Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và sách Nâng cao chương trình Hóa học 12 Bài 13 Đại cương về polime giúp các em học sinh nắm vững phương pháp làm bài tập từ cơ bản đến nâng cao và ôn luyện tốt hơn kiến thức môn hoá.
-
Bài tập 1 trang 64 SGK Hóa học 12
Cho các polime: polietilen, xenlulozo, tinh bột, nilon-6, nilon-6,6, polibutadien. Dãy các polime tổng hợp là:
A. polietilen, xenlulozo, nilon-6, nilon-6,6.
B. polietilen, polibutadien, nilon-6,nilon-6,6.
C. polietilen, tinh bột, nilon-6, nilon-6,6.
D. polietilen, nilon-6,6, xenlulozo.
-
Bài tập 2 trang 64 SGK Hóa học 12
Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp?
A. Poli(vinyl clorua)
B. Pilisaccarit
C. Protein
D. Nilon-6,6
-
Bài tập 3 trang 64 SGK Hóa học 12
Phân biệt sự trùng hợp và trùng ngưng về các mặt: phản ứng, monome và phân tử khối của polime so với monome. Lấy ví dụ minh họa?
-
Bài tập 4 trang 64 SGK Hóa học 12
Gọi tên các phản ứng và viết phương trình hóa học của phản ứng polime hóa các monome sau:
a) CH3-CH=CH2.
b) CH2=CCl-CH=CH2.
c) CH2=C(CH3)-CH=CH2.
d) CH2OH-CH2OH và m-C6H4(COOH)2 (axit isophtalic).
e) NH2-[CH2]10COOH.
-
Bài tập 5 trang 64 SGK Hóa học 12
Từ các sản phẩm hóa dầu (C6H6 và CH2= CH2) có thể tổng hợp được polistiren, chất được dùng sản xuất nhựa trao đổi ion. Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra (có thể dùng thêm các hợp chất vô cơ cần thiết)?
-
Bài tập 6 trang 64 SGK Hóa học 12
Hệ số polime hóa là gì? Có thể xác định chính xác hệ số polime hóa được không?
Tính hệ số polime hóa của PE, PVC và xenlulozo, biết rằng phân tử khối trung bình của chúng lần lượt là 420 000; 250 000 và 1 620 000?
-
Bài tập 1 trang 89 SGK Hóa 12 Nâng cao
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Polime là hợp chất do nhiều phân tử monome hợp thành.
B. Polime là hợp chất có phân tử khối lớn.
C. Các polime đều được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng.
D. Các polime đều được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp.
-
Bài tập 2 trang 89 SGK Hóa 12 Nâng cao
Chọn phát biểu đúng:
A. Monome là những phân tử nhỏ tham gia vào phản ứng tạo nên polime.
B. Monome là một mắt xích trong phân tử polime.
C. Monome tham gia phản ứng trùng hợp phải có liên kết bội.
D. Các hợp chất có 2 nhóm chức hoặc có liên kết bội được gọi là monome.
-
Bài tập 3 trang 90 SGK Hóa 12 nâng cao
Hãy phân biệt các khái niệm sau và cho ví dụ minh hoạ:
a. Polime thiên nhiên, polime tổng hợp và polime bán tổng hợp.
b. Polime có cấu trúc điều hòa và cấu trúc không điều hoà.
c. Polime mạch phân nhánh và polime mạng không gian.
-
Bài tập 4 trang 90 SGK Hóa 12 nâng cao
Hãy so sánh phản ứng trùng hợp và phán ứng trùng ngưng (định nghĩa, cấu tạo của monome và phân tử khối của polime so với monome). Lấy ví dụ minh hoạ.
-
Bài tập 5 trang 90 SGK Hóa 12 nâng cao
Giải thích hiện tượng sau:
a. Polime không bay hơi được.
b. Polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
c. Nhiều polime không tan hoặc khó tan trong các dung môi thông thường.
d. Dung dịch polime có độ nhớt cao.
-
Bài tập 6 trang 90 SGK Hóa 12 Nâng cao
Viết phương trình hóa học của phản ứng và xếp loại các phản ứng polime hóa (trùng hợp, trùng ngưng) các monome sau:
a) CH3−CH=CH2
b) CH2=CCl−CH=CH2
c) CH2=CH−CH=CH2 và CH2=CH−CN
d) CH2OH−CH2OH và m−C6H4(COOH)2 (axit isophtalic)
e) NH2−CH(CH3)−[CH2]10COOH
-
Bài tập 7 trang 90 SGK Hóa 12 nâng cao
Cho biết các monome dùng để điều chế các polime sau:
a) (-CH2-CCl2-CH2-CCl2-)n
b) (-CH2-CHCl-CH2-CH(C6H5)-)n
-
Bài tập 8 trang 90 SGK Hóa 12 Nâng cao
Hệ số polime hóa là gì? Có thể xác định chính xác hệ số polime hóa được không? Tính hệ số polime hóa của PE, PVC và xenlulozo, biết rằng phân tử khối trung bình của chúng lần lượt là 420.000, 250.000, 1.620.000
-
Bài tập 13.1 trang 27 SBT Hóa học 12
Cho các polime :(-CH2 - CH2-)n, (-CH2-CH = CH-CH2-)n và (-NH-[CH2]5-CO-). Công thức các monome tạo nên các polime trên (bằng cách trùng hợp hoặc trùng ngưng) lần lượt là
A. CH2 = CH2 ; CH3 - CH = CH - CH3 ; H2N - CH2 -CH2- COOH.
B. CH2 = CHCl ; CH3 - CH = CH - CH3 ; H2N - CH(NH2) - COOH.
C. CH2 = CH2 ; CH2 = CH - CH = CH2 ; H2N - [CH2]5 - COOH.
D. CH2 = CH2 ; CH3 - CH = C = CH2 ; H2N - [CH2]5 - COOH.
-
Bài tập 13.2 trang 27 SBT Hóa học 12
Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là
A. stiren.
B. toluen
C. propen
D. isopren.
-
Bài tập 13.3 trang 27 SBT Hóa học 12
Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng là
A. glyxin.
B. axit terephtalic.
C. axit axetic.
D. etylen glicol.
-
Bài tập 13.4 trang 27 SBT Hóa học 12
Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào không đúng ?
A. Các polime không bay hơi.
B. Đa số polime khó hoà tan trong các dung môi thông thường.
C. Các polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
D. Các polime đều bền vững dưới tác dụng của axit.
-
Bài tập 13.5 trang 28 SBT Hóa học 12
Polime (-CH2-CH(-OOCCH3)-)n có tên là gì?
A. poli(metyl acrylat).
B. poli(vinyl axetat).
C. poli(metyl metacrylat).
D. poliacrilonitrin.
-
Bài tập 13.6 trang 28 SBT Hóa học 12
Poli(ure-fomanđehit) có công thức cấu tạo là
A. (-NH-CO-NH-CH2-)n .
B. (-CH2-CH(-CN)-)n
C. (-NH-[CH2]6-NH-CO-[CH2]4-CO-)n
D. (-C6H5(-OH)-CH2-)n
-
Bài tập 13.7 trang 28 SBT Hóa học 12
Sản phẩm trùng hợp propen CH3-CH=CH2 là
A. (-CH3-CH-CH2-)n
B. (-CH2-CH2-CH2-)n
C. (-CH3-CH=CH2-)n
D. (-CH2-CH(-CH3)-)n
-
Bài tập 13.8 trang 28 SBT Hóa học 12
Trong các chất dưới đây, chất nào khi được thuỷ phân hoàn toàn sẽ tạo ra alanin?
A. (-NH-CH2-CH2-CO-)n
B. (-NH2-CH(-CH3)-CO-)n
C. (-NH-CH(CH3)-CO-)n
D. (-NH-CH2-CH(CH3)-CO-)n
-
Bài tập 13.9 trang 29 SBT Hóa học 12
Có thể điều chế poli(vinyl ancol) (–CH2 – CH(-OH) -)n bằng cách
A. trùng hợp ancol vinylic CH2 = CH - OH.
B. trùng ngưng etylen glicol CH2OH - CH2OH
C. xà phòng hoá poli(vinyl axetat) (-CH2-CH(-OOCCH3)-)n
D. dùng một trong ba cách trên.
-
Bài tập 13.10 trang 29 SBT Hóa học 12
Một loại polime có phân tử khối trung bình là 250000 và hệ số trùng hợp là 4000. Tên của polime này là
A. polietilen
B. poli (vinyl clorua)
C. teflon
D. polipropilen
-
Bài tập 13.11 trang 29 SBT Hóa học 12
Trong các polime dưới đây, chất nào có mạch phân nhánh?
A. Xelulozơ
B. Amilozơ
C. Amilopectin
D. Cao su lưu hóa
-
Bài tập 13.12 trang 29 SBT Hóa học 12
Chất polipropilen thuộc loại polime nào sau đây?
A. Polime thiên nhiên.
B. Polime bán tổng hợp
C. Polime trùng ngưng.
D. Polime trùng hợp.
-
Bài tập 13.13 trang 29 SBT Hóa học 12
Chất X có công thức phân tử C8H10O. X có thể tham gia vào quá trình chuyển hoá sau :
X (+ H2O) → Y (trùng hợp) → polistiren
Hai chất X và Y có công thức cấu tạo và tên như thế nào ? Viết phương trình hoá học của các phản ứng nói trên.
-
Bài tập 13.14 trang 29 SBT Hóa học 12
Viết phương trình hoá học của phản ứng tạo ra polime từ các monome sau đây. Ghi tên polime thu được.
a) CH2 = CHCl.
b) CH2 = CH - CH = CH2.
c) H2N - [CH2]5- COOH.
d) HO - CH2 - CH2 - OH và HOOC - C6H4 - COOH.
-
Bài tập 13.15 trang 30 SBT Hóa học 12
Từ nguyên liệu là axetilen và các chất vô cơ, người ta có thể điều chế poli(vinyl axetat) và poli(vinyl ancol). Hãy viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra trong quá trình điều chế đó.
-
Bài tập 13.16 trang 30 SBT Hóa học 12
Phản ứng trùng hợp một hỗn hợp monome tạo thành polime chứa một số loại mắt xích khác nhau được gọi là phản ứng đồng trùng hợp. Hãy viết phương trình hoá học của phản ứng đồng trùng hợp :
a) Buta-1,3-đien và stiren.
b) Buta-1,3-đien và acrilonitrin CH2=CH-CN.
-
Bài tập 13.17 trang 30 SBT Hóa học 12
Chất X có công thức phân tử C4H8O. Cho X tác dụng với H2 dư (chất xúc tác Ni, nhiệt độ cao) được chất Y. Đun Y với H2SO4 đặc ở nhiệt độ cao thu được chất hữu cơ Z. Trùng hợp Z, thu được poliisobuten.
Hãy viết công thức cấu tạo của X, Y và Z. Trình bày các phương trình hoá học của các phản ứng nêu trên.