Nội dung bài học trình bày cụ thể, tỉ mỉ về Đồng và hợp chất của đồng. Thông qua bài học các em học sinh biết được vị trí của Đồng trong Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học; cấu tạo nguyên tử, tính chất vật lí - hóa học và phương pháp điều chế. Biết được tính chất và ứng dụng của một số hợp chất quan trọng của Đồng như oxit, hidroxit và muối Đồng (II).
Tóm tắt lý thuyết
2.1. Đồng
a. Vị trí trong Bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử
- Kim loại chuyển tiếp, thuộc nhóm IB, Chu kỳ 4, Số hiệu NT là 29
- Cấu hình e: 1s22s22p63s23p63d104s1. hoặc: [Ar]3d104s1.
b. Tính chất vật lí
Quan sát một cây Bonsai làm bằng Đồng:
- Là kim loại màu đỏ, dẻo, dễ kéo sợi và tráng mỏng.
- Dẫn điện và nhiệt rất cao (chỉ kém hơn bạc)
c. Tính chất hóa học
Cu là KL kém hoạt động; có tính khử yếu.
- Phản ứng với Phi kim
+ Khi đốt nóng 2Cu + O2 → 2CuO (đồng II oxit)
+ Cu td Với Cl2, Br2, S… ở nhiệt độ thường hoặc đun nóng.
- Tác dụng với Axit HNO3, H2SO4 đặc nóng:
\(3\mathop {Cu}\limits^0 + 8H\mathop {N{O_3}}\limits^{ + 5} (l) \to 3\mathop {Cu}\limits^{ + 2} {(N{0_3})_2} + 2\mathop {NO \uparrow }\limits^{ + 2} + 4{H_2}O\)
\(\mathop {Cu}\limits^0 + 4H\mathop {N{O_3}}\limits^{ + 5} (d) \to \mathop {Cu}\limits^{ + 2} {(N{O_3})_2} + 2\mathop {N{O_2}}\limits^{ + 4} + 2{H_2}O\)
\(\mathop {Cu}\limits^0 + 2{H_2}\mathop S\limits^{ + 6} {O_4} \to CuS{O_4} + \mathop S\limits^{ + 4} {O_2} + 2{H_2}O\)
2.2. Hợp chất của Đồng
Đặc điểm | Đồng (II) oxit | Đồng (II) hidroxit | Muối Đồng (II) |
Tính chất vật lí |
CuO là chất rắn, màu đen |
Cu(OH)2 Chất rắn, màu xanh |
CuSO4 (khan) màu trắng, chất rắn. CuSO4 hấp thụ nước tạo thành CuSO4.5H2O màu xanh. |
Tính chất hóa học |
CuO là oxit bazơ CuO+H2SO4→CuSO4 + H2O |
- Cu(OH)2 có tính bazơ Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O - Dễ bị nhiệt phân: Cu(OH)2 \(\overset{t^{0}}{\rightarrow}\) CuO + H2O |
CuSO4.5H2O\(\overset{t^{0}}{\rightarrow}\)CuSO4 + 5H2O |
- Là kim loại quan trọng trong Công nghiệp và kĩ thuật
- 50% sản lượng Đồng làm dây dẫn điện và 30% làm hợp kim
- Dung dịch CuSO4 dùng chữa bệnh mốc sương cho cà chua, khoai tây
- Dùng để chế sơn vô cơ màu xanh
- CuSO4 (khan) dùng để phát hiện dấu vết của nước trong các chất lỏng
Bài tập minh họa
3.1. Bài tập Đồng và hợp chất của Đồng - Cơ bản
Bài 1:
Nhận biết các dung dịch sau bằng Cu: HCl, HNO3, NaOH, AgNO3, NaNO3. Giải thích hiện tượng xảy ra .
Hướng dẫn:
Đánh số thứ tự các ống nghiệm lần lượt là (1), (2), (3), (4), (5)
HCl (1); HNO3 (2); NaOH (3); AgNO3 (4); NaNO3 (5)
Cho Cu vào ta thấy: (2) có khí màu nâu thoát ra, (4) có Ag kết tủa
Lấy (4) cho vào những chất còn lại thấy (1) cho kết tủa AgCl \(\downarrow\)
lấy (1) trộn 3 ; 5
8HCl + 8NaNO3 + Cu \(\rightarrow\) 3Cu(NO3)2 + 4H2O + 8NaCl + NO\(\nearrow\)
Bài 2:
Thực hiện các thí nghiệm với hỗn hợp X gồm Ag và Cu:
(a) Cho X vào bình chứa một lượng khí O3 (ở điều kiện thường.)
(b) Cho X vào một lượng dư dung dịch HNO3 (đặc.)
(c) Cho X vào một lượng dư dung dịch HCl (không có mặt O2).
(d) Cho X vào một lượng dư dung dịch FeCl3.
Thí nghiệm mà Cu bị oxi hóa còn Ag không bị oxy hóa là?
Hướng dẫn:
(a) Cả 2 chất cùng bị oxi hóa
(b) Cả 2 chất cùng bị oxi hóa
(c) Cả 2 chất cùng bị oxi hóa
(d) Chỉ có Cu bị oxi hóa còn Ag thì không bị oxi hóa
Bài 3:
Hòa tan hoàn toàn 3,2 gam Cu bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được x lít SO2 (là sản phẩm khử duy nhất của S+6, ở đktc). Giá trị của x là:
Hướng dẫn:
Bảo toàn e:
\(\\ 2n_{Cu} = 2n_{SO_{2}} \Rightarrow n_{SO_{2}}= 0,05 \ mol \\ \Rightarrow V_{SO_{2}} = x = 1,12 \ lit\)
Bài 4:
Dung dịch CuSO4 loãng được dùng làm thuốc diệt nấm cho hoa. Để điều chế 800 gam dung dịch CuSO4 5%, người ta hòa tan CuSO4.5H2O vào nước. Khối lượng CuSO4.5H2O cần dùng là?
Hướng dẫn:
Ta có: \({n_{CuS{O_4}}} = \frac{{800.0,05}}{{160}} = 0,25\,mol \Rightarrow {m_{CuS{O_4}.5{H_2}O}} = 62,5gam\)
3.2. Bài tập Đồng và hợp chất của Đồng - Nâng cao
Bài 1:
Cho m gam hỗn hợp bột X gồm FexOy, CuO và Cu (x, y nguyên dương) vào 500 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch Y (không chứa HCl) và còn lại 3,2 gam kim loại không tan. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3, thu được 175,9 gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
Hướng dẫn:
Vì còn Cu dư ⇒ dung dịch chỉ có FeCl2 và CuCl2 (axit đã hết theo đề bài cho)
\(n_{FeCl_{2}} = x ; \ n_{CuCl_{2}} = y\)
⇒ nHCl = 2x + 2y (Bảo toàn Clo) = 1 mol
mkết tủa = mAg + mAgCl = 108x + 143,5.1 = 175,9
\((n_{Ag} = n_{FeCl_{2}} ; \ n_{AgCl} = n_{HCl})\)
⇒ x = 0,3; y = 0,2 mol
Lại có: nO = ½ nHCl = 0,5 mol
⇒ m = mFe + mCu + mO = 56.0,3 + 64.0,2 + 3,2 + 0,5.16 = 40,8g
Bài 2:
Hoà tan hoàn toàn 30,4 gam chất rắn X gồm Cu, CuS, Cu2S và S bằng dung dịch HNO3 dư, thấy thoát ra 20,16 lít NO (đktc) và dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
Hướng dẫn:
Coi hỗn hợp đầu gồm Cu và S phản ứng tạo Cu2+ và SO42-
Ta có: 64nCu + 32nS = 30,4 g
Bảo toàn e: 2nCu + 6nS = 3nNO = 2,7 mol
⇒ nCu = 0,3; nS = 0,35 mol
Sau phản ứng có 0,3 mol Cu2+ và 0,35 mol SO42- tác dụng với Ba(OH)2
Tạo kết tủa gồm: 0,3 mol Cu(OH)2; 0,35 mol BaSO4
⇒ m = 110,95 g
4. Luyện tập Bài 35 Hóa học 12
Sau bài học cần nắm:
- Vị trí của Đồng trong Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- Cấu tạo nguyên tử, tính chất vật lí - hóa học và phương pháp điều chế.
- Tính chất và ứng dụng của một số hợp chất quan trọng của Đồng như oxit, hidroxit và muối Đồng (II).
4.1. Trắc nghiệm
Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hoá học 12 Bài 35 có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.
-
- A. Dung dịch Cu(NO3)2 dư
- B. Dung dịch MgSO4 dư
- C. Dung dịch Fe(NO3)2 dư
- D. Dung dịch FeCl3 dư
-
- A. Thanh Fe có màu trắng và dung dịch nhạt dần màu xanh
- B. Thanh Fe có màu đỏ và dung dịch nhạt dần màu xanh
- C. Thanh Fe có màu xám và dung dịch nhạt dần màu xanh
- D. Thanh Fe có màu đỏ và dung dịch dần có màu xanh
-
- A. Cu
- B. Au
- C. Al
- D. Ag
-
- A. 10.
- B. 9.
- C. 12.
- D. 11.
-
- A. Cu, Fe, ZnO, MgO
- B. Cu, Fe, Zn, Mg
- C. Cu, Fe, Zn, MgO
- D. Cu, FeO, ZnO, MgO
-
- A. 25,4 gam
- B. 31,8 gam
- C. 24,7 gam
- D. 21,7 gam
-
- A. 2,3 gam
- B. 3,2 gam
- C. 4,48 gam
- D. 4,42 gam
Câu 8-20: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
4.2. Bài tập SGK và Nâng cao
Các em có thể hệ thống lại nội dung bài học thông qua phần hướng dẫn Giải bài tập Hoá học 12 Bài 35.
Bài tập 1 trang 158 SGK Hóa học 12
Bài tập 2 trang 159 SGK Hóa học 12
Bài tập 3 trang 159 SGK Hóa học 12
Bài tập 4 trang 159 SGK Hóa học 12
Bài tập 5 trang 159 SGK Hóa học 12
Bài tập 6 trang 159 SGK Hóa học 12
Bài tập 1 trang 213 SGK Hóa 12 Nâng cao
Bài tập 2 trang 213 SGK Hóa 12 Nâng cao
Bài tập 3 trang 213 SGK Hóa 12 Nâng cao
Bài tập 4 trang 213 SGK Hóa 12 Nâng cao
Bài tập 5 trang 213 SGK Hóa học 12 nâng cao
Bài tập 6 trang 213 SGK Hóa 12 Nâng cao
Bài tập 7 trang 213 SGK Hóa 12 Nâng cao
Bài tập 35.1 trang 83 SBT Hóa học 12
Bài tập 35.2 trang 83 SBT Hóa học 12
Bài tập 35.3 trang 84 SBT Hóa học 12
Bài tập 35.4 trang 84 SBT Hóa học 12
Bài tập 35.5 trang 84 SBT Hóa học 12
Bài tập 35.6 trang 84 SBT Hóa học 12
Bài tập 35.7 trang 84 SBT Hóa học 12
Bài tập 35.8 trang 85 SBT Hóa học 12
Bài tập 35.9 trang 85 SBT Hóa học 12
Bài tập 35.10 trang 85 SBT Hóa học 12
Bài tập 35.11 trang 85 SBT Hóa học 12
Bài tập 35.12 trang 85 SBT Hóa học 12
Bài tập 35.13 trang 85 SBT Hóa học 12
Bài tập 35.14 trang 86 SBT Hóa học 12
Bài tập 35.15 trang 86 SBT Hóa học 12
Bài tập 35.16 trang 86 SBT Hóa học 12
Bài tập 35.17 trang 86 SBT Hóa học 12
Bài tập 35.18 trang 86 SBT Hóa học 12
Bài tập 35.19 trang 86 SBT Hóa học 12
Bài tập 35.20 trang 87 SBT Hóa học 12
Bài tập 35.21 trang 87 SBT Hóa học 12
5. Hỏi đáp về Bài 35 Chương 7 Hoá học 12
Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa HOC247 thảo luận và trả lời nhé.