YOMEDIA
NONE

Đàn ghi ta của Lor-ca - Thanh Thảo - Ngữ văn 12


Nội dung chính của bài học giúp các em hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp bi tráng của hình tượng Lor-ca qua mạch cảm xúc và suy tư đa chiều vừa sâu sắc, vừa mãnh liệt của tác giả bài thơ. Thấy được vẻ đẹp độc đáo trong hình thức thơ mang phong cách siêu thực, tượng trưng. Chúc các em có thêm nhiều tiết học hay, bổ ích và hấp dẫn hơn nữa.

ADSENSE
YOMEDIA
 

Tóm tắt bài

2.1. Tìm hiểu chung

a. Nhà thơ Thanh Thảo

  • Tên khai sinh: Hồ Thành Công sinh năm 1946.
  • Quê quán: Huyện Mộ Đức tỉnh Quảng Ngãi, ông t­ừng tham gia công tác ở chiến tr­ong miền Nam.
  • Tác phẩm:
    • Những ng­ời đi tới biển(1977).
    • Dấu chân qua trảng cỏ(1978).
    • Khối vuông ru- bích(1985).
  • Đặc điểm thơ
    • Tiếng nói của ng­ời tri thức suy t­ trăn trở về các vấn đề xã hội và thời đại.
    • Có xu hư­ớng đào sâu cái tôi nội cảm, tìm kiếm cách biểu đạt mới qua thơ tự do.

⇒ Kiểu thơ giàu suy tư­ mãnh liệt phóng túng trong cảm xúc

  • Cấu trúc thơ: mới mẻ sáng tạo theo mô hình khối vuông ru- bích.

b. Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca

  • Xuất xứ:
    • Rút trong tập “Khối vuông Ru – bích”.
    • Thể hiện tư duy thơ Thanh Thảo: giàu suy tư, nhuốm màu sắc tượng trưng, siêu thực.
  • Bố cục: Gồm 4 phần
  • Chủ đề:
    • Khắc hoạ cuộc đời nghệ sĩ Lor-ca với lý tưởng cách tân nghệ thuật và cái chết oan khuất.
    • Thể hiện niềm ngưỡng mộ và xót thương của tác giả đối với Lor-ca.

2.2. Đọc – hiểu văn bản

a. Hình tượng nghệ sĩ Lor-ca

  • Lor-ca, một con người tự do, nghệ sĩ cách tân trong khung cảnh chính trị và nghệ thuật TBN:
    • Áo choàng đỏ:
      • Gợi bản sắc văn hoá TBN.
      • H/ả Lor-ca như một đấu sĩ với khát vọng dân chủ trước nền chính trị TBN độc tài lúc bấy giờ.
    • Tiếng đàn:
      • Ghi ta: nhạc cụ của người TBN.
      • Tài năng nghệ thuật của Lor-ca với khát vọng cách tân nghệ thuật
    • Đi lang thang; vầng trăng chếnh choáng; yên ngựa mỏi mòn; hát nghêu ngao; li la…:
      • Phong cách nghệ sĩ dân gian tự do.
      • Sự cô đơn của Lor-ca trước thời cuộc chính trị, trước nghệ thuật TBN già cỗi.

⇒ Hình ảnh về người nghệ sĩ đơn độc Lorca đang một mình chống lại nền chính trị độc quyền và nền nghệ thuật già nua.

  • Lor-ca và cái chết oan khuất:
    • Hình ảnh:
      • Áo choàng bê bết đỏ ⇒ Gợi cảnh tượng khủng khiếp về cái chết của Lor-ca.
      • Tiếng ghi ta:
        • Nâu: trầm tĩnh, nghĩ suy.
        • Xanh: thiết tha, hy vọng.
        • Tròn bọt nước vỡ tan: bàng hoàng, tức tưởi.
        • Ròng ròng máu chảy: sự đau đớn, nghẹn ngào.         
    • Biện pháp nghệ thuật:
      • Đối lập: Hát nghêu ngao >< áo choàng bê bết đỏ 
        • Khát vọng  ><  hiện thực phũ phàng  
        • Tiếng hát yêu đời vô tư, tình yêu cái Đẹp >< hành động tàn ác, dã man.
      • Nhân hoá: Tiếng ghi ta… máu chảy.
      • Hoán dụ: Áo choàng, tiếng ghi ta Lor-ca.
      • Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Tiếng ghi ta vỡ ra thành màu sắc, hình khối, hành động…

     ⇒ Với việc sử dụng bpnt tài tình, tác giả đã khắc hoạ thật ấn tượng về cái chết đầy bi phẫn của người nghệ sĩ Lor-ca.

⇒ Cái chết oan khuất của Lor- ca gây lòng căm thù với bọn phát xít và sự thương cảm sâu sắc đối với người nghệ sĩ dân gian.

b. Nỗi xót thương và suy tư về cuộc giã từ của Lor-ca

  • Lời Lor-ca (đề từ): “Khi tôi chết …cây đàn.”
    • Niềm đam mê nghệ thuật.
    • Hãy biết quên nghệ thuật của Lor-ca để tìm hướng đi mới.
  • “Không ai chôn cất… cỏ mọc hoang”
    • Nghệ thuật của Lor-ca (cái Đẹp): có sức sống và lưu truyền mãi mãi như “cỏ mọc hoang”.
    • Phải chăng không ai dám vượt qua cái cũ, thần tượng để làm nên nghệ thuật mới.
  • Giọt nước mắt …trong đáy giếng:
    • Vầng trăng nơi đáy giếng: sự bất tử của cái Đẹp.
    • Đường chỉ tay: ẩn dụ về định mệnh nghiệt ngã.
    • Dòng sông, ghi ta màu bạc…: gợi cõi chết, siêu thoát.
    • Các hành động: ném lá bùa, ném trái tim: có ý nghĩa tượng trưng cho một sự giã từ, một sự lựa chọn.

⇒ Tiếng lòng tri âm sâu sắc đối với người nghệ sĩ, thiên tài Lor-ca.

c. Yếu tố âm nhạc trong bài thơ

  • Chuỗi âm thanh “ Li-la-li-la-li-la” luyến láy ở câu đầu và câu cuối như khúc dạo đầu và kết thúc bản nhạc.
  • Sự tri âm và kính trọng đối với Lor-ca - người nghệ sĩ thiên tài.
  • Tổng kết

    • Mời các em cùng tổng kết lại bài học bằng sơ đồ sau:

Bài tập minh họa

Ví dụ:

Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ “Đàn ghi-ta của Lor-ca” của Thanh Thảo:

"không ai chôn cất tiếng đàn

tiếng đàn như cỏ mọc hoang
giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng

đường chỉ tay đã đứt
dòng sông rộng vô cùng
Lorca bơi sang ngang
trên chiếc ghi ta màu bạc

chàng ném lá bùa cô gái di-gan
vào xoáy nước
chàng ném trái tim mình
vào lặng yên bất chợt

li-la li-la li-la…"

Gợi ý làm bài:

a. Mở bài

  • Giới thiệu Thanh Thảo dẫn vào bài thơ “Đàn ghi-ta của Lor-ca”.
  • Nêu vấn đề : Bài thơ có giá trị sâu sắc về nội dung và nghệ thuật, tiêu biểu là đoạn thơ sau trên.

b. Thân bài

  • Khái quát về bài thơ, đoạn thơ :
    • Giới thiệu vài nét về Lor-ca…
    • Nêu hoàn cảnh sáng tác, nội dung, bố cục vị trí đoạn thơ ở đề bài.
  • Phân tích nội dung, nghệ thuật đoạn thơ :
    • Bốn câu thơ đầu là suy ngẫm của nhà thơ Thanh Thảo về cuộc đời và sự nghiệp của Lor-ca. Trích thơ, phân tích các ý:
      • “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn” là lời di chúc của Lor-ca.
      • “Không ai chôn cất tiếng đàn….mọc hoang” là nỗi xót thương cái chết của một thiên tài, xót tiếc cho hành trình cách tân dang dở của Lor-ca và nghệ thuật Tây Ban Nha.
      • “Giọt nước mắt….đáy giếng”là cái chết không thể tiêu diệt được tâm hồn và sáng tạo nghệ thuật của Lor-ca.
    • Những câu thơ còn lại tiếp tục là những suy tư của nhà thơ Thanh Thảo về cái chết, cuộc giã từ của Lor-ca. Trích thơ, phân tích các ý:
      • Đường chỉ tay bé nhỏ, dòng sông rộng mênh mang, hay là phận người thì ngắn ngủi mà thế giới thì vô cùng. Lor-ca đi vào cõi khác với hình ảnh: “Lor-ca bơi sang ngang – trên chiếc ghi ta màu bạc”.
      • Các hành động ném lá bùa, ném trái tim vào xoáy nước, vào cõi lặng yên đều mang nghĩa tượng trưng cho sự giã từ và giải thoát, chia tay thực sự vời những ràng buộc và hệ luỵ trần gian…
    • Nghệ thuật :
      • Bút pháp vừa tả thực, vừa tượng trưng
      • Chuỗi âm “li-la li-la li-la” kết thúc bài thơ gợi lên tiếng vang của chùm hợp âm vĩ thanh, sau khi phần chính của bản nhạc đã được diễn tấu xong, hoặc khi ca khúc đã dừng lời.

c. Kết bài 

  • Kết luận chung về hình tượng Lor-ca, cảm nghĩ về bài thơ.

4. Soạn bài Cây đàn ghi ta của Lor-ca

Bài thơ Cây đàn ghi ta của Lor-ca của nhà thơ Thanh Thảo được rút ra từ tập "Khối vuông Ru-bích". Bài thơ khắc học cuộc đời và lí tưởng cách tân nghệ thuật cùng cái chết ona khuất của nghệ sĩ Lor-ca. Để nắm được những nội dung kiến thức cần đạt khi học tác phẩm này, các em có thể tham khảo bài soạn tại đây: Bài soạn Cây đàn ghi ta của Lor-ca.

5. Hỏi đáp về bài thơ Cây đàn ghi ta của Lor-ca

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

6. Một số bài văn mẫu về Cây đàn ghi ta của Lor-ca

Bài thơ Đàn ghi ta của Lorca như tiếng đàn thánh thót tiễn đưa người nghệ sĩ Lorca đa tài  nhưng không thoát khỏi sự éo le của số phận, cũng như thể hiện một cây bút xuất sắc trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam - Thanh Thảo - tác giả đầy nhiệt huyết, phản ánh tiếng nói của người tri thức đầy suy tư, trăn trở trước các vấn đề nóng bỏng của xã hội và thời đại. Để nắm được cách lập dàn bài và phân tích bài thơ này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 12 HỌC247

ZUNIA9
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF