YOMEDIA
NONE

Sóng - Xuân Quỳnh - Ngữ văn 12


Bài Sóng của Xuân Quỳnh giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn và niềm khát khao của người phụ nữ về một tình yêu thủy chung, bất diệt. Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật kết cấu, xây dựng hình ảnh, nhịp điệu và ngôn từ của Xuân Quỳnh trong bài thơ Sóng. Thông qua bài học và video bài giảng của cô Phan Thị Mỹ Huệ, HỌC247 chúc các em có thêm nhiều tiết học hay và hấp dẫn hơn tại lớp.

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

2.1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả Xuân Quỳnh

  • Xuân Quỳnh (1942 – 1988).
  • Quê: La Khê, Hà Đông, Hà Tây.
  • Mẹ mất sớm, ở với bà nội.
  • Cuộc đời đa đoan, nhiều thiệt thòi, lo âu, vất vả, trái tim đa cảm, luôn khao khát tình yêu, gắn bó hết mình với cuộc sống, luôn chăm chút nâng niu hạnh phúc bình dị, đời thường.
  • Cái “Tôi” giàu vẻ đẹp nữ tính, rất thành thật, giàu đức hi sinh, vị tha.
  • Nhà thơ tiêu biểu của lớp nhà thơ trẻ thời chống Mỹ, cũng là gương mặt nhà thơ nữ đáng chú ý của nền thơ ca Việt Nam hiện đại .
  • Phong cách thơ: tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn.
    • Vừa hồn nhiên
    • Vừa chân thành, đằm thắm
    • Luôn da diết khát vọng về hạnh phúc đời thường.

b. Bài thơ Sóng

  • Hoàn cảnh sáng tác
    • Sáng tác năm 1967, được in trong tập thơ Hoa dọc chiến hào (1968).
    • Tiêu biểu cho hồn thơ của Xuân Quỳnh. 
  • Hình tượng Sóng 
    • Hình tượng sóng xuyên suốt và bao trùm bài thơ, song hành với “Em”, có lúc tách đôi có lúc hòa nhập cộng hưởng.
    • Có ý nghĩa biểu tượng cho khát vọng tình yêu của Xuân Quỳnh -> Hình tượng đẹp và xác đáng.
    • Hình tượng quen thuộc nhưng trong bài thơ của Xuân Quỳnh sóng vẫn mang một vẻ đẹp riêng, độc đáo:  Mãnh liệt mà đầy nữ tính. 
  • Bố cục: 3 phần

2.2. Đọc – hiểu văn bản

a. Sóng – đối tượng cảm nhận tình yêu (khổ 1 & 2)

  • Khổ 1:
    • “Dữ dội – dịu êm / Ồn  ào – lặng lẽ” ⇒ trạng thái đối cực của sóng ⇒ đặc điểm phức tạp của cuộc sống và tình yêu.
    •  Sông không hiểu nỗi mình: Con sóng mang khát vọng  lớn lao.
    •  “Sóng tìm ra tận bể”: Hành trình tìm ra tận bể chất chứa sức sống tiềm tàng, bền bỉ để vươn tới giá trị tuyệt đích của chính mình.

⇒ Tình yêu của Xuân Quỳnh luôn hướng tới những gì lớn lao, cao cả.

  • Khổ 2:
    • Quy luật của sóng : Xưa – nay --> vẫn thế
    • Quy luật của tình cảm: Tình yêu luôn là khát vọng muôn đời của tuổi trẻ.

⇒ Sóng như tình yêu lúc mãnh liệt, cuồng nhiệt, lúc sâu lắng dịu êm. Sóng tồn tại vĩnh hằng, tình yêu gắn liền với tuổi trẻ.

b. Sóng – tâm hồn em suy nghĩ, trăn trở về tình yêu 

  • Khổ 3 & 4: Nỗi trăn trở truy tìm khởi nguồn của tình yêu

“Sóng bắt đầu từ gió

Gió bắt đầu từ đâu?

Em cũng không biết nữa

Khi nào ta yêu nhau” 

⇒ Cách cắt nghĩa tình yêu rất hồn nhiên, chân thành, nữ tính và trực cảm. 

  • Khổ 5:
    • Nỗi nhớ
      • Bao trùm cả không gian: “… dưới lòng sâu…. …trên mặt nước ….”
      • Thao thức trong mọi thời gian: “ngày đêm không ngủ được.” ⇒ phép đối thể hiện nỗi nhớ da diết, sâu đậm.
      • Tồn tại trong ý thức và đi vào cả tiềm thức “ Lòng em nhớ ……….. còn thức” ⇒ cách nói cường điệu nhưng hợp lý nhằm tô đậm nỗi nhớ mãnh liệt trong lòng nhà thơ.
      • Vừa hóa thân vào sóng vừa trực tiếp xưng “em” để bộc lộ nỗi nhớ ⇒ tình yêu mãnh liệt.
      • Phép điệp ⇒ âm điệu nồng nàn, tha thiết cho lời thơ.

⇒ Bày tỏ tình yêu một cách chân thành, tha thiết mà mạnh dạn, mãnh liệt.

  • Khổ 6:
    •  Lòng thủy chung 
      • “Em”:  phương bắc – phương nam ⇒ “Hướng về anh một phương”.

⇒ Lời thề thủy chung tuyệt đối.

  • Khổ 7:
    • Bến bờ hạnh phúc
      • “Sóng”: ngoài đại dương ⇒ “Con nào chẳng tới bờ” ⇒ quy luật tất yếu.
      • Lòng thủy chung là sức mạnh vượt qua mọi trở ngại để tình yêu đến bến bờ hạnh phúc.

⇒ Lời khẳng định cho một cái tôi của một con người luôn vững tin ở tình yêu.

c. Sóng – Khát vọng tình yêu của Xuân Quỳnh 

  • Khổ 8: 
    • Sự nhạy cảm và lo âu của XQ về cuộc đời trước sự trôi chảy của thời gian .
    • Nhịp thơ chùng lại, thấm đẫm suy tư . 
  • Khổ 9:
    • “Làm sao …trăm con sóng nhỏ ⇒ khao khát sẻ chia và hòa nhập vào cuộc đời.
    • “Giữa biển …..  ngàn năm còn vỗ, khát vọng được sống mãi trong tình yêu, bất tử với tình yêu.

⇒ Khát vọng khôn cùng về tình yêu bất diệt.

Bài tập minh họa

Ví dụ

Phân tích hai khổ thơ đầu trong bài Sóng của Xuân Quỳnh.

Gợi ý làm bài:

a. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác bài thơ, vị trí của đoạn thơ cần phân tích.
    • Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường.
    • “Sóng” được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế vùng biển Diêm Điền Thái Bình. Là bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, tiêu biểu cho phong cách thơ xuân Quỳnh in trong tập (Hoa dọc chiến hào – 1968).
    • Hai khổ thơ đầu bộc lộ khát vọng tình yêu muôn thủơ của con người ( Trích dẫn nguyên văn hai khổ thơ đầu).

b. Thân bài

  • Khổ 1:
    • Hai câu thơ đầu sóng được miêu tả ở những trạng thái trái ngược ( Dữ dội / dịu êm ;Ồn ào / lặng lẽ ). Bốn tính từ liên tiếp diễn tả sống động các sắc thái đối cực của sóng.
    • Hai câu thơ sau: Biện pháp nghệ thuật nhân hóa, tương phản: Sóng hồn nhiên, quyết liệt không chịu bó mình trong sông chật hẹp, sóng tìm ra biển để thỏa sức vẫy vùng: (Sông không hiểu nổi mình/Sóng tìm ra tận bể). Người phụ nữ khao khát một tình yêu đích thực, không nhẫn nhục, chịu đựng mà chủ động, quyết liệt tìm đến với chân trời yêu bao la.
  • Khổ 2:
    • Quy luật của sóng biển ngày xưa, ngày sau vẫn cồn cào trong lòng biển: (Ôi con sóng ngày xưa/Và ngày sau vẫn thế).
    • Quy luật của tình yêu: Vĩnh hằng, muôn thuở, nhất là trong trái tim tuổi trẻ: (Nỗi khát vọng tình yêu/Bồi hồi trong ngực trẻ).Khát khao mang tính nhân bản của loài người.

c. Kết luận

  • Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật của hai khổ thơ đầu:
    • Nghệ thuật: Nhân hóa, tương phản, ẩn dụ. Sóng là hình ảnh ẩn dụ của tâm trạng người phụ nữ đang yêu là sự hóa thân của tác giả.
    • Nội dung: Hai khổ thơ đầu giầu chất suy tư. Từ con sóng biển, Xuân Quỳnh không chỉ khám phá và biểu đạt những quy luật tình cảm của con người mà còn khẳng định tình yêu muôn thuở của nhân loại.

4. Soạn bài Sóng

Bài thơ Sóng được nhà thơ Xuân Quỳnh sáng tác vào năm 1967 trong chuyến đi thực tế vùng biển Diêm Điền, tỉnh Thái Bình. Bài thơ là tiếng lòng của một tâm hồn người phụ nữ đang yêu với những cung bậc cảm xúc khác nhau. Để hiểu sâu sắc hơn về bài thơ, các em có thể tham khảo bài soạn tại đây: Bài soạn Sóng.

5. Hỏi đáp về bài thơ Sóng

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

6. Một số bài văn mẫu về bài thơ Sóng

Sóng là một trong những bài thơ tiêu biểu của Xuân Quỳnh. Đó là tiếng lòng rạo rực đầy khát vọng của người phụ nữ đang đắm chìm trong hạnh phúc của tình yêu. Để có thể lập dàn ý chi tiết và viết một bài văn hoàn chỉnh về bài thơ này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 12 HỌC247

ZUNIA9
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF