Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 39020
Một đoạn mạch mã gốc của gen có trình tự nuclêôtit : 5’... AGXTTAGXA ... 3’ sẽ tổng hợp đoạn mARN tương ứng là
- A. 5’... UGXUAAGXU ... 3’
- B. 3’... TGXTAAGXT ... 5’
- C. 3’... TXGAATXGT ... 5’
- D. 5’... UXGAAUXGU ... 3’
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 39021
Nguyên nhân của bệnh, tật di truyền là do
- A. đột biến gen.
- B. cha mẹ truyền cho con.
- C. đột biến NST.
- D. bất thường trong bộ máy di truyền.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 39022
Thành phần của opêron bao gồm :
- A. vùng khởi động, vùng vận hành, nhóm gen cấu trúc.
- B. gen điều hòa, vùng vận hành, nhóm gen cấu trúc.
- C. gen điều hòa, vùng khởi động, nhóm gen cấu trúc.
- D. gen điều hòa, vùng khởi động, vùng vận hành.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 39023
Cấu trúc của một nuclêôxôm gồm
- A. 8 phân tử histôn được quấn quanh bởi 1 và ¾ vòng xoắn ADN có khoảng 146 cặp nuclêôtit.
- B. 8 phân tử histôn được quấn quanh bởi 1 và ¾ vòng xoắn ADN có khoảng 164 cặp nuclêôtit.
- C. 8 phân tử histôn được quấn quanh bởi 1 và ¾ vòng xoắn ADN có khoảng 146 nuclêôtit.
- D. 8 phân tử histôn được quấn quanh bởi 1 và ¼ vòng xoắn ADN có khoảng 146 cặp nuclêôtit.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 39024
Đặc điểm chung của hiện tượng hoán vị gen và phân li độc lập là
- A. làm hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp.
- B. các gen không alen phân li cùng nhau trong giảm phân.
- C. làm xuất hiện biến dị tổ hợp.
- D. các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 39025
Loại đột biến thường có lợi nhất cho thực vật là
- A. đột biến lặp đoạn.
- B. đột biến đa bội.
- C. đột biến lệch bội.
- D. đột biến gen.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 39026
Theo Menđen, bản chất của qui luật phân li độc lập là
- A. các cặp tính trạng di truyền độc lập.
- B. các cặp nhân tố di truyền phân li độc lập trong giảm phân.
- C. các cặp tính trạng di truyền riêng rẽ.
- D. sự tổ hợp chéo giữa các cặp tính trạng tạo thành biến dị tổ hợp.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 39027
Hiện tượng di truyền chéo liên quan đến trường hợp nào sau đây ?
- A. Gen nằm trên NST Y.
- B. Gen nằm trên nhiễm sắc thể thường.
- C. Gen nằm trên NST X.
- D. Gen nằm ở tế bào chất.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 39028
Tính đặc hiệu của mã di truyền là
- A. mỗi bộ ba mã hóa chỉ mã hóa 1 loại axit amin nhất định.
- B. mỗi loại mARN chỉ tổng hợp được một loại prôtêin.
- C. mỗi loại phân tử tARN có thể mang nhiều loại axit amin khác nhau.
- D. mỗi loại axit amin chỉ được mã hóa bởi một bộ ba mã hóa nhất định.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 39029
Đặc điểm cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn là
- A. tồn tại nhiều thể dị hợp có kiểu gen khác nhau.
- B. thành phần kiểu gen đạt trạng thái cân bằng.
- C. tồn tại chủ yếu các thể đồng hợp có kiểu gen khác nhau.
- D. rất đa hình về kiểu gen và kiểu hình.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 39030
Sự không phân li của một cặp NST trong giảm phân thường dẫn đến hình thành thể đột biến
- A. đa bội lẻ.
- B. lệch bội.
- C. dị đa bội.
- D. tự đa bội.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 39031
Tất cả các alen của các gen trong quần thể tạo nên
- A. kiểu gen của quần thể.
- B. tần số alen của các gen.
- C. thành phần kiểu gen của quần thể.
- D. vốn gen của quần thể.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 39032
Điều nào sau đây là đúng khi nói về mức phản ứng ?
- A. Tính trạng chất lượng có mức phản ứng rộng.
- B. Tính trạng số lượng có mức phản ứng hẹp.
- C. Mức phản ứng di truyền được.
- D. Mức phản ứng không di truyền được.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 39033
Điểm giống nhau giữa chọn giống bằng nguồn biến dị tổ hợp và chọn giống bằng cách gây đột biến nhân tạo là
- A. đối tượng chọn giống là động vật, thực vật và vi sinh vật.
- B. sử dụng các tác nhân vật lý và hoá học.
- C. thu được đời con có những đặc điểm tốt như mong muốn
- D. sử dụng nguồn nguyên liệu là biến dị di truyền.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 39034
Điều nào dưới đây là không đúng khi nói về di truyền ngoài nhiễm sắc thể ?
- A. Di truyền tế bào chất được xem là di truyền theo dòng mẹ.
- B. Di truyền tế bào chất không có sự phân tính ở thế hệ sau.
- C. Mọi hiện tượng di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất.
- D. Không phải mọi hiện tượng di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 39035
Người ta phải dùng thể truyền để chuyển một gen từ tế bào này sang tế bào khác là vì
- A. nếu không có thể truyền thì gen không thể tạo ra sản phẩm trong tế bào nhận.
- B. nếu không có thể truyền thì gen có vào được tế bào nhận cũng không thể nhân lên và phân li đồng đều về các tế bào con khi tế bào phân chia.
- C. nếu không có thể truyền thì gen cần chuyển sẽ không chui vào được tế bào nhận.
- D. nếu không có thể truyền thì khó thu được nhiều sản phẩm của gen trong tế bào nhận.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 39036
Khi tiến hành lai giữa hai cơ thể thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản rồi cho các cá thể F1 tự thụ phấn thu được tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 là 9 : 7. Đây là một ví dụ về quy luật di truyền
- A. phân li độc lập của Menđen.
- B. tương tác bổ trợ giữa các gen không alen.
- C. phân li của Menđen.
- D. gen đa hiệu.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 39037
Gen A dài 4080Å bị đột biến thành gen a. Khi gen a tự nhân đôi 1 lần, môi trường nội bào đã cung cấp 2398 nuclêôtit. Đột biến trên thuộc dạng
- A. mất 1 cặp nuclêôtit.
- B. mất 2 cặp nuclêôtit.
- C. thêm 2 cặp nuclêôtit.
- D. thêm 1 cặp nuclêôtit.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 39038
Trong trường hợp trội hoàn toàn, khi lai giữa 2 bố mẹ thuần chủng khác nhau 1 cặp tính trạng tương phản rồi sau đó cho F1 tự thụ phấn, theo lí thuyết ở F2 sẽ xuất hiện tỉ lệ phân tính
- A. 1 : 1 :1 :1
- B. 3 : 1
- C. 1 : 2 : 1
- D. 1 : 1
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 39039
Công nghệ nuôi cấy tế bào thực vật (từ một mẫu mô) đã giúp
- A. tạo ra các giống cây trồng thuần chủng.
- B. tạo giống cây trồng mới có các kiểu gen khác nhau.
- C. tạo ra các giống cây trồng mang các thể khảm.
- D. bảo tồn nguồn gen của các giống cây quý hiếm.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 39040
Trong chẩn đoán trước sinh, kĩ thuật chọc dò dịch ối nhằm khảo sát
- A. tế bào tử cung của người mẹ.
- B. tính chất của nước ối.
- C. tuổi của thai nhi.
- D. tế bào thai bong ra trong nước ối.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 39041
Các mạch đơn mới được tổng hợp khi nhân đôi ADN hình thành theo chiều
- A. 5’ đến 3’.
- B. 3’ đến 5’.
- C. tháo xoắn của ADN.
- D. của mạch khuôn.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 39042
Các loài động vật có xương sống từ cá đến người giống nhau nhất ở
- A. cấu tạo hộp sọ.
- B. vị trí sắp xếp các nội quan.
- C. môi trường sử dụng ôxi.
- D. giai đoạn sớm của quá trình phát triển phôi.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 39043
Loại đột biến gen phát sinh do bắt cặp nhầm giữa các nuclêôtit không theo nguyên tắc bổ sung khi ADN tự nhân đôi là
- A. thay thế 1 cặp nuclêotit.
- B. mất 1 cặp nuclêotit.
- C. thêm 1 cặp nuclêotit.
- D. thêm hoặc mất 1 cặp nuclêotit.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 39044
Một loài có 40 nhóm gen liên kết, loài này có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n bằng
- A. 40
- B. 80.
- C. 160
- D. 20
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 39045
Mỗi gen quy định một tính trạng, các gen trội là trội hoàn toàn. Phép lai cho thế hệ sau phân li kiểu hình theo tỉ lệ 1:1:1:1 là :
- A. Aabb x aabb.
- B. Aabb x aaBb.
- C. AaBb x Aabb.
- D. Aabb x Aabb.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 39046
Ở ruồi giấm, mắt đỏ trội hoàn toàn so với mắt trắng có gen nằm trên NST X. Cho ruồi cái mắt đỏ thuần chủng giao phối với ruồi đực mắt trắng được F1, cho F1 giao phối với nhau, kết quả thu được ruồi F2 theo lí thuyết là
- A. 3 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng.
- B. 3 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng (toàn ruồi đực).
- C. 3 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng (toàn ruồi cái).
- D. 1 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt trắng .
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 39047
Bộ NST lưỡng bội của một loài là 2n = 24. Số lượng NST được dự đoán ở thể tam bội của loài này là
- A. 36
- B. 48
- C. 24
- D. 72
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 39048
Giống dâu tằm tam bội được tạo ra từ kết quả của phương pháp
- A. dùng kĩ thuật cấy gen.
- B. gây đột biến nhân tạo rồi chọn lọc.
- C. gây đột biến kết hợp với lai tạo.
- D. lai giống rồi chọn lọc.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 39049
Một quần thể khởi đầu có tần số kiểu gen dị hợp là 0,6. Sau 2 thế hệ tự thụ phấn liên tiếp thì tần số kiểu gen dị hợp này trong quần thể sẽ là
- A. 0,1
- B. 0,3
- C. 0,15
- D. 0,6
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 39050
Ở gà, gen trội B quy định lông vằn, gen b quy định lông không vằn nằm trên NST X. Để có thể sớm phân biệt trống và mái khi gà mới nở bằng tính trạng này, người ta phải thực hiện phép lai nào sau đây giữa các gà bố mẹ ?
- A. XBXb x XbY.
- B. XbXb x XBY.
- C. XBXB x XbY.
- D. XBXb x XBY.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 39051
Trong thí nghiệm của Moocgan ở ruồi giấm, cho các ruồi thuần chủng mình xám, cánh dài lai với mình đen, cánh cụt thu được F1 toàn ruồi mình xám, cánh dài. Tiến hành lai phân tích ruồi đực F1, Moocgan đã thu được Fa với kết quả :
- A. 41,5% xám, cụt : 41,5% đen, dài : 8,5% xám, dài : 8,5% đen, cụt.
- B. 50% xám, cụt : 50% đen, dài.
- C. 50% xám, dài : 50% đen, cụt.
- D. 41,5% xám, dài : 41,5% đen, cụt : 8,5% xám, cụt : 8,5% đen, dài.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 39052
Ở sinh vật nhân thực,
- A. phần lớn các gen có vùng mã hóa không liên tục.
- B. các gen đều có vùng mã hóa không liên tục.
- C. các gen đều có vùng mã hóa liên tục.
- D. phần lớn các gen có vùng mã hóa liên tục.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 39053
Yến mạch dạng tứ bội có 28 nhiễm sắc thể. Dạng yến mạch trồng trọt phổ biến là dạng lục bội có số nhiễm sắc thể là
- A. 56
- B. 42
- C. 14
- D. 168
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 39054
Loại đột biến gen phát sinh do chất acridin chèn vào mạch mới đang tổng hợp khi ADN tự nhân đôi là
- A. thay thế 1 cặp nuclêotit cùng loại.
- B. mất 1 cặp nuclêôtit.
- C. thêm 1 cặp nuclêôtit.
- D. thay thế một cặp nuclêôtit khác loại.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 39056
P : AaBb x AaBb → F1 có kiểu gen Aabb chiếm tỉ lệ :
- A. 1/2
- B. 1/8
- C. 1/16
- D. 1/4
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 39057
Để tạo ra lượng lớn những giống cây trồng có kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen, người ta sử dụng phương pháp
- A. chọn dòng tế bào xôma biến dị.
- B. lai tế bào sinh dưỡng.
- C. nhân bản vô tính.
- D. nuôi cấy hạt phấn rồi lưỡng bội hóa.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 39059
Số người bị bệnh Đao do thừa 1 NST số 21 thường nhiều hơn số người bị các bệnh do thừa 1 NST ở các cặp khác là do
- A. có thể NST số 21 có nhiều gen hơn các NST khác.
- B. sự không phân li NST số 21 có thể xảy ra với tần số cao hơn.
- C. sự thụ tinh của giao tử mang 2 NST số 21 xảy ra với tần số cao hơn.
- D. các rối loạn liên quan đến các NST khác có thể gây chết thai nhiều hơn trước khi sinh.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 39061
Quần thể nào sau đây có cấu trúc di truyền đã qua ngẫu phối ?
- A. 0,36 AA : 0,16 Aa : 0,48 aa
- B. 0,64 AA : 0,20 Aa : 0,16 aa
- C. 0,49 AA : 0,42 Aa : 0,09 aa
- D. 0,25 AA : 0,26 Aa : 0,49 aa
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 39063
Đột biến mất đoạn NST thường dẫn đến
- A. gây chết hoặc làm giảm sức sống của cơ thể.
- B. tăng cường sự sai khác giữa các nòi trong cùng một loài.
- C. tăng cường sự biểu hiện của tính trạng.
- D. giảm sự biểu hiện của tính trạng.