hoang Viet 15/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Dùng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,5\(\mu m\). Khoảng cách giữa hai khe a = 2 mm. Thay λ bởi λ’ = 0,6\(\mu m\) và giữ nguyên khoảng cách từ hai khe đến màn. Để khoảng vân không đổi thì khoảng cách giữa hai khe lúc này là mấy?
bởi Anh Hà 15/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Người ta dùng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,6μm. Khoảng cách giữa hai khe sáng là 1,5 mm, khoảng cách giữa hai khe đến màn hứng vân là 3m. Khoảng cách giữa vân sáng với vân tối liên tiếp nhau là?
bởi Trần Phương Khanh 14/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong thí nghiệm giao thoa Yâng bằng ánh sáng trắng \(\lambda \epsilon \left [ 0,38 \mu m \rightarrow 0,76 \mu m \right ]\), khoảng cách từ hai nguồn đến màn là D = 2 m, khoảng cách giữa hai nguồn là a = 2 mm. Số bức xạ cho vân sáng tại M cách vân trung tâm x0 = 4 mm là mấy?
bởi Trong Duy 15/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng hai khe Iâng trong không khí người ta thấy tại M trên màn có vân sáng bậc 3. Nếu nhúng toàn bộ hệ thống vào trong nước có chiết suất n = 4/3 thì tại M ta thu được vân gì?
bởi Nguyễn Thị Trang 15/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hai khe cách nhau 0,5 mm và được chiếu sáng bằng một ánh sáng đơn sắc Khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là 2 m. Trên màn quan sát, trong vùng giữa M và N (MN = 2 cm) người ta đếm được có 10 vân tối và thấy tại M và N đều là vân sáng. Bước sóng của ánh sáng đơn sắc dùng trong thí nghiệm này là mấy?
bởi Trịnh Lan Trinh 15/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Giao thoa ánh sáng với ánh sáng đơn sắc có bước sóng \(\lambda = 0,55 \mu m\), khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ hai khe tới màn là 2m. Giữa hai điểm M và N trên màn nằm khác phía đối với vân trung tâm, cách vân trung tâm lần lượt 0,3 mm và 2 mm có?
bởi Thùy Trang 15/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Giao thoa ánh sáng với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ hai khe tới màn là 2m. Trong khoảng rộng 12,5 mm trên màn có 13 vân tối biết một đầu là vân tối còn một đầu là vân sáng. Bước sóng của ánh sáng đơn sắc đó là?
bởi Lê Nguyễn Hạ Anh 14/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Khoảng cách giữa hai khe là 0,5 mm, khoảng cách giữa hai khe đến màn là 2m, ánh sáng dùng trong thí nghiệm có \(\lambda = 0,5 \mu m\). Xét hai điểm M và N trên màn ở cùng một phía với vân trung tâm cách vân này lần lượt là 7 mmvà 24 mm. Số vân sáng trong khoảng MN là mấy?
bởi Lê Vinh 15/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Người ta đo khoảng cách giữa 6 vân sáng liên tiếp là 1,2 cm. Nếu thực hiện giao thoa ánh sáng trong nước có chiết suất n = 4/3 thì khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp là bao nhiêu?
bởi can chu 15/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Người ta đo được khoảng cách giữa vân sáng bậc 2 đến vân sáng bậc 5 cùng một phía với vân trung tâm là 3 mm. Số vân sáng quan sát được trên vùng giao thoa có bề rộng 13 mm là?
bởi Thanh Nguyên 15/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Khoảng cách giữa hai khe là a = 2 mm, khoảng cách giữa hai mặt phẳng chứa hai khe đến màn là D = 2 m, ánh sáng đơn sắc có bước sóng là \(\lambda\) = 0,66.10– 6 m. Với bề rộng của vùng giao thoa trên màn là L = 13,2 mmvà vân sáng chính giữa cách đều hai đầu vùng giao thoa thì số vân sáng và vân tối thu được trên màn là?
bởi thủy tiên 14/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hai khe Yang được chiếu sáng bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng \(\lambda\) = 0, 62.10–6 m. Biết khoảng cách giữa hai khe là a = 2 mm và khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn là D = 2 m. Số vân sáng quan sát được trên màn với bề rộng MN = 10 mm (MN nằm đối xứng hai vân sáng trung tâm) là?
bởi Trieu Tien 15/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Biết a = 1 mm; D = 2,5 m và bước sóng của ánh sáng trắng có giới hạn từ 0,38 \(\mu m\) đến 0,76 \(\mu m\). M là một điểm trên màn cách vân sáng trung tâm 4mm. Bước sóng của ánh sáng đơn sắc cho vân tối tại M là bao nhiêu?
bởi Ánh tuyết 15/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nguồn sáng trong thí nghiệm về giao thoa sóng ánh sáng có bước sóng từ 0,65 \(\mu m\) đến 0,41 \(\mu m\). Biết a = 4 mm, D = 3 m. M là một điểm trên màn cách vân sáng trung tâm 3 mm. Bước sóng của các bức xạ đơn sắc cho vân sáng tại M là gì?
bởi Phan Thiện Hải 15/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nguồn sáng trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng cùng lúc ba bức xạ đơn sắc có bước sóng λ1 = 0, 64 \(\mu m\); λ2 = 0,54 \(\mu m\) và λ3 = 0, 48\(\mu m\). Vị trí trên màn tại đó ba vân sáng trùng nhau đầu tiên kể từ vân sáng trung tâm là vân sáng bậc bao nhiêu của vân sáng màu đỏ?
bởi Thùy Trang 14/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Bước sóng \(\lambda \epsilon \left [ 0,38 \mu m \rightarrow 0,76 \mu m \right ]\), khoảng cách từ màn hứng đến mặt phẳng hai khe S1S2 là D = 2 m; khoảng cách giữa hai khe hẹp là a = 2 mm. Vị trí trùng nhau cuối cùng của quang phổ bậc 3 và quang phổ bậc 4 cách vân trung tâm bao xa?
bởi can tu 15/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Ánh sáng trắng bước sóng\(\lambda \epsilon \left [ 0,38 \mu m \rightarrow 0,76 \mu m \right ]\), khoảng cách từ màn hứng đến mặt phẳng hai khe S1S2 là D = 2 m; khoảng cách giữa hai khe hẹp là a = 2 mm. Vị trí trùng nhau đầu tiên của quang phổ bậc 2 và quang phổ bậc 3 cách vân trung tâm bao xa?
bởi Phí Phương 15/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Thực hiện giao thoa Yang với ánh sáng trắng bước sóng \(\lambda \epsilon \left [ 0,38 \mu m \rightarrow 0,76 \mu m \right ]\), khoảng cách từ màn hứng đến mặt phẳng hai khe S1S2 là D = 2 m; khoảng cách giữa hai khe hẹp là a mm. Thì thấy bề rộng quang phổ bậc 4 là ΔR4 = 1, 52 mm. Hỏi khoảng cách giữa hai khe hẹp là a là bao nhiêu?
bởi Mai Trang 15/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Thực hiện giao thoa Yang với ánh sáng trắng bước sóng \(\lambda \epsilon \left [ 0,38 \mu m \rightarrow 0,76 \mu m \right ]\), khoảng cách từ màn hứng đến mặt phẳng hai khe S1S2 là D; khoảng cách giữa hai khe hẹp là a = 2 mm. Ban đầu bề rộng quang phổ bậc 1 là ΔR1 = 0,55 mm. Hỏi sau khi dịch màn ra xa thêm 50(cm) thì bề rộng quang phổ bậc 1 lúc này là bao nhiêu?
bởi Nguyễn Lê Tín 14/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Chiếu sáng hai khe Yang bằng hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1 = 0,6 \(\mu m\); λ2 = 0,5 \(\mu m\). Biết khoảng cách giữa hai khe a = 2 mm; Khoảng cách từ hai khe đến màn là D = 2 m. M và N là hai điểm trên màn đối xứng qua vân sáng trung tâm với MN = 15 mm. Số vân sáng khác có cùng màu với vân sáng trung tâm có được từ M đến N là gì?
bởi thùy trang 14/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nguồn S phát đồng thời hai bức xạ có bước sóng λ1 = 0,6 μm; λ2 = 0,55 \(\mu m\). Biết khoảng cách giữa hai khe a = 4,5 mm; Khoảng cách từ hai khe đến màn là D = 2,5 m. Vị trí đầu tiên tại đó hai vân sáng trùng nhau cách vân sáng trung tâm là?
bởi Sam sung 14/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong thí nghiệm giao thoa Yâng bằng ánh sáng trắng \(\lambda \epsilon \left [ 0,38 \mu m \rightarrow 0,76 \mu m \right ]\), khoảng cách từ hai nguồn đến màn là D = 2 m, khoảng cách giữa hai nguồn là a = 2 mm. Xác định bề rộng quang phổ bậc 3?
bởi thu trang 14/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trên đoạn MN ta thấy có hai vân sáng (với M là một vân sáng và N là một vân tối). Gọi i là khoảng vân, như vậy đoạn MN bằng bao nhiêu?
bởi Bi do 15/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hai khe cách nhau a = 1 mm và cách màn quan sát D = 2 m. Chiếu đồng thời hai bức xạ đơn sắc λ1 = 0,6 \(\mu m\) và λ2 vào 2 khe thì thấy vân sáng bậc 3 của bức xạ λ2 trùng với vân sáng bậc 2 của bức xạ λ1. Giá trị của λ2 là?
bởi minh dương 15/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Các khe được chiếu bởi ánh sáng trắng có bước sóng nằm trong khoảng từ 0,38 \(\mu m\) đến 0,76 \(\mu m\). Tại đúng vị trí của vân sáng bậc 4 của ánh sáng vàng có λ1 = 0,5 \(\mu m\) còn có bao nhiêu bức xạ khác có vân sáng tại vị trí đó ?
bởi Nguyễn Trọng Nhân 14/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hai khe Iâng cách nhau a = 1 mm và cách màn D = 1,5 m. Chiếu đồng thời hai bức xạ đơn sắc λ1 = 0,75 \(\mu m\) và λ2 = 0, 45 \(\mu m\) vào 2 khe. Khoảng cách ngắn nhất giữa hai vân sáng có màu giống như màu của của vân trung tâm là mấy?
bởi Lê Minh 15/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho a = 2 mm, D = 1 m. Nếu dùng bức xạ đơn sắc có bước sóng λ1 thì khoảng vân giao thoa trên màn là i1 = 0, 2 mm. Thay λ1 bằng λ2 > λ1 thì tại vị trí vân sáng bậc 3 của bức xạ λ1 ta quan sát thấy một vân sáng của bức xạ λ2. Xác định λ2 và bậc của vân sáng đó.
bởi Ho Ngoc Ha 15/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Khoảng cách giữa hai khe là a = 1,5 mm, khoảng cách giữa hai khe đến màn M là D = 2 m. Nguồn S chiếu đồng thời hai bức xạ đơn sắc có bước sóng λ1 và λ2 = 4/3 λ1. Người ta thấy khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp có màu giống như màu của vân chính giữa là 2,56 mm. Tìm λ1?
bởi Thúy Vân 14/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hai khe Y- âng cách nhau a = 1 mm, nguồn phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng \(\lambda _1\) = 0,75μm thì khoảng vân là i1 , nếu nguồn phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng \(\lambda _2\) = 0,4μm thì khoảng vân là i2 hơn kém so với i1 một lượng 0,35 mm. Khoảng cách từ màn đến hai khe là mấy?
bởi Hoai Hoai 14/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời
Bài tập SGK khác
Bài tập 6 trang 132 SGK Vật lý 12
Bài tập 7 trang 133 SGK Vật lý 12
Bài tập 9 trang 133 SGK Vật lý 12
Bài tập 10 trang 133 SGK Vật lý 12
Bài tập 25.1 trang 67 SBT Vật lý 12
Bài tập 25.2 trang 67 SBT Vật lý 12
Bài tập 25.3 trang 67 SBT Vật lý 12
Bài tập 25.4 trang 67 SBT Vật lý 12
Bài tập 25.5 trang 67 SBT Vật lý 12
Bài tập 25.6 trang 67 SBT Vật lý 12
Bài tập 25.7 trang 68 SBT Vật lý 12
Bài tập 25.8 trang 68 SBT Vật lý 12
Bài tập 25.9 trang 68 SBT Vật lý 12
Bài tập 25.10 trang 68 SBT Vật lý 12
Bài tập 25.11 trang 68 SBT Vật lý 12
Bài tập 25.12 trang 69 SBT Vật lý 12
Bài tập 25.13 trang 69 SBT Vật lý 12
Bài tập 25.14 trang 69 SBT Vật lý 12
Bài tập 25.15 trang 69 SBT Vật lý 12
Bài tập 25.16 trang 69 SBT Vật lý 12
Bài tập 25.17 trang 70 SBT Vật lý 12
Bài tập 25.18 trang 70 SBT Vật lý 12
Bài tập 25.19 trang 70 SBT Vật lý 12
Bài tập 25.20 trang 70 SBT Vật lý 12
Bài tập 25.21 trang 70 SBT Vật lý 12
Bài tập 25.22 trang 71 SBT Vật lý 12
Bài tập 25.23 trang 71 SBT Vật lý 12
Bài tập 25.24 trang 71 SBT Vật lý 12
Bài tập 25.25 trang 71 SBT Vật lý 12
Bài tập 25.26 trang 72 SBT Vật lý 12