Giải bài 25.7 tr 68 sách BT Lý lớp 12
Thực hiện thí nghiêm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc màu lam, ta I quan sát được hệ vân giao thoa trên màn. Nếu thay ánh sáng màu lam bằng ánh sáng đơn sắc màu vàng và các điều kiện khác của thí nghiệm được giữ nguyên thì
A. khoảng vân giảm xuống.
B. vị trí vân trung tâm thay đổi.
C. khoảng vân tăng lên.
D. khoảng vân không thay đổi.
Hướng dẫn giải chi tiết
Chọn đáp án C.
Nếu thay ánh sáng màu lam bằng ánh sáng đơn sắc màu vàng và các điều kiện khác của thí nghiệm được giữ nguyên thì khoảng vân tăng lên.
-- Mod Vật Lý 12 HỌC247
-
Trên màn (E) người ta nhận được các vân giao thoa của nguồn sáng đơn sắc S có bước sóng λ nhờ hai khe nhỏ đặt thẳng đứng tạo ra hai nguồn sóng kết hợp là S1 và S2 , khoảng cách giữa chúng là a = 0,5 (mm). Khoảng cách giữa mặt phẳng chứa S1S2 và màn quan sát (E) là D = 1,5 (m). Khoảng cách từ vân sáng bậc 15 đến vân sáng trung tâm là 2,52 (cm). Tính giá trị của bước sóng λ?
bởi Mai Hoa 13/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong thí nghiệm I-âng: a = 2 (mm), D = 1 (m). Dùng bức xạ đơn sắc có bước sóng λ chiếu vào hai khe I- âng, người ta đo được khoảng vân giao thoa trên màn là i = 0,2 (mm). Tần số f của bức xạ đơn sắc có giá trị là bao nhiêu?
bởi thùy trang 14/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng khe Yâng có khoảng cách hai khe a=2mm; từ màn ảnh đến hai khe D=2m chiếu đồng thời ba bức xạ λ1 = 0,64μm; λ2 = 0,54μm; λ3 = 0,48μm thì trên bề rộng giao thoa có L=40mm của màn ảnh có vân trung tâm ở giữa sẽ quan sát thấy mấy vân sáng của bức xạ λ1
bởi Huong Hoa Hồng 13/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu đồng thời 3 bức xạ đơn sắc có bước sóng: λ1 = 0,42μm; λ2 = 0,56μm; λ3 = 0,63μm. Trên màn, trong khoảng giữa hai vân liên tiếp có màu giống màu vân trung tâm, nếu vân sáng của hai bức xạ trùng nhau ta chỉ tính là một vân sáng thì số vân sáng quan sát được là bao nhiêu?
bởi Nguyễn Sơn Ca 14/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong thí nghiệm Y- âng về giao thoa ánh sáng, nguồn S phát ra ba ánh sáng đơn sắc: λ1 = 0,42μm (màu tím); λ2 = 0,56μm (màu lục); λ3 = 0,70μm (màu đỏ). Giữa hai vân sáng liên tiếp có màu giống như màu của vân trung tâm sẽ quan sát thấy tổng cộng có bao nhiêu vân sáng đơn sắc riêng lẻ của ba màu trên?
bởi Hồng Hạnh 13/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng khe hẹp S phát ra đồng thời 3 búc xạ đơn sắc có bước sóng λ1 =392nm; λ2=490nm; λ3=735nm.Trên màn trong khoảng giữa hai vân sáng liên tiếp có mầu giống mầu vân trung tâm ta quan sát được bao nhiêu vạch sáng đơn sắc ứng với bức xạ λ2?
bởi minh dương 13/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Thí nghiệm giao thoa ánh sáng bằng khe Young.Ánh sáng sử dụng gồm ba bức xạ đỏ, lục, lam có bước sóng lần lượt là: λ1 = 0,64μm, λ2 = 0,54μm, λ3 = 0,48μm. Vân sáng đầu tiên kể từ vân sáng trung tâm có cùng màu với vân sáng trung tâm ứng với vân sáng bậc mấy của vân sáng màu lục?
bởi Vương Anh Tú 14/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong thí nghiệm I âng về giao thoa ánh sáng người ta sử dụng đồng thời ba ánh sáng đơn sắc có bước sóng lần lượt là \(\lambda _{1}=0,48\mu m\); \(\lambda _{1}=0,64\mu m\) và \(\lambda _{1}=0,72\mu m\). Số vân sáng đơn sắc quan sát được ở giữa hai vân sáng gần nhất cùng màu với vân sáng trung tâm là?
bởi Nhat nheo 13/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng. Lần thứ nhất, ánh sáng dùng trong thí nghiệm có 2 loại bức xạ λ1 = 0,56\(\mu m\) và λ2 với \(0,67(\mu m)\leq \lambda _{2}\leq 0,74(\mu m)\), thì trong khoảng giữa hai vạch sáng gần nhau nhất cùng màu với vạch sáng trung tâm có 6 vân sáng màu đỏ λ2. Lần thứ 2, ánh sáng dùng trong thí nghiệm có 3 loại bức xạ λ1, λ2 và λ3 \(\lambda _{3}=\frac{7}{12}\lambda _{2}\) khi đó trong khoảng giữa 2 vạch sáng gần nhau nhất và cùng màu với vạch sáng trung tâm còn có bao nhiêu vạch sáng đơn sắc khác ?
bởi Ngoc Son 14/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong thí nghiệm I-âng ,cho 3 bức xạ λ1= 400nm, λ2 = 500nm, λ3 = 600 nm.Trên màn quan sát ta hứng được hệ vân giao thoa trong khoảng giữa 3 vân sáng gần nhau nhất cùng màu với vân sáng trung tâm, ta quan sát được số vân sáng là?
bởi Dương Quá 13/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu đồng thời 3 bức xạ đơn sắc có bước sóng λ1 = 0,4μm , λ2 = 0,5μm , λ3 = 0,6μm . Trên màn quan sát ta hứng được hệ vân giao thoa , trong khoảng giữa hai vân sáng gần nhau nhất cùng màu với vân sáng trung tâm, ta quan sát được bao nhiêu vân sáng?
bởi Vũ Hải Yến 13/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng qua khe hẹp, để xác định khoảng vân người ta sử dụng thiết bị cảm biến quang nhờ thước quay Panme mà ta có thể điều chỉnh dễ dàng vị trí của cảm biến. Biết rằng cảm biến quang là thiết bị nhạy sáng, khi ánh sáng chiếu vào thì kim điện kế trên đồng hồ nhảy số thể hiện tương ứng năng lượng mà ánh sáng chiếu vào. Biết khoảng cách giữa hai khe là 1,2mm, khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là 1,2m. Nguồn phát đồng thời hai bức xạ có bước sóng 450nm và 600nm. Trong khoảng OM=3,5cm trên màn mà tại đó khi ta đặt thiết bị cảm biến hiện số “0” ứng với mấy vị trí: (O là vân trung tâm)
bởi Thu Hang 14/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong thí nghiệm giao thoa khe I-âng chiếu đồng thời hai bức xạ λ1 và λ2 với khoảng vân thu được trên màn của hai bức xạ 0,48 mm và 0,64 mm. Xét hai điểm A, B trên màn cách nhau 6,72 mm. Tại A cả hai bức xạ đều cho vân sáng, tại B thì λ1 cho vân sáng, λ2 cho vân tối. Trên đoạn AB quan sát được 22 vân sáng.
bởi Mai Đào 13/01/2022
a) Xác định số vân là kết quả trùng của hai bức xạ trên đoạn AB
b) Xác định số vân của từng bức xạ trên AB.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong thí nghiệm giao thoa khe I-âng, a = 1 mm; D = 2 m. Chiếu vào hai khe đồng thời hai bức xạ λ1 = 600 nm và λ2. Trong bề rộng vùng giao thoa L = 2,4 cm đếm được 33 vân sáng, trong đó có 5 vân là kết quả trùng nhau của hai hệ vân, biết hai trong 5 vân trùng nhau nằm ngoài cùng của vùng giao thoa. Xác định λ2?
bởi Nguyen Ngoc 13/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong thí nghiệm giao thoa khe I-âng nếu chiếu vào ánh sáng đơn sắc có bước sóng 600 nm thì trên một đoạn của màn có chứa 7 vân sáng (vân trung tâm ở chính giữa) còn nếu chiếu hai bức xạ gồm bức xạ trên và bức xạ 400 nm đồng thời thì trên đoạn đó đếm được số vân sáng bằng bao nhiêu?
bởi Lê Bảo An 14/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng phát đồng thời hai bức xạ đơn sắc, trong đó bức xạ màu đỏ có bước sóng 720 nm và bức xạ màu lục có bước sóng λ (có giá trị trong khoảng từ 500 nm đến 575 nm). Trên màn quan sát, giữa hai vân sáng gần nhau nhất và cùng màu với vân sáng trung tâm có 8 vân sáng màu lục. Giá trị của λ là?
bởi Phong Vu 14/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Thực hiện giao thoa với đồng thời hai bức xạ đơn sắc có bước sóng λ1 = 450 nm và λ2 = 600 nm. Khoảng cách giữa hai khe là a = 0,5 mm, khoảng cách từ các khe đến màn là D = 2 m. Trên màn quan sát gọi M, N là hai điểm nằm cùng phía với vân sáng trung tâm và cách vân trung tâm lần lượt là 5,5 mm và 22 mm. Tính :
bởi Nguyen Nhan 13/01/2022
a) khoảng cách gần nhất từ vị trí trùng nhau của hai vân đến vân sáng trung tâm O. b) số vị trí trùng nhau của hai bức xạ trên đoạn MN.
c) số vân sáng quan sát được trong khoảng từ vân sáng trung tâm đến vị trí trùng nhau lần thứ hai của hai bức xạ trên.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một nguồn sáng điểm nằm cách đều hai khe I-âng và phát ra đồng thời hai bức xạ đơn sắc có λ1 = 0,6 μm và bước sóng λ2 chưa biết. Khoảng cách giữa hai khe là a = 0,2 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là D = 1 m.
bởi Lê Bảo An 13/01/2022
a) Tính khoảng vân giao thoa trên màn đối với λ1.
b) Trong một khoảng rộng L = 2,4 cm trên màn, đếm được 17 vạch sáng, trong đó có 3 vạch là kết quả trùng nhau của hai hệ vân. Tính bước sóng λ2, biết hai trong 3 vạch trùng nhau nằm ngoài cùng của khoảng L.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong thí nghiệm giao thoa khe I-âng, a = 1,2 mm; D = 1,5 m. Chiếu đồng thời hai bức xạ màu lam có bước sóng 450 nm và màu vàng 600 nm vào khe.
bởi Minh Tú 13/01/2022
a) Tính khoảng vân của vân màu lam.
b) Trên bề rộng vùng giao thoa 2 cm quan sát được bao nhiêu vân sáng? Bao nhiêu vân màu vàng? Bao nhiêu vân màu lam?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
a) Nguồn S phát ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1, người ta quan sát được 7 vân sáng mà khoảng cách giữa hai vân sáng ngoài cùng đo được là 2,16 mm. Tìm λ1 biết màn quan sát đặt cách S1S2 một khoảng D = 1,2 m.
b) Nguồn S phát đồng thời hai bức xạ: bức xạ màu đỏ có λ2 = 640 nm, và màu lam có λ3 = 0,48 μm, tính khoảng vân i2, i3 ứng với hai bức xạ này. Tính khoảng cách từ vân sáng trung tâm đến vân sáng cùng màu gần với nó nhất.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với hai bước sóng λ1 = 0,6 (μm), còn λ2 chưa biết. Trên màn ảnh người ta thấy vân sáng bậc 5 của hệ vân ứng với bước sóng λ1 trùng với vân tối bậc 5 của hệ vân ứng với λ2. Tìm bước sóng λ2?
bởi Quế Anh 14/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong thí nghiệm I âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng trắng có bước sóng từ 380nm đến 760nm. Khoảng chách giữa 2 khe là 0,8mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa 2 khe đến màn là 2 m. Trên màn tại vị trí cách vân trung tâm 3mm có vân sáng của những bức xạ nào?
bởi An Duy 13/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một chùm tia sáng trắng song song với trục chính của một thấu kính thủy tinh có hai mặt lồi giống nhau bán kính R = 10,5cm, có chiết suất đối với ánh sáng đỏ và tím là nđ = 1,5 và nt = 1,525 thì khoảng cách từ tiêu điểm màu đỏ và tiêu điểm màu tím là?
bởi Minh Thắng 13/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một thấu kính có hai mặt lồi cùng bán kính R = 30 cm được làm bằng thủy tinh. Chiết suất của thủy tinh đối với bức xạ màu đỏ là n1 = 1,5140 và đối với bức xạ màu tím là n2 = 1,5318. Tính khoảng cách giữa tiêu điểm của thấu kính đối với ánh sáng đỏ và tiêu điểm của thấu kính đối với ánh sáng tím.
bởi Anh Trần 14/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một lăng kính thủy tinh có góc chiết quang A = \(6^0\), có chiết suất đối với tia đỏ là nđ = 1,54 và đối với tia tím là nt = 1,58. Cho một chùm tia sáng trắng hẹp, chiếu vuông góc với mặt phẳng phân giác của góc chiết quang, vào mặt bên của lăng kính . Tính góc giữa tia đỏ và tia tím khi ló ra khỏi lăng kính.
bởi Bo Bo 13/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Chiếu một tia sáng trắng nằm trong một tiết diện thẳng của một lăng kính thủy tinh, vào lăng kính, theo phương vuông góc với mặt bên của lăng kính. Góc chiết quang của lăng kính bằng \(30^0\). Biết chiết suất của lăng kính đối với tia đỏ là 1,5 và đối với tia tím là 1,6. Tính góc làm bởi tia ló màu đỏ và tia ló màu tím
bởi Bao Chau 13/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Chiếu một tia sáng đơn sắc màu vàng từ không khí (chiết suất coi như bằng 1 đối với mọi ánh sáng) vào mặt phẵng phân cách của một khối chất rắn trong suốt với góc tới \(60^0\) thì thấy tia phản xạ trở lại không khí vuông góc với tia khúc xạ đi vào khối chất rắn. Tính chiết suất của chất rắn trong suốt đó đối với ánh sáng màu vàng.
bởi Nguyễn Minh Hải 14/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một lăng kính thủy tinh có góc chiết quang A = \(4^0\), đặt trong không khí. Chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng đỏ và tím lần lượt là 1,643 và 1,685. Chiếu một chùm tia sáng hẹp gồm hai bức xạ đỏ và tím vào mặt bên của lăng kính theo phương vuông góc với mặt này. Tính góc tạo bởi tia đỏ và tia tím sau khi ló ra khỏi mặt bên kia của lăng kính.
bởi Nguyễn Hồng Tiến 13/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một lăng kính thủy tinh có góc chiết quang A = \(60^0\), có chiết suất đối với tia đỏ là 1,514; đối với tia tím là 1,532. Tính góc lệch cực tiểu của hai tia này.
bởi Mai Vàng 13/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một lăng kính có góc chiết quang là \(60^0\). Biết chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng đỏ là 1,5. Chiếu tia sáng màu đỏ vào mặt bên của lăng kính với góc tới \(60^0\). Tính góc lệch của tia ló so với tia tới.
bởi can chu 14/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời
Bài tập SGK khác
Bài tập 25.5 trang 67 SBT Vật lý 12
Bài tập 25.6 trang 67 SBT Vật lý 12
Bài tập 25.8 trang 68 SBT Vật lý 12
Bài tập 25.9 trang 68 SBT Vật lý 12
Bài tập 25.10 trang 68 SBT Vật lý 12
Bài tập 25.11 trang 68 SBT Vật lý 12
Bài tập 25.12 trang 69 SBT Vật lý 12
Bài tập 25.13 trang 69 SBT Vật lý 12
Bài tập 25.14 trang 69 SBT Vật lý 12
Bài tập 25.15 trang 69 SBT Vật lý 12
Bài tập 25.16 trang 69 SBT Vật lý 12
Bài tập 25.17 trang 70 SBT Vật lý 12
Bài tập 25.18 trang 70 SBT Vật lý 12
Bài tập 25.19 trang 70 SBT Vật lý 12
Bài tập 25.20 trang 70 SBT Vật lý 12
Bài tập 25.21 trang 70 SBT Vật lý 12
Bài tập 25.22 trang 71 SBT Vật lý 12
Bài tập 25.23 trang 71 SBT Vật lý 12
Bài tập 25.24 trang 71 SBT Vật lý 12
Bài tập 25.25 trang 71 SBT Vật lý 12
Bài tập 25.26 trang 72 SBT Vật lý 12