Phần hướng dẫn Giải bài tập Hình học 12 Ôn tập chương 1 Khối đã diện sẽ giúp các em nắm được phương pháp và rèn luyện kĩ năng các giải bài tập từ SGK Hình học 12 Cơ bản và Nâng cao.
-
Bài tập 1 trang 26 SGK Hình học 12
Các đỉnh, cạnh, mặt của một khối đa diện phải thoả mãn những tính chất nào?
-
Bài tập 2 trang 26 SGK Hình học 12
Tìm một hình tạo bởi các đa giác nhưng không phải là một đa diện.
-
Bài tập 3 trang 26 SGK Hình học 12
Thế nào là một khối đa diện lồi. Tìm ví dụ trong một khối đa diện lồi, một khối đa diện không lồi.
-
Bài tập 4 trang 26 SGK Hình học 12
Cho hình lăng trụ và hình chóp có cùng diện tích đáy và chiều cao bằng nhau. Tính tỉ số thể tích của chúng.
-
Bài tập 5 trang 26 SGK Hình học 12
Cho hình chóp tam giác O.ABC có ba cạnh OA, OB, OC đôi một vuông góc với nhau và OA = a, OB = b, OC = c. Hãy tính đường cao OH của hình chóp.
-
Bài tập 6 trang 26 SGK Hình học 12
Cho hình chóp tam giác đều S.ABC có cạnh AB bằng a. Các cạnh bên SA, SB, SC tạo với đáy một góc bằng 600. Gọi D là giao điểm của SA với mặt phẳng qua BC và vuông góc với SA.
a) Tính tỉ số thể tích của hai khối chóp S.DBC và S.ABC
b) Tính thể tích khối chóp S.DBC
-
Bài tập 7 trang 26 SGK Hình học 12
Cho hình chóp tam giác S.ABC có AB = 5a; BC = 6A; CA=7a. Các mặt bên SAB, SBC, SCA tạo với đáy một góc bằng 600. Tình thể tích khối chóp đó.
-
Bài tập 8 trang 26 SGK Hình học 12
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình chữ nhật. SA vuông góc với đáy và AB=a, AD=b, SA=c. Lấy các điểm B', D' theo thứ tự thuộc SB, SD sao cho \(AB'\perp SB, AD'\perp SD\). Mặt phẳng (AB'D') cắt SC tại C'. Tính thể tích khối chóp S.AB'C'D'.
-
Bài tập 9 trang 26 SGK Hình học 12
Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD đáy là hình vuông cạnh a, cạnh bên tạo với đáy một góc bằng 600. Gọi M là trung điểm của SC. Mặt phẳng đi qua AM và song song với BD, cắt SB tại E và cắt SD tại F. Tính thể tích khối chóp S.AEMF.
-
Bài tập 10 trang 27 SGK Hình học 12
Cho hình lăng trụ đứng tam giác ABC.A'B'C' có tất cả các cạnh đều bằng a.
a) Tính thể tích khối tứ diện A'BB'C
b) Mặt phẳng đi qua A'B' và trọng tâm tam giác ABC cắt AC và BC lần lượt tạ E và F. Tính thể tích hình chóp C.A'B'FE.
-
Bài tập 11 trang 27 SGK Hình học 12
Cho hình hộp ABCD.A'B'C'D'. Gọi E và F theo thứ tự là trung điểm của các cạnh BB' và DD'. Mặt phẳng (CEF) chia khối hộp trên làm hai khối đa diện. Tính tỉ số của hai khối đa diện đó.
-
Bài tập 12 trang 27 SGK Hình học 12
Cho hình lập phương ABCD.A'B'C'D' cạnh a. Gọi M là trung điểm A'B', N là trung điểm BC.
a) Tính thể tích khối tứ diện BC.
b) Mặt phẳng (DMN) chia khối lập phương đã cho thành hai khối đa diện. Gọi (H) là khối đa diện chứa đỉnh A, (H) là khối đa diện còn lại. Tính tỉ số \(\frac{V_{(H)}}{V_{(H')}}\)
-
Bài tập 1 trang 27 SGK Hình học 12
Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?
(A) Số đỉnh và số mặt của một hình đa diện luôn bằng nhau;
(B) Tồn tại hình đa diện có số đỉnh và số mặt bằng nhau;
(C) Tồn tại một hình đa diện có số cạnh bằng số đỉnh;
(D) Tồn tại một hình đa diện có số cạnh và mặt bằng nhau.
-
Bài tập 2 trang 27 SGK Hình học 12
Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?
Số các đỉnh hoặc số các mặt của bất kì hình đa diện nào cũng:
(A) lớn hơn hay bằng 4
(B) lớn hơn 4
(C) lớn hơn hay bằng 5
(D) lớn hơn 5
-
Bài tập 3 trang 27 SGK Hình học 12
Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?
Số các cạnh của hình đa diện luôn luôn:
(A) Lớn hơn hay bằng 6
(B) Lớn hơn 6
(C) Lớn hơn 7
(D) Lớn hơn hay bằng 8
-
Bài tập 4 trang 28 SGK Hình học 12
Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào SAI?
(A) Hình tứ diện là khối đa diện lồi
(B) Hình hộp là khối đa diện lồi
(C) Hình chóp là khối đa diện lồi
(D) Hình lăng trụ tam giác là khối đa diện lồi
-
Bài tập 5 trang 28 SGK Hình học 12
Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào SAI?
(A) Hình khối chóp có diện tích đáy và chiều cao tương ứng bằng nhau thì có thể tích bằng nhau;
(B) Hai khối hộp chữ nhật có diện tích toàn phần bằng nhau thì có thể tích bằng nhau;
(C) Hai khối lăng trụ có diện tích đáy và chiều cao tương ứng bằng nhau thì có thể tích bằng nhau;
(D) Hai khối lập phương có diện tích toàn phần bằng nhau thì có thể tích bằng nhau.
-
Bài tập 6 trang 28 SGK Hình học 12
Cho hình chóp S.ABC. Gọi A', B' lần lượt là trung điểm của SA, SB. Khi đó tỉ số thể tích của hai khối chóp S.A'B'C' và S.ABC là:
(A) \(\frac{1}{2}\)
(B) \(\frac{1}{3}\)
(C) \(\frac{1}{4}\)
(D) \(\frac{1}{8}\)
-
Bài tập 7 trang 28 SGK Hình học 12
Cho hình chóp S.ABCD. Gọi A', B', C', D' lần lượt là trung điểm của SA, SB, SC, SD. Tỉ số thể tích của hai khối chóp S.A'B'C'D' và S.ABCD là
(A) \(\frac{1}{2}\)
(B) \(\frac{1}{4}\)
(C) \(\frac{1}{8}\)
(D) \(\frac{1}{16}\)
-
Bài tập 8 trang 28 SGK Hình học 12
Thể tích khối lăng trụ tam giác đề có tất cả các cạnh bằng a là:
(A) \(\frac{\sqrt{2}}{3}a^3\);
(B) \(\frac{\sqrt{2}}{4}a^3\)
(C) \(\frac{\sqrt{3}}{2}a^3\)
(D) \(\frac{\sqrt{3}}{4}a^3\)
-
Bài tập 9 trang 28 SGK Hình học 12
Cho hình hộp ABCD.A'B'C'D'. Tỉ số thể tích của khối tứ diện ACB'D' và khối hộp ABCD.A'B'C'D' bằng:
(A) \(\frac{1}{2}\)
(B) \(\frac{1}{3}\)
(C) \(\frac{1}{4}\)
(D) \(\frac{1}{6}\)
-
Bài tập 10 trang 28 SGK Hình học 12
Cho hình hộp ABCD.A'B'C'D'. Gọi O là giao điểm của AC và BD. Tỉ số thể tích của khối chóp O.A'B'C'D' và khối hộp ABCD.A'B'C'D' bằng:
(A) \(\frac{1}{2}\)
(B) \(\frac{1}{3}\)
(C) \(\frac{1}{4}\)
(D) \(\frac{1}{6}\)
-
Bài tập 1.18 trang 19 SBT Hình học 12
Nêu hai tính chất đặc trưng của hình đa diện.
-
Bài tập 1.19 trang 19 SBT Hình học 12
Tìm trong thực tế một ví dụ về một hình đa diện.
-
Bài tập 1.20 trang 19 SBT Hình học 12
Tìm một ví dụ một hình tạo bởi các hình đa giác nhưng không phải là hình đa diện.
-
Bài tập 1.21 trang 19 SBT Hình học 12
Thế nào là hai đa diện bằng nhau. Tìm một ví dụ về hai đa diện bằng nhau.
-
Bài tập 1.22 trang 19 SBT Hình học 12
Thế nào là một hình đa diện lồi. Tìm một ví dụ về một hình đa diện không lồi.
-
Bài tập 1.23 trang 19 SBT Hình học 12
Thế nào là một hình đa diện đều. Kể tên các loại hình đa diện đều.
-
Bài tập 1.24 trang 19 SBT Hình học 12
Viết công thức tính thể tích hình lăng trụ, hình chóp.
-
Bài tập 1.25 trang 19 SBT Hình học 12
Cho hình lăng trụ đứng ABC.A′B′C′ có đáy là tam giác vuông ở B, AB = BC = AA′. Hãy chia lăng trụ đó thành ba tứ diện bằng nhau.
-
Bài tập 1.26 trang 19 SBT Hình học 12
Cho hình hộp \(ABCD.A’B’C’D’\). Tính \(\dfrac{{{V_{ACB'D'}}}}{{{V_{ABCD.A'B'C'D'}}}}\)
-
Bài tập 1.27 trang 20 SBT Hình học 12
Cho khối chóp \(S.ABC\) có thể tích bằng \(V\). Gọi \(B’\) và \(C’\) lần lượt là trung điểm của \(SB\) và \(SC\), \(A’\) nằm trên \(SA\) sao cho \(\overrightarrow {SA} = 3\overrightarrow {SA'} \). Tính thể tích khối chóp \(S.A’B’C’\) theo \(V\).
-
Bài tập 1.28 trang 20 SBT Hình học 12
Hình được tạo thành từ hình lập phương ABCD.A′B′C′D′ khi ta bỏ đi các điểm trong của mặt phẳng (ABCD) có phải là một hình đa diện không?
-
Bài tập 1.29 trang 20 SBT Hình học 12
Chứng minh rằng mỗi đỉnh của một hình đa diện là đỉnh chung của ít nhất ba cạnh.
-
Bài tập 1.30 trang 20 SBT Hình học 12
Cho hình lăng trụ ABC.A′B′C′ có đáy là tam giác vuông cân ở C. Cạnh B′B = a và tạo với đáy một góc bằng 600. Hình chiếu vuông góc hạ từ B′ lên đáy trùng với trọng tâm của tam giác ABC. Tính thể tích khối lăng trụ đó theo a.
-
Bài tập 1.31 trang 20 SBT Hình học 12
Tính thể tích khối lăng trụ có chiều cao bằng h, đáy là ngũ giác đều nội tiếp trong một đường tròn bán kính r.
-
Bài tập 1.32 trang 20 SBT Hình học 12
Cho hai đoạn thẳng AB và CD chéo nhau, AC là đường vuông góc chung của chúng. Biết rằng AC = h, AB = a, CD = b và góc giữa hai đường thẳng AB và CD bằng 600. Hãy tính thể tích của khối tứ diện ABCD.
-
Bài tập 1.33 trang 20 SBT Hình học 12
Cho tứ diện đều ABCD. Gọi (H) là hình bát diện đều có các đỉnh là trung điểm các cạnh của tứ diện đều đó. Tính tỉ số \(\frac{{{V_{(H)}}}}{{{V_{ABCD}}}}\).
-
Bài tập 1.34 trang 20 SBT Hình học 12
Cho tứ diện ABCD. Gọi \({h_A},{h_B},{h_C},{h_D}\) lần lượt là các đường cao của tứ diện xuất phát từ A, B, C, D và r là bán kính mặt cầu nội tiếp tứ diện. Chứng minh rằng: \(\frac{1}{{{h_A}}} + \frac{1}{{{h_B}}} + \frac{1}{{{h_C}}} + \frac{1}{{{h_D}}} = \frac{1}{r}\)
-
Bài tập 1.35 trang 20 SBT Hình học 12
Hãy chọn cụm từ (hoặc từ) cho dưới đây để sau khi điền nó vào chỗ trống khẳng định sau trở thành khẳng định đúng:
"Số cạnh của một hình đa diện luôn … số mặt của hình đa diện ấy".
A. bằng
B. nhỏ hơn hoặc bằng
C. nhỏ hơn
D. lớn hơn
-
Bài tập 1.36 trang 21 SBT Hình học 12
Hãy chọn cụm từ (hoặc từ) cho dưới đây để sau khi điền nó vào chỗ trống khẳng định sau trở thành khẳng định đúng:
"Số cạnh của một hình đa diện luôn … số đỉnh của hình đa diện ấy".
A. bằng
B. lớn hơn
C. nhỏ hơn
D. nhỏ hơn hoặc bằng
-
Bài tập 1.37 trang 21 SBT Hình học 12
Khẳng định nào sau đây sai?
A. Hình lập phương là đa diện lồi.
B. Tứ diện là đa diện lồi.
C. Hình hộp là đa diện lồi.
D. Hình tạo bởi hai khối lăng trụ có chung nhau một mặt bên là một hình đa diện lồi.
-
Bài tập 1.38 trang 21 SBT Hình học 12
Cho một hình đa diện. Khẳng định nào sau đây sai?
A. Mỗi đỉnh là đỉnh chung của ít nhất ba cạnh.
B. Mỗi đỉnh là đỉnh chung của ít nhất ba mặt.
C. Mỗi cạnh là cạnh chung của ít nhất ba mặt.
D. Mỗi mặt có ít nhất ba cạnh.
-
Bài tập 1.39 trang 21 SBT Hình học 12
Có thể chia một hình lập phương thành bao nhiêu tứ diện bằng nhau?
A. Hai
B. Vô số
C. Bốn
D. Sáu
-
Bài tập 1.40 trang 21 SBT Hình học 12
Số cạnh của hình bát diện đều là:
A. Tám
B. Mười
C. Mười hai
D. Mười sáu
-
Bài tập 1.41 trang 21 SBT Hình học 12
Số đỉnh của hình bát diện đều là:
A. Sáu
B. Tám
C. Mười
D. Mười hai
-
Bài tập 1.42 trang 21 SBT Hình học 12
Số đỉnh của hình mười hai mặt đều là:
A. Mười hai
B. Mười sáu
C. Hai mươi
D. Ba mươi
-
Bài tập 1.43 trang 21 SBT Hình học 12
Số cạnh của hình mười hai mặt đều là:
A. Mười hai
B. Mười sáu
C. Hai mươi
D. Ba mươi
-
Bài tập 1.44 trang 22 SBT Hình học 12
Số đỉnh của hình hai mươi mặt đều là:
A. Mười hai
B. Mười sáu
C. Hai mươi
D. Ba mươi
-
Bài tập 1.45 trang 22 SBT Hình học 12
Cho (H) là khối lăng trụ đứng tam giác đều có tất cả các cạnh bằng a. Thể tích của (H) bằng:
A. \(\frac{{{a^3}}}{2}\)
B. \(\frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{2}\)
C. \(\frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{4}\)
D. \(\frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{3}\)
-
Bài tập 1.46 trang 22 SBT Hình học 12
Cho (H) là khối chóp tứ giác đều có tất cả các cạnh bằng a. Thể tích của (H) là:
A. \(\frac{{{a^3}}}{3}\)
B. \(\frac{{{a^3}\sqrt 2 }}{6}\)
C. \(\frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{4}\)
D. \(\frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{2}\)
-
Bài tập 1.47 trang 22 SBT Hình học 12
Cho tứ diện ABCD. Gọi B′ và C′ lần lượt là trung điểm của AB và AC. Tỉ số thể tích của khối tứ diện AB′C′D và khối tứ diện ABCD bằng:
A. \(\frac{1}{2}\)
B. \(\frac{1}{4}\)
C. \(\frac{1}{6}\)
D. \(\frac{1}{8}\)
-
Bài tập 1.48 trang 22 SBT Hình học 12
Cho hình lăng trụ ngũ giác ABCDE.A′B′C′D′. Gọi A′′, B′′, C′′, D′′, E′′ lần lượt là trung điểm các cạnh AA′, BB′, CC′, DD′, EE′. Tỉ số thể tích giữa khối lăng trụ ABCDE.A′′B′′C′′D′′E′′ và khối lăng trụ ABCDE.A′B′C′D′E′ bằng:
A. \(\frac{1}{2}\)
B. \(\frac{1}{4}\)
C. \(\frac{1}{8}\)
D. \(\frac{1}{{10}}\)
-
Bài tập 1.49 trang 22 SBT Hình học 12
Cho hình chóp tứ giác S.ABCD có thể tích bằng V. Lấy điểm A′ trên cạnh SA sao cho \(SA' = \frac{1}{3}SA\). Mặt phẳng qua A′ và song song với đáy của hình chóp cắt các cạnh SB, SC, SD lần lượt tại B′, C′, D′. Thể tích hình chóp S.A′B′C′D′ bằng:
A. \(\frac{V}{3}\)
B. \(\frac{V}{9}\)
C. \(\frac{V}{{27}}\)
D. \(\frac{V}{{81}}\)
-
Bài tập 1.50 trang 22 SBT Hình học 12
Cho hình chóp tam giác đều S.ABC có cạnh đáy bằng a và khoảng cách từ trọng tâm tam giác ABC đến mặt bên (SAB) bằng \(\frac{a}{4}\). Thể tích của hình chóp bằng:
A. \(\frac{{\sqrt 3 }}{{24}}{a^3}\)
B. \(\frac{{\sqrt 3 }}{{16}}{a^3}\)
C. \(\frac{{\sqrt 3 }}{{12}}{a^3}\)
D. \(\frac{{\sqrt 2 }}{{12}}{a^3}\)
-
Bài tập 1.51 trang 23 SBT Hình học 12
Cho hình chóp tam giác đều S.ABC có cạnh đáy bằng a, diện tích một mặt bên bằng \(\frac{{5\sqrt 3 {a^2}}}{{12}}\). Thể tích của hình chóp bằng:
A. \(\frac{{\sqrt 6 }}{{24}}{a^3}\)
B. \(\frac{{\sqrt 6 }}{{12}}{a^3}\)
C. \(\frac{{\sqrt 6 }}{4}{a^3}\)
D. \(\frac{{\sqrt 2 }}{{12}}{a^3}\)
-
Bài tập 1.52 trang 23 SBT Hình học 12
Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD có cạnh đáy bằng a và khoảng cách từ A đến mặt phẳng (SBC) bằng \(\frac{{a\sqrt 6 }}{3}\). Thể tích của hình chóp bằng:
A. \(\frac{{\sqrt 2 {a^3}}}{{16}}\)
B. \(\frac{{\sqrt 2 {a^3}}}{9}\)
C. \(\frac{{\sqrt 2 {a^3}}}{8}\)
D. \(\frac{{\sqrt 2 {a^3}}}{6}\)
-
Bài tập 1.53 trang 23 SBT Hình học 12
Cho hình chóp S.ABC có SA vuông góc với đáy. Mặt phẳng qua A và vuông góc với SC cắt SB, SC lần lượt tại M, N. Biết rằng SA = AC = 5, AB = 3, BC = 4. Thể tích khối chóp S.AMN bằng
A. \(\frac{{125}}{{68}}\)
B. \(\frac{{125}}{{34}}\)
C. \(\frac{{175}}{{34}}\)
D. \(\frac{{125}}{{17}}\)
-
Bài tập 1.54 trang 23 SBT Hình học 12
Cho hình lăng trụ ABC.A′B′C′ có đáy là tam giác đều cạnh bằng a, hình chiếu vuông góc của A′ lên đáy (ABC) trùng với trọng tâm của tam giác ABC và cạnh bên tạo với đáy một góc 600. Thể tích của hình lăng trụ là:
A. \(\frac{{\sqrt 3 }}{{12}}{a^3}\)
B. \(\frac{{\sqrt 3 }}{8}{a^3}\)
C. \(\frac{{\sqrt 3 }}{4}{a^3}\)
D. \(\frac{{\sqrt 3 }}{2}{a^3}\)
-
Bài tập 1.55 trang 23 SBT Hình học 12
Cho hình hộp ABCD.A′B′C′D′ có đáy là hình chữ nhật, hình chiếu của A′ lên đáy (ABCD trùng với trung điểm của cạnh AD. Biết rằng AB = a, AD = 2a và thể tích hình hộp đã cho bằng \(2{a^3}\). Khoảng cách từ B đến mặt phẳng (A′DCB′) bằng:
A. \(\frac{{\sqrt 2 }}{6}a\)
B. \(\frac{{\sqrt 2 }}{3}a\)
C. \(\frac{{\sqrt 3 }}{3}a\)
D. \(a\sqrt 2 \)
-
Bài tập 1.56 trang 23 SBT Hình học 12
Cho hình chóp \(S.ABCD\) có đáy là hình thang vuông ở \(A\) và \(D\), cạnh đáy \(AB = a\), cạnh đáy \(CD = 2a\), \(AD = a\). Hình chiếu vuông góc của \(S\) lên đáy trùng với trung điểm của \(CD\). Biết rằng diện tích mặt bên \(\left( {SBC} \right)\) bằng \(\dfrac{{3{a^2}}}{2}\). Thể tích của hình chóp \(S.ABCD\) bằng:
A. \({a^3}\) B. \(\dfrac{{3{a^3}}}{2}\)
C. \(3{a^3}\) D. \(3\sqrt 2 {a^3}\)
-
Bài tập 1.57 trang 24 SBT Hình học 12
Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD có mặt bên tạo với đáy một góc bằng 600 và diện tích một mặt bên bằng \(\frac{{{a^2}}}{2}\). Thể tích của hình chóp bằng:
A. \(\frac{{\sqrt 3 }}{9}{a^3}\)
B. \(\frac{{\sqrt 3 }}{6}{a^3}\)
C. \(\frac{{\sqrt 3 }}{3}{a^3}\)
D. \(\frac{{\sqrt 3 }}{2}{a^3}\)
-
Bài tập 1.58 trang 24 SBT Hình học 12
Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông, SA vuông góc với đáy, SA = AC. Mặt phẳng qua A vuông góc với SC cắt SB, SC, SD lần lượt tại B′, C′, D′. Tỉ số giữa thể tích hình chóp S.AB′C′D′ và thể tích hình chóp S.ABCD là:
A. \(\frac{1}{6}\)
B. \(\frac{1}{4}\)
C. \(\frac{1}{3}\)
D. \(\frac{1}{2}\)
-
Bài tập 1.59 trang 24 SBT Hình học 12
Cho khối lập phương ABCD.A′B′C′D′ cạnh bằng a. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của các cạnh AB,AD. Mặt phẳng (MB′D′N) chia khối lập phương đã cho thành hai khối đa diện. Gọi (H) là khối đa diện chứa đỉnh A. Thể tích của khối đa diện (H) bằng:
A. \(\frac{{{a^3}}}{9}\)
B. \(\frac{{{a^3}}}{6}\)
C. \(\frac{{{a^3}}}{4}\)
D. \(\frac{{7{a^3}}}{{24}}\)
-
Bài tập 1 trang 30 SGK Hình học 12 NC
Cho tứ diện ABCD có thể tích bằng V. Gọi B′ và D′ lần lượt là trung điểm của AB và AD. Mặt phắng (CB′D′) chia khối tứ diện thành hai phần. Tính thể tích mỗi phần đó.
-
Bài tập 2 trang 31 SGK Hình học 12 NC
Cho khối hộp ABCD.A′B′C′D′. Chứng minh rằng sáu trung điểm của sáu cạnh AB, BC, CC′, C′D′, D′A′ nằm trên một mặt phẳng và mặt phẳng đó chia khối hộp thành hai phần có thể tích bằng nhau.
-
Bài tập 3 trang 31 SGK Hình học 12 NC
Cho khối tứ diện ABCD, E và F lần lượt là trung điểm của hai cạnh AB và CD. Hai mặt phẳng (ABF) và (CDE) chia khối tứ diện ABCD thành bốn khối tứ diện.
a) Kể tên bốn khối tứ diện đó.
b) Chứng tỏ rằng bốn khôi tứ diện đó có thể tích bằng nhau.
c) Chứng tỏ rằng nếu ABCD là khối tứ diện đều thì bốn khối tứ diện nói trên bằng nhau.
-
Bài tập 4 trang 31 SGK Hình học 12 NC
Cho khối làng trụ đứng ABC.A′B′C′ có diện tích đáy bằng S và AA′ = h. Một mặt phẳng (P) cắt các cạnh AA′, BB′, CC′ lần lượt tại A1, B1 và biết AA1 = a, BB1 = b, CC′ = c
a) Tính thể tích hai phần của khối lăng trụ được phân chia bởi mặt phẳng (P).
b) Với điều kiện nào của a, b, c thì thể tích hai phần đó bằng nhau ?
-
Bài tập 5 trang 31 SGK Hình học 12 NC
Cho khối lăng trụ đểu ABC.A′B′C′ và M là trung điểm của cạnh AB. Mặt phẳng (B′CM) chia khối lăng trụ thành hai phần. Tính tỉ số thể tích hai phần đó.
-
Bài tập 6 trang 31 SGK Hình học 12 NC
Cho khối chóp S.ABC có đường cao SA bằng a, đáy là tam giác vuông cân có AB = BC = a. Gọi B′ là trung điểm của SB, C′ là chân đường cao hạ từ A của tam giác SAC.
a) Tính thể tích khối chóp S.ABC.
b) Chứng minh rằng SCSC vuông góc với mp (AB′C′)
c) Tính thể tích khối chóp S.AB′C′.
-
Bài tập 1 trang 31 SGK Hình học 12 NC
Mỗi đỉnh của hình đa diện là đỉnh chung của ít nhất
(A) Năm cạnh
(B) Bốn cạnh
(C) Ba cạnh
(D) Hai cạnh.
-
Bài tập 2 trang 31 SGK Hình học 12 NC
Cho khối chóp có đáy là n - giác. Trong các mệnh đề sau đây, mệnh đề nào đúng ?
(A) Số cạnh của khối chóp bằng n+1
(B) Số mặt của khối chóp bằng 2n
(C) Số đỉnh của khối chóp bằng 2n+1
(D) Số mặt của khối chóp bằng số đỉnh của nó.
-
Bài tập 3 trang 32 SGK Hình học 12 NC
Phép đối xứng qua mp (P) biến đường thẳng d thành chính nó khi và chỉ khi:
(A) d song song với (P)
(B). d nằm trên (P)
(C) d ⊥ (P)
(D). d nằm trên (P) hoặc d ⊥ (P)
-
Bài tập 4 trang 32 SGK Hình học 12 NC
Cho hai đường thẳng d và d′ cắt nhau. Có bao nhiêu phép đối xứng qua mặt phẳng biến d thành d′?
(A) Có một
(B) Có hai
(C) Không có
(D) Có vô số
-
Bài tập 5 trang 32 SGK Hình học 12 NC
Có hai đường thẳng phân biệt d và d′ đồng phẳng. Có bao nhiêu phép đối xứng qua mặt phẳng biến d thành d′?
(A) Không có
(B) Có một
(C) Có hai
(D) Có một hoặc hai
-
Bài tập 6 trang 32 SGK Hình học 12 NC
Hình chóp tứ giác đều có bao nhiêu mặt phẳng đối xứng?
(A) Một
(B) Hai
(C) Ba
(D) Bốn
-
Bài tập 7 trang 32 SGK Hình học 12 NC
Một hình hộp đứng có đáy là hình thoi (không phải là hình vuông) có bao nhiêu mặt phẳng đối xứng?
(A) Một
(B) Hai
(C) Ba
(D) Bốn
-
Bài tập 8 trang 32 SGK Hình học 12 NC
Cho phép vị tự tâm O biến điểm A thành điểm B, biết rằng OA = 2OB. Khi đó tỉ số phép vị tự là bao nhiêu?
(A) 2
(B) –2
(C) \( \pm \frac{1}{2}\)
(D) \(\frac{1}{2}\)
-
Bài tập 9 trang 32 SGK Hình học 12 NC
Cho hai đường thẳng song song d và d′ và một điểm O không nằm trên chúng. Có bao nhiêu phép vị tự tâm O biến d thành d′?
(A) Có một
(B) Không có
(C) Có hai
(D) Có một hoặc không có.
-
Bài tập 10 trang 32 SGK Hình học 12 NC
Khối tám mặt đều thuộc loại:
(A) {3;3}
(B) {4;3}
(C) {5;3}
(D) {3;3}
-
Bài tập 11 trang 33 SGK Hình học 12 NC
Khối hai mươi mặt đều thuộc loại:
(A) {3;4}
(B) {3;5}
(C) {4;3}
(D) {4;5}
-
Bài tập 12 trang 33 SGK Hình học 12 NC
Nếu ba kích thước của một khối hộp chữ nhật tăng lên k lần thì thể tích của nó tăng lên:
(A) k lần
(B) k2 lần
(C) k3 lần
(D) 3k3 lần
-
Bài tập 13 trang 33 SGK Hình học 12 NC
Tổng diện tích các mặt của một hình lập phương bằng 96. Thể tích của khối lập phương đó là:
(A) 64
(B) 91
(C) 84
(D) 48
-
Bài tập 14 trang 33 SGK Hình học 12 NC
Ba kích thước của một khối hộp chữ nhật làm thành một cấp số nhân có công bội là 2. Thể tích hình hộp đã cho là 1728. Khi đó các kích thước của hình hộp là:
(A) 8, 16, 32
(B) 2, 4, 8
(C) \(2\sqrt 3 ,4\sqrt 3 ,38\)
(D) 6, 12, 24
-
Bài tập 15 trang 33 SGK Hình học 12 NC
Các đường chéo của các mặt của hình hộp chữ nhật bằng \(\sqrt 5 ,\sqrt {10} ,\sqrt {13} \). Thể tích của hình hộp đó là:
(A) 4
(B) 5
(C) 6
(D) 12
-
Bài tập 16 trang 33 SGK Hình học 12 NC
Một khối lăng trụ đứng tam giác có cạnh đáy bằng 37, 13, 30 và diện tích xung quanh bằng 480. Khi đó thể tích của khối lăng trụ là:
(A) 2010
(B) 1010
(C) 1080
(D) 2040
-
Bài tập 17 trang 33 SGK Hình học 12 NC
Một khối lăng trụ tam giác có các cạnh đáy bằng 13, 14, 15, cạnh bên tạo với mặt phẳng đáy một góc 300 và có chiều dài bằng 8. Khi đó thể tích của khối lăng trụ là:
(A) 340
(B) 336
(C) \(274\sqrt 3 \)
(D) \(124\sqrt 3 \)
-
Bài tập 18 trang 33 SGK Hình học 12 NC
Đáy của một hình hộp đứng là hình thoi cạnh a, góc nhọn 600. Đường chéo lớn của đáy bằng đường chéo nhỏ của hình hộp. Khi đó thể tích của hình hộp là:
(A) \({a^3}\)
(B) \({a^3}\sqrt 3 \)
(C) \(\frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{2}\)
(D) \(\frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{6}\)
-
Bài tập 19 trang 34 SGK Hình học 12 NC
Khi độ dài cạnh của hình lập phương tăng thêm 2cm thì thể tích của nó tăng thêm 98cm3. Cạnh của hình lâp phương đã cho là:
(A) 4cm
(B) 5cm
(C) 6cm
(D) 3cm
-
Bài tập 20 trang 34 SGK Hình học 12 NC
Cho một hình hộp với sáu mặt đều là hình thoi cạnh a, góc nhọn bằng 600. Khi đó thể tích của hình hộp là:
(A) \(\frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{3}\)
(B) \(\frac{{{a^3}\sqrt 2 }}{2}\)
(C) \(\frac{{{a^3}\sqrt 2 }}{3}\)
(D) \(\frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{2}\)
-
Bài tập 21 trang 34 SGK Hình học 12 NC
Cho một hình lập phương có cạnh bằng a. Khi đó thể tích của khối tám mặt đều mà các đỉnh là tâm của các mặt của hình lập phương đã cho bằng:
(A) \(\frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{2}\)
(B) \(\frac{{{a^3}\sqrt 2 }}{9}\)
(C) \(\frac{{{a^3}}}{3}\)
(D) \(\frac{{{a^3}}}{6}\)
-
Bài tập 22 trang 34 SGK Hình học 12 NC
Cho khối tứ diện đều có cạnh bằng a. Khi đó, thể tích của khối tám mặt đều mà các đỉnh là trung điểm của các cạnh của khối tứ diện đã cho là:
(A) \(\frac{{{a^3}\sqrt 2 }}{{24}}\)
(B) \(\frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{{12}}\)
(C) \(\frac{{{a^3}\sqrt 2 }}{6}\)
(D) \(\frac{{{a^3}\sqrt 3 }}{{24}}\)
-
Bài tập 23 trang 34 SGK Hình học 12 NC
Cho khối 12 mặt đều (H) có thể tích V và diện tích mỗi mặt của nó bằng S. Khi đó tổng các khoảng cách từ một điểm nằm trong (H) đến các mặt của nó bằng:
(A) \(\frac{{3V}}{{4S}}\)
(B) \(\frac{V}{{4S}}\)
(C) \(\frac{{3V}}{S}\)
(D) \(\frac{V}{{12S}}\)
-
Bài tập 24 trang 35 SGK Hình học 12 NC
Một khối lăng trụ tam giác có các cạnh đáy bằng 19, 20, 37, chiều cao của khối lăng trụ bằng trung bình cộng của các cạnh đáy. Khi đó thể tích của khối lăng trụ là:
(A) 2888
(B) \(1245\sqrt 2 \)
(C) 1123
(D) 4273
-
Bài tập 25 trang 35 SGK Hình học 12 NC
Đáy của một hình hộp là một hình thoi có cạnh bằng 6cm và góc nhọn bằng 450, cạnh bên của hình hộp dài 10cm và tạo với mặt phẳng đáy một góc 450. Khi đó thể tích của hình hộp là:
(A) \(124\sqrt 3 c{m^3}\)
(B) \(180c{m^3}\)
(C) \(120\sqrt 2 c{m^3}\)
(D) \(180\sqrt 2 c{m^3}\)
-
Bài tập 26 trang 35 SGK Hình học 12 NC
Với một tấm bìa hình vuông, người ta cắt bỏ ở mỗi góc tấm bìa một hình vuông cạnh 12cm rồi gấp lại thành nột hình hộp chữ nhật không có nắp. Nếu dung tích của cái hộp đó là 4800 cm3 thì cạnh tấm bìa đó có độ dài là:
(A) 42cm
(B) 36cm
(C) 44cm
(D) 38cm
-
Bài tập 27 trang 35 SGK Hình học 12 NC
Cho một hình chóp tam giác đều có cạnh đáy bằng a và cạnh bên tạo với mặt phẳng đáy một góc \(\alpha \). Thể tích của hình chóp đó là:
(A) \(\frac{{{a^3}\cot \alpha }}{{12}}\)
(B) \(\frac{{{a^3}\tan \alpha }}{{12}}\)
(C) \(\frac{{{a^2}\tan \alpha }}{{12}}\)
(D) \(\frac{{{a^3}\tan \alpha }}{4}\)
-
Bài tập 28 trang 35 SGK Hình học 12 NC
Một hình chóp tam giác đều có cạnh bên bằng b và cạnh bên tạo với mặt phẳng đáy một góc \(\alpha \). Thể tích của hình chóp là:
(A) \(\frac{3}{4}{b^3}{\cos ^2}\alpha \sin \alpha \)
(B) \(\frac{{\sqrt 3 }}{4}{b^3}{\cos ^2}\alpha \sin \alpha \)
(C) \(\frac{3}{4}{b^3}\cos \alpha {\sin ^2}\alpha \)
(D) \(\frac{{\sqrt 3 }}{4}{b^3}\cos \alpha \sin \alpha \)
-
Bài tập 29 trang 36 SGK Hình học 12 NC
Cho hình chóp tứ giác đêu H có diện tích đáy bằng 4 và diện tích của một mặt bên bằng \(\sqrt 2 \). Thể tích của H là:
(A) \(\frac{{4\sqrt 3 }}{3}\)
(B) \(4\)
(C) \(\frac{4}{3}\)
(D) \(\frac{{4\sqrt 3 }}{2}\)
-
Bài tập 30 trang 36 SGK Hình học 12 NC
Một khối chóp tam giác có cạnh đáy bằn 6, 8, 10. Một cạnh bên có độ dài bằng 4 và tạo với đáy góc 600. Thể tích của khối chóp đó là:
(A) \(16\sqrt 3 \)
(B) \(8\sqrt 3 \)
(C) \(16\frac{{\sqrt 2 }}{3}\)
(D) \(16\pi \)