Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và Nâng cao chương trình Hóa học 12 Bài 6 Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp làm bài tập từ cơ bản đến nâng cao và ôn luyện tốt hơn kiến thức môn hoá.
-
Bài tập 1 trang 33 SGK Hóa học 12
Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Fructozơ có phản ứng tráng bạc, chứng tỏ phân tử fructozơ có nhóm chức CHO.
B. Thủy phân xenlulozơ thu được glucozơ.
C. Thủy phân tinh bột thu được fructozơ và glucozơ.
D. Cả xenlulozơ và tinh bột đều có phản ứng tráng bạc.
-
Bài tập 2 trang 33 SGK Hóa học 12
Trong những nhận xét sau đây, nhận xét nào đúng (Đ), nhận xét nào sai (S)?
a) Saccarozơ được coi là một đoạn mạch của tinh bột.
b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit, chỉ khác nhau về cáu tạo của gốc glucozơ.
c) Khi thủy phân đến cùng saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ đều cho một loại monosaccarit.
d) Khi thủy phân đến cùng, tinh bột và xenlulozơ đều cho glucozơ.
-
Bài tập 3 trang 34 SGK Hóa học 12
a) So sánh tính chất vật lý của glucozơ, saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ?
b) Tìm mối liên quan cấu tạo glucozơ, saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ?
-
Bài tập 4 trang 34 SGK Hóa học 12
Hãy nêu những tính chất hóa học giống nhau của saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ? Viết phương trình hóa học (nếu có)?
-
Bài tập 5 trang 34 SGK Hóa học 12
Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra (nếu có) trong các trường hợp sau:
a) Thủy phân saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ.
b) Thủy phân tinh bột (có xúc tác axit), sau đó cho sản phẩm tác dụng với dung dịch AgNO3trong NH3.
c) Đun nóng xenlulozơ với hỗn hợp HNO3/H2SO4đặc.
-
Bài tập 6 trang 34 SGK Hóa học 12
Để tráng bạc một số ruột phích, người ta phải thủy phân 100 gam saccarozơ, sau đó tiến hành phản ứng tráng bạc. Hãy viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra, tính khối lượng AgNO3 cần dùng và khối lượng Ag tạo ra. Giả thiết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn?
-
Bài tập 1 trang 38 SGK Hóa 12 Nâng cao
Chọn phát biểu đúng: Trong phân tử đisaccarit, số thứ tự của C ở mỗi gốc monosaccarit
A. Được ghi theo chiều kim đồng hồ.
B. Được bắt đầu từ nhóm -CH2OH.
C. Được bắt đầu từ C liên kết với cầu O nối liền 2 gốc monosaccarit.
D. Được ghi như ở mỗi monosaccarit hợp thành.
-
Bài tập 2 trang 38 SGK Hóa 12 Nâng cao
Để phân biệt các dung dịch hóa chất riêng là saccarozơ, mantozơ, etanol và fomanđehit, người ta có thể dùng một trong các hóa chất nào sau đây?
A. Cu(OH)2/OH-
B. AgNO3/NH3
C. H2/Ni
D. Vôi sữa.
-
Bài tập 3 trang 38 SGK Hóa học 12 nâng cao
a, Hãy viết công thức cấu trúc của saccarozơ ( có ghi số thứ tự của C) và nói cách hình thành nó từ phân tử glucozơ và fructozơ. Vì sao saccarozơ không có tính khử?
b, Hãy viết công thức cấu trúc của mantozơ ( có ghi số thứ tự của C) và nói cách hình thành nó từ phân tử glucozơ. Vì sao mantozơ không có tính khử?
-
Bài tập 4 trang 38 SGK Hóa học 12 nâng cao
Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra (nếu có) giữa saccarozơ với Cu(OH)
2 (ở nhiệt độ thường và đun nóng), với dung dịch AgNO3 trong ammoniac (đun nhẹ) và với dung dịch H2SO4 (loãng đun nhẹ).Cũng câu hỏi như vậy, nhưng thay saccarozo bằng mantozo.
-
Bài tập 5 trang 39 SGK Hóa 12 Nâng cao
Trình bày phương pháp nhận biết các dung dịch hóa chất trong mỗi dãy sau bằng phương pháp hóa học:
a) saccarozơ, grucozơ, grixerol.
b) saccarozơ, mantozơ, anđehit axetic.
c) saccarozơ, mantozơ, grixerol, anđehit axetic.
-
Bài tập 6 trang 39 SGK Hóa 12 Nâng cao
Thủy phân hoàn toàn 34,2 gam saccarozo sau đó tiến hành phản ứng tráng bạc với dung dịch thu được. Tính khối lượng Ag kết tủa.
-
Bài tập 1 trang 44 SGK Hóa 12 Nâng cao
Giữa tinh bột, saccarozo, glucozo có điểm chung là:
A. Chúng thuộc loại cacbohiđrat.
B. Đều tác dụng được với Cu(OH)2 cho dung dịch xanh lam.
C. Đều bị thủy phân bởi dung dịch axit.
D. Đều không có phản ứng tráng bạc.
-
Bài tập 2 trang 44 SGK Hóa học 12 nâng cao
Nêu những đặc điểm cấu trúc của amilozơ, amilopectin và sự liên quan giữa cấu trúc với tính chất hóa học của tinh bột.
-
Bài tập 3 trang 44 SGK Hóa 12 Nâng cao
Viết phương trình hóa học theo sơ đồ tạo thành và chuyển hóa tinh bột sau đây:
CO2 (1)→ (C6H10O5)n (2)→ C12H22O11 (3)→ C6H12O6 (4)→ C2H5OH
Giai đoạn nào có thể thực hiện được nhờ xúc tác axit?
-
Bài tập 4 trang 44 SGK Hóa 12 Nâng cao
Giải thích các hiện tượng sau:
a) Khi ăn cơm, nếu nhai kĩ sẽ thấy vị ngọt.
b) Miếng cơm cháy vàng ở đáy nồi hơi ngọt hơn cơm ở phía trên.
c) Nhỏ vài giọt dung dịch I2 vào mặt cắt của quả chuối xanh thấy có màu xanh lục.
-
Bài tập 5 trang 44 SGK Hóa 12 Nâng cao
Từ 10 kg gạo nếp (có 80% tinh bột), khi lên men thu được bao nhiêu lít ancol nguyên chất? Biết rằng hiệu suất của quá trình lên men đạt 80% và ancol etylic nguyên chất có khối lượng riêng D = 0,789 g/ml.
-
Bài tập 1 trang 49 SGK Hóa 12 Nâng cao
Xenlulozo không phản ứng với tác nhân nào dưới đây?
A. HNO3 đ /H2SO4 đ/t0
B. H2/Ni
C. Cu(OH)2 + NH3
D. (CS2 + NaOH)
-
Bài tập 2 trang 49 SGK Hóa học 12 nâng cao
Chọn một phương án đúng để điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống trong các câu sau đây:
Tương tự tinh bột, xenlulozơ không có phản ứng…(1)…, có phản ứng…(2)…, trong dung dịch axit thành…(3)…,
1, A. tráng bạc
B. thủy phân
C. khử
D. oxi hóa
2, A. thủy phân
B. tráng bạc
C. oxi hóa
D. este hóa
3, A. glucozơ
B. fructozơ
C. saccarozơ
D. mantozơ
-
Bài tập 3 trang 50 SGK Hóa học 12 nâng cao
a, Hãy so sánh cấu trúc phân tử của xenlulozơ với amilozơ và amilopectin.
b, Vì sao sợi bông vừa bền chắc vừa mềm mại hơn so với sợi bún khô, mỳ khô, miến khô.
-
Bài tập 4 trang 50 SGK Hóa 12 Nâng cao
a. Vì sao xenlulozo để chế biến thành sợi thiên nhiên và sợi nhân tạo, mà không dùng tinh bột.
b. Vì sao khi để rớt H2SO4 đậm đặc vào quần áo vải sợi bông, chỗ vải đó bị đen lại và thủng ngay, còn khi bị rớt HCl vào vải thì mùn dần rồi mới bục ra.
-
Bài tập 6 trang 50 SGK Hóa 12 Nâng cao
Phân tử khối của xenlulozơ trong khoảng 1.000.000 - 2.400.000. Hãy tính gần đúng số mắt xích (C6H10O5)n và chiều dài mạch xenlulozơ (theo đơn vị mét), biết rằng chiều dài mỗi mắt xích C6H10O5 khoảng 5Ao (1m = 1010 Ao)
-
Bài tập 6.1 trang 14 SBT Hóa học 12
Saccarozơ và fructozơ đều thuộc loại
A. monosaccarit.
B. đisaccarit.
C. polisaccarit
D. cacbohiđrat.
-
Bài tập 6.2 trang 14 SBT Hóa học 12
Glucozơ và mantozơ thuộc loại
A.monosaccarit.
B. đisaccarit.
C. polisaccarit.
D. cacbohiđrat.
-
Bài tập 6.3 trang 14 SBT Hóa học 12
Loại thực phẩm không chứa nhiều saccarozơ là
A. đường phèn.
B. mật mía.
C. mật ong
D. đường kính.
-
Bài tập 6.4 trang 14 SBT Hóa học 12
Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào sai?
A. Xenlulozơ và tinh bột đều thuộc loại polisaccarit.
B. Xenlulozơ và tinh bột đều có thể thủy phân tạo ra glucozơ.
C. Xenlulozơ và tinh bột đều được tạo thành trong cây xanh.
D. Xenlulozơ và tinh bột có cùng công thức phân tử và phân tử khối trung bình.
-
Bài tập 6.5 trang 14 SBT Hóa học 12
Các chất không tan được trong nước lạnh là:
A. glucozơ, xenlulozơ.
B. tinh bột, xenlulozơ.
C. saccarozơ, tinh bột.
D. fructozơ, glucozơ.
-
Bài tập 6.6 trang 14 SBT Hóa học 12
Cho chất X vào dung dịch AgNO3 trong amoniac, đun nóng, không thấy có bạc kết tủa. Chất X có thể là chất nào trong các chất dưới đây ?
A. Glucozơ.
B. Fructozơ.
C. Axetanđehit.
D. Saccarozơ
-
Bài tập 6.7 trang 14 SBT Hóa học 12
Chất không tham gia phản ứng thuỷ phân là
A. saccarozơ
B. xenlulozơ
C. fructozơ
D. tinh bột
-
Bài tập 6.8 trang 14 SBT Hóa học 12
Chất lỏng hoà tan được xenlulozơ là
A. benzen.
B. ete.
C. etanol.
D. nước Svayde.
-
Bài tập 6.9 trang 15 SBT Hóa học 12
Cho sơ đồ chuyển hoá sau: Tinh bột → X → Y → Axit axetic.
X và Y lần lượt là
A. glucozơ, ancol etylic.
B. mantozơ, glucozơ.
C. glucozơ, etyl axetat.
D. ancol etylic, anđehit axetic.
-
Bài tập 6.10 trang 15 SBT Hóa học 12
Nhóm mà tất cả các chất đều tác dụng được với H2O (khi có mặt chất xúc tác, trong điều kiện thích hợp) ỉà
A. Saccarozơ,glucozơ, tinh bột
B. Saccarozơ,xenlulozơ, glucozơ
C. Glucozơ, fructozơ, saccarozơ
D. saccarozơ,tinh bột và xenlulozơ
-
Bài tập 6.11 trang 15 SBT Hóa học 12
Khi thuỷ phân một lượng saccarozơ thu được 270 g hỗn hợp glucozơ và fructozơ. Khối lượng saccarozơ đã thủy phân là
A. 513 g.
B. 288 g.
C. 256,5 g.
D. 270 g.
-
Bài tập 6.12 trang 15 SBT Hóa học 12
Hợp chất A là chất rắn kết tinh có vị ngọt, tan nhiều trong nước. Khi thuỷ phân chất A thu được hai chất đồng phân ; một trong hai chất đó - chất B - tham gia phản ứng với nước brom biến thành chất hữu cơ C. Hỏi các chất A, B và C có thể là chất gì ? Viết phương trình hoá học của các phản ứng.
-
Bài tập 6.13 trang 15 SBT Hóa học 12
Một loại nước mía có nồng độ saccarozơ 7,5% và khối lượng riêng 1,1 g/ml. Từ nước mía đó người ta chế biến thành đường kết tinh (chứa 2% tạp chất) và rỉ đường (chứa 25% saccarozơ). Rỉ đường lại được lên men thành ancol etylic với hiệu suất 60%.
a) Tính khối lượng đường kết tinh và khối lượng rỉ đường thu được từ 1000 lít nước mía đó. Biết rằng 80% saccarozơ ở dạng đường kết tinh, phần còn lại ở trong rỉ đường.
b) Toàn bộ lượng ancol etylic thu được từ lên men rỉ đường nói trên được pha thành rượu 40°. Tính thể tích rượu 40° thu được biết rằng khối lượng riêng của ancol etylic là 0,8 g/ml.
-
Bài tập 6.14 trang 15 SBT Hóa học 12
Từ một loại nguyên liệu chứa 80% tinh bột, người ta sản xuất ancol etylic bằng phương pháp lên men. Sự hao hụt trong toàn quá trình là 20%. Từ ancol etylic người ta pha thành cồn 90°. Tính thể tích cồn thu được từ 1 tấn nguyên liệu biết rằng khối lượng riêng của ancol etylic là 0,8 g/ml.
-
Bài tập 6.15 trang 16 SBT Hóa học 12
Từ nguyên liệu là vỏ bào, mùn cưa (chứa 50% xenlulozơ) người ta có thể sản xuất ancol etylic với hiệu suất 70%. Từ ancol etylic có thể sản xuất polibutađien (dùng sản xuất cao su buna) với hiệu suất 75%. Tính khối lượng nguyên liệu cần dùng để sản xuất 1 tấn polibutađien.
-
Bài tập 6.16 trang 16 SBT Hóa học 12
Trong môi trường kiềm, fructozơ chuyển hoá thành glucozơ. Do đó fructozơ cũng có phản ứng tráng bạc. Khi cho 36 g hỗn hợp X gồm glucozơ và fructozơ tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thì thu được bao nhiêu gam Ag?