Hướng dẫn soạn bài Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài giúp các em học sinh cảm nhận được tấm lòng nhân đạo cao cả của nhà văn Tô Hoài đối với số phận bi thảm của người nông dân vùng cao Tây Bắc dưới chế độ cũ và thực hành bài luyện tập trong SGK Ngữ Văn 12. Chúc các em có bước soạn bài thật tốt để thuận tiện hơn trong quá trình tiếp thu bài giảng tại lớp hiệu quả nhất.
2. Tóm tắt nội dung bài học
2.1. Nội dung
- Cuộc sống cơ cực tối tăm của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao dưới ách thống trị của bọn thực dân chúa đất; quá trình thức tỉnh, vùng lên đấu tranh, đi theo tiếng gọi của đảng để giải phóng đời mình.
- Nội dung chính của tác phẩm được thể hiện qua 2 hình tượng nhân vật:
- Hình tượng nhân vật Mị:
- Cảnh ngộ éo le, cuộc sống cực khổ, cay đắng của kiếp con dâu gạt nợ.
- Mị với những phẩm chất tốt đẹp, đặc trưng của người con gái H’Mông: cô gái xinh đẹp, hiếu thảo, có tài thổi sáo.
- Mị với sự hồi sinh khát vọng sống hạnh phúc, phản kháng cường quyền.
- Hình tượng nhân vật A Phủ:
- Số phận bất hạnh: mồ côi, phiêu bạt, làm thuê, nghèo không lấy được vợ.
- Cá tính đặc biệt: gan góc, mạnh mẽ, táo bạo.
- Hình tượng nhân vật Mị:
2.2. Nghệ thuật
- Nghệ thuật miêu tả: cảnh sắc thiên nhiên, phong tục, tâm lí nhân vật.
- Ngôn ngữ giản dị, đậm đà màu sắc dân tộc.
3. Soạn bài Vợ chồng A Phủ chương trình chuẩn
3.1. Soạn bài tóm tắt
3.2. Soạn bài chi tiết
Câu 1: Tìm hiểu số phận và tính cách của nhân vật Mị
a. Cảnh ngộ bị bắt về làm dâu gạt nợ, cuộc sống bị đày đọa tủi cực ở nhà thống lí Pá Tra.
- Lúc nào cũng vậy, dù làm gì, Mị cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi.
- Cuộc sống của Mị như con rùa lùi lũi ở xó cửa.
- Hình ảnh gây ấn tượng sâu đậm nhất về số phận bi đát, cuộc đời bị giam hãm của Mị là cái của sổ lỗ vuông bằng bàn tay mờ mờ trăng trắng ở buồng Mị, trông ra không biết là sương hay là nắng, và Mị nghĩ mình sẽ ngồi ở đấy nhìn ra “cái cửa sở cuộc đời ấy” cho đến khi nào chết thì thôi.
- Mị phải làm việc quần quật từ sáng đến tối không bằng con trâu, con ngựa còn có lúc được đứng gãi chân, nhai cỏ; lại còn bị đánh đập dã man, bị trói đứng trong buồng.
- Nhà thống lí Pá Tra là cái địa ngục trần gian đã vùi dập Mị, giam hãm, trói buộc Mị, làm cho Mị khô héo dần, giết chết cả tuổi thanh xuân của cô gái trẻ đẹp, thổi sao giỏi, biết bao người mê đi theo Mị, đến đứng nhẵn vách của buồng Mị.
⇒ Mị là con dâu gạt nợ của nhà thống lí Pá Tra, là nô lệ không công, là công cụ biết nói trong cái địa ngục trần gian ở Hồng Ngài – đó là số phận bị thảm, cay đắng, xót xa của một con người bị áp bức, bóc lột thậm tệ dưới chế độ phong kiến khắc nghiệt và tàn bạo trên vùng núi cao.
b. Diễn biến tâm trạng và hành động
- Trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài:
- Mùa xuân về trên bản cao.
- Tiếng sáo gọi bạn trong đêm tình mùa xuân đánh thức trong Mị một sức sống tiềm ẩn.
- Mị uống rượu, trong cơn say thoát khỏi cuộc đời lầm lũi để vươn tới những ý nghĩ đẹp.
- Ý thức về số phận tủi nhục của mình, Mị một lần nữa muốn tự tử nhưng tiếng sáo (Biểu tượng của tình yêu tuổi trẻ và khát vọng tự do) cứ rập rờn trong lòng Mị làm tan đi ý nghĩ đó trong cô.
- Mị thắp đèn như thắp lên ánh sáng chiếu rọi vào cuộc đời tăm tối. Mị chuẩn bị đi chơi nhưng bị A Sử trói lại. Tuy bị trói nhưng Mị vẫn tưởng tượng và hành động như một người tự do, Mị vùng bước đi.
- Khi cởi trói cho A Phủ
- Lúc đầu thấy A Phủ bị trói, Mị vẫn thản nhiên dửng dưng vì đó là chuyện bình thường vẫn xảy ra tại nhà thống lí.
- Nhưng đêm ấy, Mị thấy dòng nước mắt trên má A Phủ. Nhớ lại cảnh ngộ của mình trong đêm mùa xuân năm trước, Mị đồng cảm, thương xót A Phủ.
- Mị thấy cái chết sắp tới với A Phủ là uất ức, phi lí. Mị không sợ hình phạt của Pá Tra, ý thức căm thù và lòng nhân ái giúp Mị thắng nỗi sợ hãi, biến Mị thành con người dũng cảm trong hành động cắt dây trói cứu A Phủ ⇒ Hành động cắt dây trói giải thoát cho A Phủ: Không phải là một hành động tự phát mà là kết quả của một quá trình bị vùi dập, bị đè nén, nó thể hiện sức sống âm ỉ không ngừng chảy trong Mị
- Ngay sau đó, Mị đứng lặng trong bóng tối với bao giằng xé trong lòng. Nhưng rồi khát vọng sống trỗi dậy thật mãnh liệt, ý thức được được kiếp sống tủi nhục của mình, Mị đã can đảm vượt qua nhà ngục của thống lí Pá Tra với nhiều thé lực hà khắc và những lễ giáo phong kiến trói buộc người phụ nữ.
Câu 2: Ấn tượng của anh (chị) về tính cách A Phủ. Bút pháp của nhà văn khi miêu tả nhân vật Mị và nhân vật A Phủ có gì khác nhau.
- Tính cách nhân vật A Phủ
- Trong trận đánh nhau với A Sử: Một người to lớn chạy vụt ra vung tay ném con quay rất to vào mặt A Sử. Con quay gỗ ngát lăng vào giữa mặt. Nó vừa kịp bưng tay lên, A Phủ đã xộc tới, nắm cái vòng cổ, kéo dập đầu xuống, xé vai áo, đánh tới tấp” → Mạnh mẽ, dữ dội, hạ gục ngay đối thủ.
- Giữa những trận mưa đòn trong cuộc xử kiện: “Im như cái tượng đá”, mặc dù “mặt sưng lên, môi và đuôi mắt dập chảy máu”, “hai cái đầu gối sưng bạnh lên như mặt hổ phù” → A Phủ gan góc không hề kêu rên.
- Khi về làm công gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra: Đốt rừng, cày nương, cuốc nương, săn bò tót, bẫy hổ, chăn bò, chăn ngựa, quanh năm một thân một mình bôn ba, rong ruổi ngoài gò ngoài rừng, “cái gì cũng làm phăng phăng”.Nhưng vẫn là một A Phủ cứng cỏi, gan bướng ngay cả khi đánh mất bò, đối diện với Pá Tra, vẫn tự tin ở sức mình “Tôi về lấy súng, thế nào cũng bắn được con hổ này to lắm:, “cho tôi đi. Được con hổ ấy còn nhiều tiền hơn con bò”.
⇒ Là một chàng trai nghèo miền núi, sống tự lập, lao động giỏi và khỏe mạnh, ham thích những công việc nặng nhọc và mạo hiểm. Có tính cách mạnh mẽ là vậy nhưng A Phủ vẫn không thoát khỏi số phận nô lệ như Mị ở nhà thống lí Pá Tra – một số phận thê thảm mà cái chết đang đến dần trên cọc dây mây oan nghiệt, nêu không được người cùng cảnh ngộ cứu thoát khỏi địa ngục trần gian này.
- Bút pháp của nhà văn khi miêu tả nhân vật Mị và nhân vật A Phủ
- Cả Mị và A Phủ đều có nét giống nhau về tính cách và cả hai: là nạn nhân của bọn chúa đất, quan lại tàn bạo nhưng trong họ tiềm ẩn sức mạnh phản kháng mãnh liệt. nhưng khi khắc họa hai nhân vật, bút pháp của Tô Hoài có sự khác biệt rõ rệt.
- Mị:
- Cách tạo ra những nghịch lý trong cuộc đời, số phận, tính cách của nhân vật Mị.
- Nghệ thuật so sánh (vừa tương đồng-vừa đòn bẩy); thủ pháp vật hóa để cực tả nỗi đau: kiếp người là kiếp vật của Mị.
- Cách dùng hình ảnh ẩn dụ độc đáo (căn buồng của Mị) gây cảm giác ngột ngạt,bức bối về một nhà tù rùng rợn à đó là hình tượng hóa giàu sức khái quát về địa ngục cuộc sống của Mị –tê buốt một kiếp người.
- A Phủ: Nhân vật A Phủ chủ yếu được tác giả khắc hoạ qua chuỗi hành động để làm nổi bật tính cách táo bạo, gan góc và tinh thần phản kháng của một chàng trai miền núi có tâm hồn tự do, phóng khoáng.
- Mị:
- Cả Mị và A Phủ đều có nét giống nhau về tính cách và cả hai: là nạn nhân của bọn chúa đất, quan lại tàn bạo nhưng trong họ tiềm ẩn sức mạnh phản kháng mãnh liệt. nhưng khi khắc họa hai nhân vật, bút pháp của Tô Hoài có sự khác biệt rõ rệt.
Câu 3: Những nét độc đáo trong quan sát và diễn tả của tác giả về đề tài miền núi.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật có nhiều điểm đặc sắc (A Phủ được miêu tả qua hành động, Mị chủ yếu khắc họa tâm trạng).
- Miêu tả tâm lí nhân vật sinh động có cá tính đậm nét.
- Trần thuật uyển chuyển linh hoạt; cách giới thiệu nhân vật đầy bất ngờ, tự nhiên mà ấn tượng; kể chuyện ngắn gọn, dẫn dắt tình tiết khéo léo.
- Biệt tài miêu tả thiên nhiên và phong tục tập quán của người dân miền núi (cảnh xử kiện, không khí lễ hội mùa xuân, những trò chơi dân gian, tục cướp vợ,…).
- Nghệ thuật kể chuyện tự nhiên sinh động hấp dẫn.
- Ngôn ngữ tinh tế mang đậm màu sắc miền núi.
Trên đây là những gợi ý trả lời hệ thống câu hỏi trong SGK để giúp các em soạn bài Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài được thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, để củng cố kiến thức đã học và làm bài được tốt hơn, HOC247 mời các em tham khảo thêm bài giảng Vợ chồng A Phủ.
4. Hướng dẫn luyện tập
Qua số phận của hai nhân vật Mị và A Phủ, hãy phát biểu ý kiến của anh (chị) về giá trị nhân đạo của tác phẩm.
Gợi ý làm bài
a. Mở bài
- Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: giá trị nhân đạo của tác phẩm.
b. Thân bài
- Nhà văn cảm thông sâu sắc với cuộc sống bất hạnh của những con người bị áp bức. từ sự đồng cảm ấy, nhà văn đã miêu tả đầy xót thương cuộc sống đắng cay, tủi cực của Mị và A Phủ tại nhà thống lí Pá Tra.
- Đều là nạn nhân của chế độ phong kiến thực dân bất công tàn bạo ở miền núi.
- Đều bị đày đọa trong kiếp sống của những con vật nô lệ tại nhà thống lí.
- Yêu thương những con người bất hạnh trong cuộc sống khắc nghiệt, bất công, nhà văn đã phát hiện và trân trọng những phẩm chất tốt đẹp ở họ.
- Mị là cô gái H’Mông trẻ trung, xinh đẹp, hiếu thảo với cha mẹ.
- A Phủ có những phẩm chất tốt đẹp đặc trưng của con người miền núi: lao động giỏi, mạnh mẽ, cá tính thẳng thắn, táo bạo.
- Nhà văn đặt niềm tin mãnh liệt vào sức sống diệu kì trong tâm hồn con người miền núi, khả năng phản kháng của những con người yêu sống: họ đã đứng lên, đến với ánh sáng của cách mạng để thay đổi cuộc đời mình.
- Mị với sự hồi sinh khát vọng sống trong đêm tình mùa xuân.
- A Phủ không chết trong dịch đậu mùa, vẫn mạnh như mầm cây trên núi đá.
c. Kết bài
- Khái quát tấm lòng của nhà văn đối với cuộc sống cơ cực, số phận bất hạnh của người dân miền núi.
5. Một số bài văn mẫu về văn bản Vợ chồng A Phủ
Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài mang ý nghĩa tư tưởng nhân đạo sâu sắc. Nó được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc với nỗi đau của con người, sự nâng niu nét đẹp tâm hồn mà hơn cả là sự hướng tới giải phóng cho con người tiêu biểu là số phận của Mị và A phủ. Để thấy và cảm nhận được những điều ấy, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây: