Giải bài 1 tr 9 sách GK Toán GT lớp 12
Xét sự đồng biến, nghịch biến của các hàm số:
a) \(y = 4 + 3x - x^2\).
b) \(y =\frac{1}{3} x^3 + 3x^2 - 7x - 2\).
c) \(y = x^4 - 2x^2 + 3\).
d) \(y = -x^3 + x^2 - 5\).
Hướng dẫn giải chi tiết bài 1
Phương pháp giải:
Với bài toán xét sự đồng biến và nghịch biến của hàm số ta thực hiện bốn bước sau:
Bước 1: Tìm tập xác định của hàm số.
Bước 2: Tính đạo hàm \(f'(x)=0\). Tìm các điểm \(x_i\) (i= 1 , 2 ,..., n) mà tại đó đạo hàm bằng 0 hoặc không xác định.
Bước 3: Sắp xếp các điểm xi theo thứ tự tăng dần và lập bảng biến thiên.
Bước 4: Nêu kết luận về các khoảng đồng biến, nghịch biến của hàm số.
Bên cạnh đó các em cần ôn lại các định lý về dấu của nhị thức bậc nhất và tam thức bậc hai đã học ở lớp 10 để xét dấu đạo hàm của các hàm số một cách chính xác nhất.
Lời giải:
Với các bước làm như trên chúng ta làm câu a, b, c, d bài 1 như sau:
Câu a:
Xét hàm số \(y = 4 + 3x - x^2\)
Tập xác định: \(D=\mathbb{R};\)
\(y' = 3 - 2x \Rightarrow y' = 0 \Leftrightarrow 3-2x=0\Leftrightarrow x = \frac{3}{2}\).
Với \(x=\frac{3}{2}\Rightarrow y=\frac{25}{4}\)
Bảng biến thiên:
Từ bảng biến thiên ta thấy: Hàm số đồng biến trên khoảng (\(-\infty\); \(\frac{3}{2}\)) và nghịch biến trên khoảng (\(\frac{3}{2}\); \(+\infty\)).
Câu b:
Xét hàm số \(y =\frac{1}{3} x^3 + 3x^2 - 7x - 2\)
Tập xác định: \(D=\mathbb{R};\)
\(y' = {x^2} + 6x - 7 \Rightarrow y' = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 1\\ x = - 7 \end{array} \right..\)
Với \(x=-7 \Rightarrow y=\frac{239}{3}\)
Với \(x=1 \Rightarrow y=-\frac{17}{3}\)
Bảng biến thiên:
Từ bảng biến thiên ta thấy: Hàm số đồng biến trên các khoảng (\(-\infty\) ; -7), (1 ; \(+\infty\)) và nghịch biến trên khoảng (-7;1).
Câu c:
Xét hàm số \(y = x^4 - 2x^2 + 3\)
Tập xác định: \(D=\mathbb{R};\)
\(\begin{array}{l} y' = 4{x^3} - 4x = 4x({x^2} - 1)\\ y' = 0 \Leftrightarrow 4x({x^2} - 1) \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = - 1\\ x = 0\\ x = 1 \end{array} \right. \end{array}\)
Với x=-1 ta có y=2.
Với x=0 ta có y=0.
Với x=1 ta có y=2.
Bảng biến thiên:
Từ bảng biến thiên ta thấy: Hàm số đồng biến trên các khoảng \((-1 ; 0), (1 ; +\infty)\); nghịch biến trên các khoảng \((-\infty; -1), (0 ; 1)\).
Câu d:
Xét hàm số \(y = -x^3 + x^2 - 5\)
Tập xác định: \(D=\mathbb{R};\)
\(\begin{array}{l} y' = - 3{x^2} + 2x\\ y' = 0 \Leftrightarrow - 3{x^2} + 2x \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l} x = 0\\ x = \frac{2}{3} \end{array} \right. \end{array}\)
Với \(x=0\Rightarrow y=-5.\)
Với \(x=\frac{2}{3}\Rightarrow -\frac{131}{27}.\)
Bảng biến thiên:
Từ bảng biến thiên ta thấy: Hàm số đồng biến trên khoảng \(( 0 ; \frac{2}{3} )\) và nghịch biến trên các khoảng \((-\infty; 0), ( \frac{2}{3}; +\infty).\)
-- Mod Toán 12 HỌC247
-
ảnh đây ạ absfiinwanfandajngaibgierabai
Theo dõi (1) 0 Trả lời -
từ 1 đến 2019 có bao nhiêu số chia hết cho cả 2 và 5
Theo dõi (0) 2 Trả lời -
Thực hiện chứng minh rằng hàm số \(f(x) = \tan x - x\) đồng biến trên nửa khoảng \(\left[ {0;{\pi \over 2}} \right)\)
bởi Trong Duy 13/10/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho biết hàm số \(f(x) = 2\sin x + \tan x - 3x\). Chứng minh rằng hàm số đồng biến trên nửa khoảng \(\left[ {0;{\pi \over 2}} \right)\)
bởi Nguyễn Thị Thúy 12/10/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho biết hàm số \(f(x) = 2{x^2}\sqrt {x - 2} \). Chứng minh rằng phương trình \(2{x^2}\sqrt {x - 2} = 11\) có một nghiệm duy nhất.
bởi Van Dung 12/10/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho biết hàm số \(f(x) = 2{x^2}\sqrt {x - 2} \). Chứng minh rằng hàm số f đồng biến trên nửa khoảng \({\rm{[}}2; + \infty )\)
bởi Trieu Tien 13/10/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho biết hàm số f:\(\left( {{{ - \pi } \over 4};{\pi \over 4}} \right) \to R\) xác đinh bởi \(f(x) = \cos x{\rm{ + }}\sin x\tan {x \over 2}\). Tìm đạo hàm của hàm số f(x)
bởi Lê Minh Trí 12/10/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Với các giá trị nào của a, hàm số: \(f(x) =- {1 \over 3}{x^3} + 2{x^2} + (2a + 1)x - 3a + 2\) nghịch biến trên \(\mathbb R\) ?
bởi Lê Bảo An 12/10/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hãy chứng minh rằng hàm số \(f(x) = x + c{\rm{o}}{{\rm{s}}^2}x\) đồng biến trên \(\mathbb R\)
bởi bach hao 12/10/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Em hãy chứng minh rằng: Hàm số \(y = - x + \sqrt {{x^2} + 8} \) nghịch biến trên \(\mathbb R\)
bởi thủy tiên 13/10/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Em hãy chứng minh rằng: Hàm số \(y = {{2{x^2} + 3x} \over {2x + 1}}\) đồng biến trên mỗi khoảng xác định của nó
bởi Trần Thị Trang 13/10/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Em hãy chứng minh rằng: Hàm số \(y = {{3 - x} \over {2x + 1}}\) nghịch biến trên mỗi khoảng xác định của nó.
bởi Phan Thiện Hải 12/10/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Em hãy chứng minh rằng: Hàm số \(y = \sqrt {{x^2} - 9} \) đồng biến trên nửa khoảng \({\rm{[}}3; + \infty )\)
bởi Ngoc Son 13/10/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời
Bài tập SGK khác
Bài tập 2 trang 10 SGK Giải tích 12
Bài tập 3 trang 10 SGK Giải tích 12
Bài tập 4 trang 10 SGK Giải tích 12
Bài tập 5 trang 10 SGK Giải tích 12
Bài tập 4 trang 8 SGK Giải tích 12 nâng cao
Bài tập 5 trang 8 SGK Giải tích 12 Nâng cao
Bài tập 7 trang 8 SGK Giải tích 12 Nâng cao
Bài tập 8 trang 8 SGK Giải tích 12 Nâng cao
Bài tập 9 trang 9 SGK Giải tích 12 Nâng cao
Bài tập 10 trang 9 SGK Giải tích 12 Nâng cao
Bài tập 1.1 trang 7 SBT Toán 12
Bài tập 1.2 trang 7 SBT Toán 12
Bài tập 1.3 trang 8 SBT Toán 12
Bài tập 1.4 trang 8 SBT Toán 12
Bài tập 1.5 trang 8 SBT Toán 12
Bài tập 1.6 trang 8 SBT Toán 12
Bài tập 1.7 trang 8 SBT Toán 12
Bài tập 1.8 trang 8 SBT Toán 12
Bài tập 1.9 trang 8 SBT Toán 12
Bài tập 1.10 trang 8 SBT Toán 12
Bài tập 1.11 trang 9 SBT Toán 12
Bài tập 1.12 trang 9 SBT Toán 12
Bài tập 1.13 trang 9 SBT Toán 12
Bài tập 1.14 trang 9 SBT Toán 12
Bài tập 1.15 trang 9 SBT Toán 12
Bài tập 1.16 trang 9 SBT Toán 12
Bài tập 1 trang 7 SGK Toán 12 NC
Bài tập 2 trang 7 SGK Toán 12 NC
Bài tập 3 trang 8 SGK Toán 12 NC
Bài tập 4 trang 8 SGK Toán 12 NC
Bài tập 5 trang 8 SGK Toán 12 NC
Bài tập 6 trang 8 SGK Toán 12 NC
Bài tập 7 trang 8 SGK Toán 12 NC
Bài tập 8 trang 8 SGK Toán 12 NC