Tiết học so sánh, hệ thống hóa kiến thức về cấu tạo, tính chất của Amin, Amino Axit và Protein.
Tóm tắt lý thuyết
Kiến thức cần nắm
Loại hợp chất | Amin bậc 1 | Aminoaxit | Protein | |
Công thức chung |
R-NH2 |
C6H5NH2
|
H2N-CH(R)COOH | …-NH-CH(Ri)-CO-. |
Tính chất hoá học |
||||
+H2O |
tạo dd bazơ |
- |
- |
- |
+HCl |
tạo muối |
tạo muối |
tạo muối |
tạo muối hoặc bị thuỷ phân khi đun nóng |
+NaOH |
- |
- |
tạo muối |
thuỷ phân khi đun nóng |
+ R1OH/ Khí HCl |
- |
- |
tạo este |
- |
+ Br2(dd)/H2O |
- |
tạo kết tủa |
- |
- |
+ Trùng ngưng |
- |
- |
\(\varepsilon - \omega\)amino axit tham gia phản ứng trùng ngưng |
- |
+ Cu(OH)2 |
- |
- |
- |
tạo hợp chất màu tím |
(+) Có phản ứng, không yêu cầu viết phương trình
(-) Không phản ứng
Bài tập minh họa
3.1. Bài tập Amin, Amino axit, Protein - Cơ bản
Bài 1:
Các nhận định sau đây Đúng hay Sai:
(1) Có thể tạo được tối đa 2 đipeptit từ phản ứng trùng ngưng hỗn hợp Alanin và Glyxin.
(2) Khác với axit axetic, axit aminoaxit có thể phản ứng với axit HCl và tham gia phản ứng trùng ngưng.
(3) Giống với axit axetic, aminoaxit có thể tác dụng với bazo tạo ra muối và nước.
(4) Axit axetic và axit α-amino glutaric có thể làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.
(5) Thủy phân không hoàn toàn peptit: Gly-Phe-Tyr-Gly-Lys-Gly-Phe-Tyr có thể thu được 6 tripeptit có chứa Gly.
(6) Cho HNO3 đặc vào ống nghiệm chứa anbumin thấy tạo dung dịch màu tím.
Hướng dẫn:
Các nhận xét đúng: (2); (3); (4)
(1) Sai vì có thể tạo ra tối đa 4 dipeptit
(5) Sai vì chỉ tạo 5 tripeptit (Gly-Phe-Tyr trùng nhau)
(6) Sai vì HNO3 + anbumin → kết tủa màu vàng
Bài 2:
Cho các dung dịch: axit glutamic, valin, lysin, alanin, etylamin, anilin. Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu hồng, chuyển sang màu xanh, không đổi màu lần lượt là:
Hướng dẫn:
Màu hồng: axit glutamic
Màu xanh: Lysin; etylamin
Màu tím: Valin; alanin; anilin
Bài 3:
Cho các phát biểu sau:
(1) Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa 2 đơn vị \(\alpha\)-amino axit được gọi là liên kết peptit.
(2) Anilin có tính bazo và làm xanh quì tím.
(3) Anilin có phản ứng với nước Brom dư tạo p-Bromanilin.
(4) Tất cả các amin đơn chức đều chứa 1 số lẻ nguyên tử H trong phân tử.
(5) Các amin khí có mùi tương tự amoniac, độc.
(6) Nhờ tính bazo, anilin tác dụng với dung dịch brom.
(7) Hợp chất H2NCOOH là amino axit đơn giản nhất.
(8) Thêm vài giọt phenolphtalein vào dung dịch dimetylamin thấy xuất hiện màu xanh.
Các phát biểu sai là:
Hướng dẫn:
Anilin không có khả năng làm xanh quỳ tím
Anilin phản ứng với Brom dư tạo 2,4,6-tribrom anilin
Anilin tác dụng với Brom vì tính chất của vòng thơm
Axit amin đơn giản nhất là H2NCH2COOH
Thêm phenolphtalein vào dung dịch dimetylamin xuất hiện màu hồng vì dimetylamin có tính bazo mạnh
Bài 4:
Cho 9,3 gam anilin tác dụng với brom dư thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của ma là:
Hướng dẫn:
C6H5NH2 + 3Br2 → C6H2NH2(Br)3↓ + 3HBr
⇒ mkết tủa = 33 g
Bài 5:
X là một α – aminoaxit no chỉ chứa một nhóm - NH2 và 1 nhóm – COOH. Cho 28,48 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 40,16 gam muối. Tên gọi của X là:
Hướng dẫn:
Áp dụng Bảo toàn khối lượng hay Tăng giảm khối lượng đều được.
\({m_{HCl}} + {m_{a\min }} = {m_{muoi}} \Rightarrow {n_{HCl}} = 0,32mol \Rightarrow {M_X} = 28,48:0,32 = 89\)
X là NH2CH(CH3)COOH
3.2. Bài tập Amin, Amino axit, Protein - Nâng cao
Bài 1:
Cho 20 gam hỗn hợp gồm 3 amin no, đơn chức, là đồng đẳng liên tiếp của nhau (được trộn theo tỉ lệ mol 1 : 10 : 5 và thứ tự phân tử khối tăng dần) tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, thu được 31,68 gam hỗn hợp muối. Công thức phân tử của ba amin là
Hướng dẫn:
Bảo toàn khối lượng :
Gọi X là chất có khối lượng phân tử nhỏ nhất trong 3 amin
BTKL : mHCl + mamin = mmuối
⇒nHCl = 0,32 mol ⇒ nX = 0,02 mol ; ny = 0,2 mol ; nZ = 0,1 mol
⇒nX.MX +nY.( MX +14) + nZ (MX + 28 ) = mAmin = 2 ⇒ MX = 45
Công thức phân tử của 3 Amin lần lượt là: C2H7N , C3H9N , C4H11N
Bài 2:
Cho 0,3 mol hỗn hợp X gồm H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) và (H2N)2C5H9COOH (lysin) và 400ml dung dịch HCl 0,1 M, thu được dung dịch Y. Biết Y phản ứng với vừa hết 800ml dung dịch NaOH 1M. Số mol lysin trong hỗn hợp X là:
Hướng dẫn:
X gồm: a mol axit glutamic: HOOC-(CH2)2-CH(NH2)-COOH
Và b mol lysin H2N-(CH2)4-CH(NH2)-COOH
\(\Rightarrow a + b = 0,3\,mo{l^{{\rm{ }}\left( 1 \right)}}\)
Xét cả quá trình:
\({n_{ - COOH}} + {n_{HCl}} = {n_{NaOH}}\)
\(\Rightarrow {n_{COOH}} = 2a + b = 0,8 - 0,4 = 0,4mol{{\rm{ }}^{(2)}}\)
Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình :
\(\left\{ \begin{array}{l} a + b = 0,3\\ 2{\rm{a + }}b = 0,4 \end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} a = 0,1\\ b = 0,2 \end{array} \right.\)
Bài 3:
Đun nóng m gam hỗn hợp gồm a mol tetrapeptit mạch hở X và 2a mol tripeptit mạch hở Y với 600 ml dung dịch KOH 1M (vừa đủ). Sau khi các phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 72,48 gam muối khan của các amino axit đều có một nhóm -COOH và một nhóm -NH2 trong phân tử. Giá trị của m là
Hướng dẫn:
Ta có a mol tetrapeptit mạch hở X và 2a mol tripeptit mạch hở Y
Có n OH = 0,6 mol ⇒ 0,6 = 4a + 3 × 2a = 10a ⇒ a = 0,06 mol
⇒ Khi phản ứng với OH thì tạo số mol nước bằng số mol X và Y (do mỗi chất chỉ còn 1 nhóm COOH)
⇒ nnước = a + 2a = 0,18 mol
⇒ Theo ĐLBTKL: m + m KOH = m muối + m\(\tiny H_2O\)
⇒ m = 42,12 g
4. Luyện tập Bài 12 Hóa học 12
4.1. Trắc nghiệm
Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 12 Bài 12 có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.
-
- A. Nước muối
- B. Nước
- C. Giấm
- D. Cồn
-
- A. Anilin.
- B. Metyl amin
- C. Đimetyl amin
- D. Benzylamin
-
- A. Tính bazo tăng dần: C6H5NH2; CH3NH2; (CH3)2NH.
- B. pH tăng dần ( dung dịch có cùng CM): Alanin; Axit glutamic; Glyxin; Valin.
- C. Số đồng phân tăng dần: C4H10; C4H9Cl; C4H10O; C4H11N.
- D. Nhiệt độ sôi tăng dần: C4H10; CH3COOC2H5; C2H5OH; CH3COOH.
-
- A. H2N-C2H4-COOH.
- B. H2N-C2H3-(COOH)2.
- C. H2N-CH2-COOH.
- D. H2N-C3H5-(COOH)2.
-
Câu 5:
Thủy phân hoàn toàn 50,75 gam peptit X thu được 22,25 gam alanin và 37,5 gam glyxin. X thuộc loại:
- A. tetrapeptit.
- B. tripeptit.
- C. đipeptit.
- D. pentapeptit.
-
- A. 2.
- B. 3.
- C. 4.
- D. 5.
-
- A. glyxin.
- B. alanin.
- C. valin.
- D. lysin.
Câu 8-20: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
4.2. Bài tập SGK và Nâng cao
Các em có thể hệ thống lại nội dung bài học thông qua phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 12 Bài 12.
Bài tập 1 trang 58 SGK Hóa học 12
Bài tập 2 trang 58 SGK Hóa học 12
Bài tập 3 trang 58 SGK Hóa học 12
Bài tập 4 trang 58 SGK Hóa học 12
Bài tập 5 trang 58 SGK Hóa học 12
Bài tập 1 trang 79 SGK Hóa 12 Nâng cao
Bài tập 2 trang 80 SGK Hóa 12 nâng cao
Bài tập 3 trang 80 SGK Hóa 12 Nâng cao
Bài tập 4 trang 80 SGK Hóa 12 Nâng cao
Bài tập 5 trang 80 SGK Hóa 12 Nâng cao
Bài tập 6 trang 80 SGK Hóa 12 Nâng cao
Bài tập 12.1 trang 24 SBT Hóa học 12
Bài tập 12.2 trang 24 SBT Hóa học 12
Bài tập 12.3 trang 24 SBT Hóa học 12
Bài tập 12.4 trang 24 SBT Hóa học 12
Bài tập 12.5 trang 25 SBT Hóa học 12
Bài tập 12.6 trang 25 SBT Hóa học 12
Bài tập 12.7 trang 25 SBT Hóa học 12
Bài tập 12.8 trang 25 SBT Hóa học 12
Bài tập 12.9 trang 25 SBT Hóa học 12
Bài tập 12.10 trang 25 SBT Hóa học 12
Bài tập 12.11 trang 26 SBT Hóa học 12
Bài tập 12.12 trang 26 SBT Hóa học 12
Bài tập 12.13 trang 26 SBT Hóa học 12
Bài tập 12.14 trang 26 SBT Hóa học 12
Bài tập 12.15 trang 26 SBT Hóa học 12
Bài tập 12.16 trang 26 SBT Hóa học 12
5. Hỏi đáp về Bài 12 Chương 3 Hoá học 12
Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa HOC247 thảo luận và trả lời nhé.