Giải bài 7 tr 80 sách GK Lý lớp 12
Mạch điện xoay chiều gồm điện trở \(\small R = 40 \Omega\) ghép nối tiếp với cuộn cảm thuần L. Cho biết điện áp tức thời hai đầu mạch \(\small u = 80cos100 \pi t (V)\)và điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn cảm \(\small U_L = 40 V\).
a) Xác định \(\small Z_L\).
b) Viết công thức của i.
Hướng dẫn giải chi tiết bài 7
Nhận định và phương pháp:
Bài 7 là dạng bài tính giá trị của cảm kháng \(\small Z_L\) và viết biểu thức của cường độ dòng điện tức thời i trong một mạch điện xoay chiều chỉ chứa điện trở nối tiếp với cuộn cảm thuần , dữ kiện đề bài cho ta là các thông số của R, \(U_L\) và biểu thức điện áp 2 đầu mạch dưới dạng \(\small u = U_0cos(\omega t+\varphi )\)
Cách giải :
-
Ta tiến hành giải bài này theo các bước như sau:
-
Bước 1: Tính điện áp \(U_R\) giữa hai đầu điện trở : UR =
-
Bước 2: Tính cường độ dòng điện hiệu dụng: I =
-
Bước 3: Suy ra giá trị của dung kháng \(Z_L\) bằng công thức \(\frac{U_{L}}{I}\)
-
Bước 4: Tính độ lệch pha dựa vào công thức: \(tan\varphi =\frac{Z_L}{R}\Rightarrow \varphi\)
-
Bước 5: Sau khi đã tính được \(\varphi\) , ta sẽ suy ra :\(\varphi _u=\varphi _i+\varphi\) ⇒ \(\varphi _i=\varphi_u -\varphi\) ⇒ i trễ pha hơn u một góc \(\small \frac{\pi }{4}\).
-
Bước 6: Viết lại Biểu thức Cường độ dòng điện tức thời trong mạch là: \(i=I_0.cos(\omega t+\varphi _i) (A)\)
-
Lời giải:
-
Áp dụng phương pháp trên để giải bài 7 như sau:
-
Ta có:
-
Ta có: U2 = U2R + U2L => UR = = = 40 V.
-
Cường độ dòng điện hiệu dụng: I = = = 1 A.
-
a. Cảm kháng: ZL = = = 40 Ω
b. Độ lệch pha: tanφ = = 1 => φ = \(+\small \frac{\pi }{4}\).
- \(\varphi _u=\varphi _i+\varphi\) ⇒ \(\varphi _i=\varphi_u -\varphi\)= \(-\frac{\pi }{4}\)
Tức là i trễ pha hơn u một góc \(\small \frac{\pi }{4}\).
Vậy biểu thức tức thời của cường độ dòng điện là: \(i=\sqrt{2}cos(100\pi t-\frac{\pi }{4}) (A)\)
-- Mod Vật Lý 12 HỌC247
-
Đặt điện áp \(u=400\sqrt{2}\cos 100\pi t\) (u tính bằng V, t tính bằng s) vào hai đầu đoạn mạch AB gồm điện trở thuần 50Ω mắc nối tiếp với đoạn mạch X. Cường độ dòng điện hiệu dung qua đoạn mạch là 2A. Biết trong một chu kỳ khoảng thời gian điện áp hai đầu đoạn mạch sinh công âm bằng 20/3 ms. Công suất tiêu thụ điện của đoạn mạch X là?
bởi Anh Nguyễn 16/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Đặt điện áp xoay chiều \(u={{U}_{0}}\cos 100\pi t\left( V \right)\) (t tính bằng giây) vào hai đoạn mạch RLC mắc nối tiếp. Trong một chu kỳ, khoảng thời gian điện áp hai đầu đoạn mạch sinh công âm bằng 5,9ms. Tính hệ số công suất của mạch?
bởi Dang Thi 16/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Đặt điện áp \(u=400\cos 100\pi t\)(u tính bằng V, t tính bằng s) vào hai đầu đoạn mạch AB gồm điện trở thuần 75Ω mắc nối tiếp với đoạn mạch X. Cường độ dòng điện hiệu dụng qua đoạn mạch là 2A. Biết ở thời điểm t, điện áp tức thời giữa hai đầu AB có giá trị 400 V, ở thời điểm t + 1/400 (s) cường độ dòng điện tức thời qua đoạn mạch bằng không và đang giảm. Công suất tiêu thụ điện của đoạn mạch X là?
bởi hi hi 16/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Đặt điện áp 200 V − 50 Hz vào hai đầu đoạn mạch AB gồm điện trở thuần 25 Ω mắc nối tiếp với đoạn mạch X. Cường độ dòng điện hiệu dụng qua đoạn mạch là 2 A. Biết ở thời điểm t0, điện áp tức thời giữa hai đầu AB có giá trị 200 V và đang tăng; ở thời điểm t0 + 1/600 (s), cường độ dòng điện tức thời qua đoạn mạch bằng 2 A và đang giảm. Tính độ lệch pha của điện áp hai đầu đoạn mạch AB so với dòng điện qua mạch. Công suất tiêu thụ điện của đoạn mạch AB và đoạn mạch X.
bởi Mai Trang 16/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Mạch điện xoay chiều nối tiếp AB tần số 50 Hz gồm điện trờ thuần R, cuộn cảm thuần L và tụ điện C (R, L, C khác 0 và hữu hạn). Biên độ của điện áp hai đầu đoạn AB và trên L lần lượt là U0 và UOL. Ở thời điểm t1 điện áp tức thời hai đầu đoạn mạch AB bằng +0,5U0 và sau khoảng thời gian ngắn nhất 1/400 s điện áp tức thời trên L bằng \(+{{U}_{0L}}/\sqrt{2}\) Điện áp hai đầu đoạn mạch?
bởi Suong dem 17/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Mạch điện xoay chiều nối tiếp AB gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần L và tụ điện C (R, L, C khác 0 và hữu hạn). Biên độ của điện áp hai đầu đoạn AB và trênL lầ lượt là U0 và UOL. Ở thời điểm t điện áp tức thời hai đầu đoạn mạch AB bằng +0,5U0 và điện áp tức thời trên L bằng +UOL/ \(\sqrt{2}\) . Điện áp hai đầu đoạn mạch?
bởi Phong Vu 17/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một học sinh xác định điện dung của tụ điện bằng cách đặt điện áp \(U={{U}_{0}}\cos \omega t\) U0 không đổi, ω = 314 rad/s) vào hai đầu một đoạn mạch gồm tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp với biến trở R. Biết \(\frac{1}{{{U}^{2}}}=\frac{2}{U_{0}^{2}}+\frac{2}{U_{0}^{2}{{\omega }^{2}}{{C}^{2}}}.\frac{1}{{{R}^{2}}}\) trong đó, điện áp u giữa hai đầu R được đo bằng đồng hồ đo điện đa năng hiện số. Dựa vào kết quả thực nghiệm đo được trên hình vẽ, học sinh này tính được giá trị của C là?
bởi Nguyễn Thanh Hà 16/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Đặt một điện áp \(u=20\sqrt{2}\cos 100\pi t\) (V), (t đo bằng giây) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R nối tiếp với cuộn dây có hệ số tự cảm L = 0,12/π (H) và điện trở thuần 9 Ω thì điện áp hiệu dụng trên R là 5 V? V. Hãy tính điện trở R.
bởi Hữu Nghĩa 17/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một mạch điện gồm một cuộn dây có điện trở thuần r hệ số tự cảm L nối tiếp với một tụ điện C được mắc vào một hiệu điện thế xoay chiều. Cường độ hiệu dụng của dòng điện qua mạch đo được I = 0,2 A. Hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch, giữa hai đầu cuộn dây, giữa hai bản tụ điện có giá trị lần lượt là 120 V, 160 V, 56 V. Điện trở thuần của dây là?
bởi can tu 16/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Đoạn mạch xoay chiều gồm biến trở R, tụ điện C và cuộn thuần cảm L mắc nối tiếp. Khi điều chỉnh biến trở ở giá trị nào đó thì điện áp hiệu dụng đo được trên biến trở, tụ điện và cuộn cảm lần lượt là 50 V, 90 V và 40 V. Điều chỉnh để giá trị biến trở lớn gấp đôi so với lúc đầu thì điện áp hiệu dụng trên biến trở là ?
bởi bach hao 17/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Đoạn mạch xoay− chiều nối tiếp gồm điện trở thuần R, tụ điện C và cuộn cảm thuần L. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều ổn định thì điện áp hiệu dụng trên R, L và C lần lượt là 60 V, 120 V và 40 V. Thay C bởi tụ điện C’ thì điện áp hiệu dụng trên tụ là 100 V, khi đó, điện áp hiệu dụng trên R là ?
bởi Bo Bo 16/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho mạch điện xoay chiều không phân nhánh RLC, cuộn dây thuần cảm và \({{Z}_{L}}=8R/3=2{{Z}_{C}}\) . Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch là 200 V. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở R là?
bởi Mai Vàng 16/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Đặt điện áp 50 V − 50 Hz vào đoạn mạch nối tiếp gồm điện trở 40 Ω và cuộn dây thuần cảm thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm là UL = 30 V. Độ tự cảm của cuộn dây là?
bởi Anh Thu 17/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho một đoạn mạch RLC không phân nhánh (cuộn dây cảm thuần). Gọi UR, UL, UC lần lượt là điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở thuần, hai đầu cuộn dây và hai đàu tụ điện. Biết \({{U}_{R}}={{U}_{C}}=0,5{{U}_{L}}\) thì dòng điện qua mạch sẽ?
bởi Phong Vu 16/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch AB theo thứ tự gồm cuộn dây thuần cảm L có cảm kháng 100\(\sqrt{3}\Omega \), điện trở R = 100 Ω và tụ điện C có dung kháng \(200\sqrt{3}\Omega \) mắc nối tiếp, M là điểm giữa L và R, N là điểm giữa của R và C.
bởi thuy linh 16/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho đoạn mạch điện xoay chiều gồm cuộn dây mắc nối tiếp với tụ điện. Độ lệch pha của điện áp giữa hai đầu cuộn dây so với cường độ dòng điện trong mạch là π/3. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn dây bằng \(\sqrt{3}\) lần điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện. Độ lệch pha của điện áp giữa hai đầu cuộn dây so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch trên là?
bởi Nguyễn Minh Hải 16/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho mạch điện xoay chiều tần số 50 (Hz) nối tiếp theo đúng thứ tự: điện trở thuần 50 (Ω); cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm \(0,5/\pi \)(H) và tụ điện có điện dung \(0,1/\pi \) (mF). Tính độ lệch pha giữa uRL và uLC
bởi Hoàng giang 17/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp theo đúng thứ tự gồm cuộn thuần cảm có cảm kháng 14 (Ω), điện trở thuần 8 Ω , tụ điện có dung kháng 6 (Ω). Đồ thị phụ thuộc thời gian của điện áp hai đầu mạch có dạng như hình vẽ. Điện áp hiệu dụng trên đoạn RC là ?
bởi Nguyen Dat 17/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho một mạch điện mắc nối tiếp gồm một điện trở R = 40 (Ω), cuộn cảm thuần có độ tự cảm L = 1,6/π (H) và một tụ điện có điện dung \(C={{4.10}^{-4}}/\pi \) (F). Đồ thị phụ thuộc thời gian của dòng điện qua mạch có dạng như hình vẽ. Điện áp hiệu dụng hai đầu đoạn mạch là?
bởi Nguyễn Vũ Khúc 16/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Đặt một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng và tần số không đổi lần lượt vào hai đầu điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, tụ điện có điện dung C thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua mạch tương ứng là 0,25 A; 0,5 A; 0,3 A. Nếu đặt điện áp xoay chiều này vào hai đầu đoạn mạch gồm ba phần tử trên mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua mạch là ?
bởi Nguyen Dat 16/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một mạch điện mắc nối tiếp theo đúng thứ tự gồm điện trở thuần R = 30 Ω, tụ điện 1 có điện dung \({{C}_{1}}=1/\left( 3\pi \right)\) (mF) và tụ điện 2 có điện dung \({{C}_{1}}=1/\pi \) (mF). Điện áp hai đầu đoạn mạch là \(u=100\sqrt{2}\cos \left( 100\pi t \right)\) (V). Cường độ hiệu dụng trong mạch là?
bởi Hương Tràm 16/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Đặt điện áp xoay chiều u có tần số góc 173,2 rad/s vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở R và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được. Gọi i là cường độ dòng điện trong đoạn mạch, φ là độ lệch pha giữa u và i. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của φ theo L. Giá trị của R là ?
bởi Thành Tính 17/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một đoạn mạch xoay chiều AB gồm hai đoạn mạch AM và MB mắc nối tiếp. Đoạn mạch AM có điện trở thuần 40Ω mắc nối tiếp với tụ điện, đoạn mạch MB chỉ cuộn dây có điện trở thuần 20Ω , có cảm kháng ZL. Dòng điện qua mạch và điện áp hai đầu đoạn mạch AB luôn lệch pha nhau 60° ngay cả khi đoạn mạch MB bị nối tắt. Tính ZL.
bởi Tường Vi 17/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Đặt một điện áp xoay chiều vào hai đầu một đoạn mạch mắc nối tiếp gồm tụ điện có dung kháng \(200\Omega \), điện trở thuần \(30\sqrt{3}\Omega \) và cuộn cảm có điện trở \(50\sqrt{3}\Omega \) có cảm kháng \(280\Omega \) . Điện áp hai đầu đoạn mạch?
bởi Tran Chau 16/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Mạch điện nối tiếp gồm điện trở R = 60 (\(\Omega \)), cuộn dây có điện trở thuần r = 40 (\(\Omega \)) có độ tự cảm \(L=0,4/\pi \left( H \right)\) (H) và tụ điện có điện dung \(C=1/\left( 14\pi \right)\left( mF \right)\) (mF). Mắc mạch vào nguồn điện xoay chiều tần số góc \(100\pi \left( rad/s \right)\) (rad/s). Tổng trở của mạch điện là
bởi Meo Thi 16/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một khung dây quay đều trong từ trường \(\vec{B}\) vuông góc với trục quay của khung với tốc độ n = 1800 vòng/ phút. Tại thời điểm t = 0, véctơ pháp tuyến \(\vec{n}\) của mặt phẳng khung dây hợp với \(\vec{B}\) một góc 300. Từ thông cực đại gởi qua khung dây là 0,01Wb. Biểu thức của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung là?
bởi Bo bo 13/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một khung dây dẫn hình chữ nhật có 100 vòng, diện tích mỗi vòng 600 cm2, quay đều quanh trục đối xứng của khung với vận tốc góc 120 vòng/phút trong một từ trường đều có cảm ứng từ bằng 0,2T. Trục quay vuông góc với các đường cảm ứng từ. Chọn gốc thời gian lúc vectơ pháp tuyến của mặt phẳng khung dây ngược hướng với vectơ cảm ứng từ. Biểu thức suất điện động cảm ứng trong khung là?
bởi Ánh tuyết 14/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Đặt vào hai đầu một tụ điện điện áp xoay chiều có biểu thức u = U0cosωt..Điện áp và cường độ dòng điện qua tụ điện tại thời điểm t1, t2 tương ứng lần lượt là: u1= 60V; i1 = \(\sqrt{3}\)A; u2 = \(\sqrt{2}\)V ; i2 =\(\sqrt{2}\) A . Biên độ của điện áp giữa hai bản tụ và cường độ dòng điện qua bản tụ lần lượt là?
bởi hà trang 14/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện RLC nối tiếp một hiệu điện thế xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi (cuộn dây thuần cảm ) thì hiệu điện thế hiệu dụng trên các phần tử R,L,C đều bằng nhau và bằng 20V. Khi tụ bị nối tắt thì hiệu điện thế hiệu dụng hai đầu điện trở bằng?
bởi Thanh Nguyên 14/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Mạch điện RCL nối tiếp có C thay đổi được. Điện áp hai đầu đoạn mạch \(u=150\sqrt{2}cos100\pi t(V)\) Khi \(C=C_{1}=62,5/\pi (\mu F)\) thì mạch tiêu thụ công suất cực đại Pmax = 93,75 W. Khi \(C=C_{2}=1/9\pi (mF)\) thì điện áp hai đầu đoạn mạch RC và cuộn dây vuông pha với nhau, điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn dây khi đó là?
bởi Lê Tấn Vũ 14/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hai cuộn dây nối tiếp với nhau trong một mạch điện xoay chiều. Cuộn 1 có điện trở thuần r1 lớn gấp \(\sqrt{3}\) lần cảm kháng ZL1 của nó, điện áp trên cuộn 1 và 2 có cùng giá trị hiệu dụng nhưng lệch pha nhau \(\pi /3\). Tỷ số độ tự cảm L1/L2 của 2 cuộn dây?
bởi Nhật Duy 13/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời
Bài tập SGK khác
Bài tập 5 trang 79 SGK Vật lý 12
Bài tập 6 trang 79 SGK Vật lý 12
Bài tập 8 trang 80 SGK Vật lý 12
Bài tập 9 trang 80 SGK Vật lý 12
Bài tập 10 trang 80 SGK Vật lý 12
Bài tập 11 trang 80 SGK Vật lý 12
Bài tập 12 trang 80 SGK Vật lý 12
Bài tập 14.1 trang 38 SBT Vật lý 12
Bài tập 14.2 trang 38 SBT Vật lý 12
Bài tập 14.3 trang 38 SBT Vật lý 12
Bài tập 14.4 trang 39 SBT Vật lý 12
Bài tập 14.5 trang 39 SBT Vật lý 12
Bài tập 14.6 trang 39 SBT Vật lý 12
Bài tập 14.7 trang 39 SBT Vật lý 12
Bài tập 14.8 trang 40 SBT Vật lý 12
Bài tập 14.9 trang 40 SBT Vật lý 12
Bài tập 14.10 trang 40 SBT Vật lý 12
Bài tập 14.11 trang 41 SBT Vật lý 12
Bài tập 14.12 trang 41 SBT Vật lý 12
Bài tập 14.13 trang 41 SBT Vật lý 12
Bài tập 14.14 trang 41 SBT Vật lý 12
Bài tập 14.15 trang 41 SBT Vật lý 12
Bài tập 1 trang 157 SGK Vật lý 12 nâng cao
Bài tập 2 trang 157 SGK Vật lý 12 nâng cao