Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Lor-ca trong mạch cảm xúc, suy tư đa chiều vừa sâu sắc, vừa mãnh liệt của tác giả từ đó cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo trong hình thức biểu đạt mang phong cách hiện đại của tác giả Thanh Thảo.
Tìm hiểu nội dung thi phẩm qua:
- Hình tượng Lor-ca
- Sự đồng cảm của tác giả
-
Video trong Playlist
-
Nội dung
-
Bài 1: Đàn ghita của Lorca - Thanh Thảo
Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Lor-ca trong mạch cảm xúc, suy tư đa chiều vừa sâu sắc, vừa mãnh liệt của tác giả từ đó cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo trong hình thức biểu đạt mang phong cách hiện đại của tác giả Thanh Thảo. Tìm hiểu nội dung thi phẩm qua: Hình tượng Lor-ca Sự đồng cảm của tác giả01:42:40 29381 Cô Phan Thị Mỹ Huệ
-
Bài 2: Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường
“Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là bài bút kí xuất sắc được Hoàng Phủ Ngọc Tường viết tại Huế ngày 4-1-1981, in trong tập sách cùng tên. Tác phẩm đã miêu tả dáng vẻ sông Hương từ giữa lòng Trường Sơn cho đến khi chảy về biển cả. Trên hành trình đó, sông Hương đã bộc lộ vẻ đẹp đa dạng và gợi cảm của nó, đặc biệt là khi chảy qua thành phố Huế. Tìm hiểu nội dung bài giảng qua 2 phần: Tác giả Tác phẩm02:00:13 2289 Cô Phan Thị Mỹ Huệ
-
Bài 7: Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm
- Cảm nhận được phát hiện của tác giả về đất nước ở nhiều bình diện (địa lí, lịch sử, văn hoá, phong tục) trong tư tưởng bao trùm: Đất nước của nhân dân. - Thấy được nét nổi bật của nghệ thuật đoạn trích là sự vận dụng những yếu tố của văn hóa, văn học dân gian hòa nhập trong cách diễn đạt và tư duy hiện đại, tạo ra màu sắc thẩm mĩ vừa quen thuộc lại vừa mới mẻ .04:17:27 6218 Cô Phan Thị Mỹ Huệ
-
Bài 8: Sóng - Xuân Quỳnh
- “Sóng” được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), in trong tập “Hoa dọc chiến hào”. - Bao trùm, xuyên suốt bài thơ là hình tượng “sóng”. “Sóng” là hình ảnh ẩn dụ của tâm trạng người con gái đang yêu, là sự hoá thân, phân thân của cái tôi trữ tình. Bài thơ được kết cấu trên cơ sở nhận thức sự tương đồng, hoà hợp giữa hai hình tượng trữ tình: “sóng” và “em”. Hai hình tượng này tuy hai mà một, có lúc phân chia, có lúc hoà quyện vào nhau không thể tách rời. Tìm hiểu nội dung bài thơ qua 9 khổ thơ được chia như sau: Khổ 1, 2 Khổ 3, 4 Khổ 5 Khổ 6, 7 Khổ 8, 902:00:01 2805 Cô Phan Thị Mỹ Huệ
-
Bài 9: Người lái đò sông Đà - Nguyên Tuân
Tùy bút “Người lái đò sông Đà” là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật tài hoa uyên bác của nhà văn Nguyễn Tuân. Tác phẩm không chỉ ngợi ca vẻ đẹp kì vĩ thơ mộng của thiên nhiên Tây Bắc mà còn ca ngợi vẻ đẹp bình dị, anh hùng mà tài hoa của người dân lao động nơi đây. Tìm hiểu tác phẩm qua: I. Tác giả Nguyễn Tuân II. Tác phẩm "Người lái đò Sông Đà Hình tượng con Sông Đà Hình tượng người lái đò Sông Đà02:29:47 3651 Cô Phan Thị Mỹ Huệ
-
Bài 12: Vợ nhặt - Kim Lân
Truyện kể về nhân vật Tràng là một người lao động vừa nghèo, là dân ngụ cư, lại vừa thô kệch, nhặt được vợ nhờ bốn bát bánh đúc và vài câu nói bông đùa. Tình huống lạ lùng làm mọi người rất ngạc nhiên, vừa mừng vừa lo lắng cho anh. Thông qua tình huống “nhặt vợ” của nhân vật Tràng, nhà văn Kim Lân đã phản ánh chân thực tình cảnh thê thảm của người nông dân nước ta trong nạn đói khủng khiếp năm 1945 do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra. Tìm hiểu tác phẩm qua: Nhân vật Tràng Nhân vật bà cụ Tứ Người vợ nhặt02:38:07 15350 Cô Phan Thị Mỹ Huệ
-
Bài 14: Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu
Chiếc thuyền ngoài xa sáng tác năm 1983 là truyện ngắn xuất sắc nhất của ông ở thời kì sau; nội dung kể về chuyến đi thực tế của một nghệ sĩ nhiếp ảnh, qua đó thể hiện cách nhìn của tác giả về hiện thực cuộc sống, một cái nhìn thấu hiểu và thấm đẫm tình thương cùng sự băn khoăn, day dứt vể thân phận con người. Tác giả cũng gửi gắm trong truyện ngắn này những chiêm nghiệm sâu sắc của mình về nghệ thuật. Nghệ thuật chân chính phải luôn luôn gắn bó với cuộc đời. Người nghệ sĩ không thể nhìn đời một cách hời hợt, giản đơn mà cần phải nhìn nhận cuộc sống và con người bằng cái nhìn tỉnh táo, sáng suốt của lí trí kết hợp với rung động chân thành của trái tim nhân ái. Tìm hiểu truyện ngắn qua: Ý nghĩa nhan đề Tình huống truyện02:09:53 3499 Cô Phan Thị Mỹ Huệ
-
Bài 15: Hồn Trương Ba, da hàng thịt - Lưu Quang Vũ
Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt vốn là một câu chuyện dân gian có từ lâu đời đã được tác giả Lưu Quang Vũ xây dựng thành một vở kịch nói hiện đại, đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ có ý nghĩa tư tưởng và triết lí nhân văn sâu sắc. Vở kịch được công diễn nhiều lần trong và ngoài nước, được dư luận đánh giá là một trong những vở kịch làm nên tên tuổi Lưu Quang Vũ. Đoạn trích là đoạn kết, tập trung phản ánh tư tưởng chủ đề của vở kịch: Bi kịch của con người khi bị đặt vào nghịch cảnh phải sống nhờ, sống tạm và trái tự nhiên khiến tâm hồn nhân hậu bị tha hóa trước sự lấn át của thể xác phàm tục, thô lỗ. Vẻ đẹp tâm hồn của người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự giả tạo và dung tục, bảo vệ quyền được sống đích thực và khát vọng hoàn thiện nhân cách.02:04:05 2147 Cô Phan Thị Mỹ Huệ
-
Bài 16: Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi
“Những đứa con trong gia đình” của nhà văn Nguyễn Thi gắn liền với không khí của những ngày kháng chiến chống đế quốc Mỹ quyết liệt và hào hùng. Câu chuyện kể về những đứa con trưởng thành trong gia đình lớn cách mạng, hun đúc những vẻ đẹp truyền thống của quê hương. Mỗi một nhân vật trong tác phẩm đã thể hiện một cách đặc sắc phẩm chất, cá tính của con người Nam Bộ trung dũng kiên cường, gắn bó với gia đình, quê hương, trung thành với cách mạng. Tìm hiểu đoạn trích qua: Nhân vật Việt Nhân vật Chiến Hình ảnh cuốn sổ gia đình Giọng hò chú Năm Chi tiết hai chị em Chiến, Việt khiêng bàn thờ má sang gửi nhà chú Năm01:36:20 1782 Cô Phan Thị Mỹ Huệ
-
Bài 17: Một người Hà Nội - Nguyễn Khải
Truyện “Một người Hà Nội” sáng tác năm 1990, in trong tập truyện “Hà Nội trong mắt tôi”, Nhà xuất bản Hà Nội năm 1995. Qua truyện, nhà văn đã thể hiện cảm nhận của mình về lối sống, về bản lĩnh văn hóa của một người Hà Nội. Từ đó làm nổi bật bản chất tốt đẹp của những con người bình thường mà cuộc đời họ gắn liền với những thăng trầm của lịch sử và quá trình phát triển của đất nước. Cái nhìn mới về con người và cuộc sống của tác giả thể hiện qua những phát hiện bất ngờ; những suy ngẫm thú vị và sâu sắc về “chất kinh kì " của một người Hà Nội cụ thể là cô Hiền. Tìm hiểu tác phẩm qua: + Hình tượng nhân vật bà Hiền + Các nhân vật khác02:14:54 2130 Cô Phan Thị Mỹ Huệ
-
Bài 18: Thuốc - Lỗ Tấn
Truyện ngắn “Thuốc” là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của Lỗ Tấn, được ông viết năm 1919, đây là thời điểm diễn ra cuộc vận động Ngũ Tứ ( Phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ của học sinh, sinh viên Bắc Kinh ) bùng nổ. Câu chuyện được kể về những người dân quê mê muội trong một vùng quê u ám tù đọng lạc hậu; Trên cơ sở cảm nhận ánh sáng cách mạng của phong trào này, Lỗ Tấn xây dựng truyện với kỳ vọng giải thiêng nỗi u mê của dân tộc mình. Tìm hiểu nội dung truyện ngắn qua: Hình tượng bánh bao tẩm máu người Hình tượng chiến sĩ Cách mạng Hạ Du Hình ảnh con đường mòn Hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du00:45:28 1283 Cô Phan Thị Mỹ Huệ
-
Bài 19: Số phận con người - Sô-lô-khố
Truyện ngắn “Số phận con người” của Sô-lô-khốp là cột mốc quan trọng mở ra chân trời mới cho văn học Xô Viết. Truyện có một dung lượng tư tưởng lớn khiến cho có người liệt nó vào loại tiểu thuyết anh hùng ca. Nhân vật chính trong tác phẩm là Xô-cô-lốp. Chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ, Xô-cô-lốp nhập ngũ rồi bị thương. Sau đó anh bị đọa đày trog trại giam của bọn phát xít. Khi thoát khỏi nhà tù, anh nhận được tin vợ và con gái bị bm giặc sát hại. Người con trai duy nhất của anh tiến về đánh Berlin. Nhưng đúng ngày chiến thắng, con trai anh đã bị kẻ thù bắn chết. Niềm hi vọng cuối cùng của anh tan vỡ. Kết thúc chiến tranh, Xô-lô-cốp giải ngũ, làm lái xe cho một đội vận tải và ngẫu nhiên anh gặp được chú bé Va-ni-a. Cả bố mẹ em đều bị bắn chết trong chiến tranh, chú bé phải sống bơ vơ không nơi nương tựa. Anh nhận Va-ni-a làm con nuôi và yêu thương, chăm sóc chú bé thật chu đáo và coi đó là một nguồn vui lớn. Tuy vậy, Xô-cô-lốp vẫn bị ám ảnh bởi những nỗi đau buồn vì mất vợ, mất con “nhiều đêm thức giấc gối ướt đẫm nước mắt” anh thường thay đổi chỗ ở nhưng anh vẫn cố giấu không cho bé Va-ni-a biết nỗi khổ của mình. Tìm hiểu nội dung đoạn trích bằng cách trả lời các câu hỏi gợi ý trong SGK.00:38:29 1039 Cô Phan Thị Mỹ Huệ
-
Bài 20: Ông già và biển cả - Hê-minh-quê
“Ông già và biển cả” là một tiểu thuyết ngắn được Ernest Hemingway viết ở Cuba năm1951 và xuất bản năm 1952. Nó là truyện ngắn dạng viễn tưởng cuối cùng được viết bởi Hemingway (và được xuất bản khi ông còn sống). Đây cũng là tác phẩm nổi tiếng và là một trong những đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn. Nhân vật trung tâm của các phẩm là ông lão người Cuba, Santiago, người đã cố gắng chiến đấu trong ba ngày đêm vật lộn với một con cá kiếm khổng lồ trên biển vùng Giếng Lớn khi ông câu được nó. Sang đến ngày thứ ba, ông dùng lao đâm chết được con cá, buộc nó vào mạn thuyền và lôi về nhưng đàn cá mập đánh hơi thấy đã lăn xả tới, ông lại đem hết sức tàn chống chọi với lũ cá mập, phóng lao, thậm chí cả mái chèo để đánh. Ông giết được nhiều con, đuổi được chúng đi, nhưng cuối cùng khi nhìn đến con cá kiếm của mình thì nó đã bị rỉa hết thịt chỉ còn trơ lại một bộ xương khổng lồ. Tìm hiểu nội dung đoạn trích bằng cách trả lời câu hỏi gợi ý trong SGK00:41:19 1220 Cô Phan Thị Mỹ Huệ
Chuyên đề gồm 20 bài học với các tác phẩm văn học nằm trong chương trình Ngữ văn lớp 12 (từ Cách mạng Tháng Tám 1945 đến hết TK XX).
Học xong chuyên đề, các em sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức trọng tâm nhất về các tác phẩm văn xuôi Việt Nam và tác phẩm văn học nước ngoài, để các em hoàn toàn có đủ tự tin, bản lĩnh đối mặt với kì thi lớn. Bên cạnh đó, các em có thể vận dụng vào để giải quyết các dạng bài tập và dạng đề có sử dụng ngữ liệu về kiến thức văn học đặc biệt là phần nghị luận văn học và phần đọc hiểu văn bản.