Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và sách Nâng cao chương trình Hóa học 10 Bài 17 Phản ứng oxi hóa khử giúp các em học sinh nắm vững các khái niệm Chất oxi hóa, chất khử, Sự oxi hóa, sự khử, Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong phương trình hóa học. Từ đó ghi nhớ định nghĩa về Phản ứng oxi hóa khử, các bước tiến hành lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử theo phương pháp thăng bằng electron.
-
Bài tập 1 trang 82 SGK Hóa học 10
Cho các phản ứng sau:
A. 2HgO → 2Hg + O2
B. СаСОз → CaO + CO2.
C. 2Al(OH)3 → Al2O3 + 3H2O
D. 2NaHCO3 → Na2CO3 + CO2 + H2O
Phản ứng nào là phản ứng oxi hoá - khử.
-
Bài tập 2 trang 82 SGK Hóa học 10
Cho các phản ứng sau:
A. 4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O.
B. 2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl.
C. NH3 + 3CuO → 3Cu + N2 + 3H2O.
D. 2NH3 + H2O2 + MnSO4 → MnO2 + (NH4)2SO4.
Ở phản ứng nào NH3 không đóng vai trò chất khử?
-
Bài tập 3 trang 82 SGK Hóa học 10
Trong số các phản ứng sau:
A. HNO3 + NaOH → NaNO3 + H2O
B. N2O5+ H2O → 2HNO3
C. 2HNO3 + 3H2S → 3S + 2NO + 4H2O
D. 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O.
Phản ứng nào là phản ứng oxi hoá - khử.
-
Bài tập 4 trang 82 SGK Hóa học 10
Trong phản ứng: 3NO2 + H2O → 2HNO3 + NO
NO2 đóng vai trò gì?
A. Chỉ là chất oxí hoá.
B. Chỉ là chất khử.
C. Là chất oxi hoá, nhưng đồng thời cũng là chất khử.
D. Không là chất oxi hoá, không là chất khử.
Chọn đáp án đúng.
-
Bài tập 5 trang 82 SGK Hóa học 10
Phân biệt chất oxi hoá và sự oxi hoá, chất khử và sự khử. Lấy thí dụ để minh họa?
-
Bài tập 6 trang 83 SGK Hóa học 10
Thế nào là phản ứng oxi hoá - khử? Lấy ba thí dụ.
-
Bài tập 7 trang 83 SGK Hóa học 10
Lập phương trình phản ứng oxi hoá - khử sau đây theo phương pháp thăng bằng electron:
a) Cho MnO2 tác dụng với dung dịch axit HCl đặc, thu được MnCl2, Cl2 và H2O.
b) Cho Cu tác dụng với dung dịch axit HNO3 đặc, nóng thu được Cu(NO3)2, NO2 và H2O.
c) Cho Mg tác dụng với dung dịch axit H2SO4 đặc, nóng thu được MgSO4, s và H2O.
-
Bài tập 8 trang 83 SGK Hóa học 10
Cần bao nhiêu gam đồng để khử hoàn toàn lượng ion bạc có trong 85 ml dung dịch AgNO3 0,15M?
-
Bài tập 17.1 trang 40 SBT Hóa học 10
Cho phản ứng oxi hóa - khử sau: MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
Chọn chất và quá trì tương ứng ở cột II ghép vào chỗ trống ở cột I cho phù hợp
Cột I Cột II a) Chất oxi hóa
b) Chất khử
c) Sự oxi hóa
d) Sự khử
1) Cl-
2) Mn2+
3) Clo
4) Mn+4
5) Cl- → Clo + 1e
6) Mn+4 + 2e → Mn+2
-
Bài tập 17.2 trang 40 SBT Hóa học 10
Dấu hiệu nào sau đây dùng để nhận biết phản ứng oxi hóa - khử?
A. Tạo ra chất kết tủa
B. Tạo ra chất khí (sủi bọt)
C. Màu sắc của các chất thay đổi
D. Có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố
-
Bài tập 17.3 trang 40 SBT Hóa học 10
Trong phản ứng: Cl2 + H2O → HCl + HClO, các nguyên tử Cl
A. bị oxi hoá.
B. bị khử.
C. vừa bị oxi hoá, vừa bị khử.
D. không bị oxi hoá, không bị khử.
-
Bài tập 17.4 trang 40 SBT Hóa học 10
Trong phản ứng: 2Na + Cl2 → 2NaCl, các nguyên tử Na
A. bị oxi hoá.
B. bị khử.
C. vừa bị oxi hoá, vừa bị khử.
D. không bị oxi hoá, không bị khử.
-
Bài tập 17.5 trang 40 SBT Hóa học 10
Cho phản ứng: M2Ox + HNO3 → M(NO3)3 +...Phản ứng trên thuộc loại phản ứng trao đổi khi x có giá trị là
A. x = 1
B. x = 2.
C. x = 1 hoặc x =2
D. x = 3.
-
Bài tập 17.6 trang 41 SBT Hóa học 10
Cho sơ đồ phản ứng sau:
H2S + KMnO4 + H2SO4(l) → H2O + S + MnSO4 + K2SO
4Hệ số của các chất tham gia trong PTHH của phản ứng trên lần lượt là
A. 3, 2, 5.
B. 5, 2, 3.
C. 2, 2, 5.
D. 5, 2, 4.
-
Bài tập 17.7 trang 41 SBT Hóa học 10
Cho dãy các chất và ion: Zn, ZnO, Fe, FeO, S, SO2, SO3, N2, HBr, Cu2+,Br− Số chất và ion có cả tính oxi hoá và tính khử là
A. 7
B. 5
C. 4
D. 6
-
Bài tập 17.8 trang 41 SBT Hóa học 10
Cho các phản ứng sau :
(a) 4HCl + PbO2 → PbCl2 + Cl2 + 2H2O
(b) HCl + NH4HCO3 → NH4Cl + CO2 + H2O
(c) 2HCl + 2HNO3 → 2NO2 + Cl2 + 2H2O
(d) 2HCl + Zn → ZnCl2 + H
2Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính khử là
A.2
B. 3.
C. 1.
D. 4.
-
Bài tập 17.9 trang 41 SBT Hóa học 10
Khi cho Cu tác dụng với dung dịch chứa H2SO4 loãng và NaNO3, vai trò của NaNO3 trong phản ứng là
A. chất xúc tác.
B. Chất oxi hóa.
C. môi trường.
D. chất khử.
-
Bài tập 17.10 trang 41 SBT Hóa học 10
Cho các phản ứng:
(1) Ca(OH)2 + Cl2 → CaOCl2 + H2O
(2) 2H2S + SO2 → 3S + 2H2O
(3) 2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O
(4) 4KClO3 → KCl + 3KClO4
(5) O3 → O2 + O
Phản ứng oxi hoá - khử là
A. 1, 2, 3,4,5.
B. 1,2,3.
C. 1,2, 3,4.
D. 1,4.
-
Bài tập 17.11 trang 42 SBT Hóa học 10
Cho dung dịch X chứa KMnO4 và H2SO4 (loãn) ần lượt vào các dung dịch: FeCl2, FeSO4, CuSO4, MgSO4, H2S, HCl (đặc)
Số trường hợp có xảy ra phản ứng oxi hoá - khử là
A. 6.
B. 4.
C. 3.
D. 5
-
Bài tập 17.12 trang 42 SBT Hóa học 10
Cho phản ứng:
Na2SO3 + KMnO4 + NaHSO4 → Na2SO4 + MnSO4 + K2SO4 + H2O
Sau khi cân bằng tổng các hệ số của các chất (các số nguyên, tối giản) trong phương trình hoá học trên là
A. 23.
B. 27.
C. 47
D.31
-
Bài tập 17.13 trang 42 SBT Hóa học 10
Trong phòng thí nghiệm, khí clo được điều chế theo phản ứng :
KMnO4 + HCl (đặc) → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O
Để điều chế được 1 mol khí clo, số mol KMnO4 và HCl cần dùng lần lượt là
A. 0,2 và 2,4.
B. 0,2 và 2,8.
C. 0,4 và 3,2.
D. 0,2 và 4,0.
-
Bài tập 17.14 trang 43 SBT Hóa học 10
Nguyên tử nitơ trong chất nào sau đây có hóa trị và số oxi hóa có cùng trị số?
A. N2
B. NH3
C. NH4Cl
D. HNO3
-
Bài tập 17.15 trang 43 SBT Hóa học 10
Cho các quá trình chuyển đổi sau đây:
a) SO3 → H2SO4
b) H2SO4 → SO2
c) HNO3 → NO2
d) KClO3 → KClO4
e) KNO3 → KNO2
g) FeCl2 → FeCl3
Hãy cho biết trong quá trình nào có phản ứng oxi hoá - khử xảy ra ?
-
Bài tập 17.16 trang 43 SBT Hóa học 10
Nêu một số quá trình oxi hoá - khử thường gặp trong đời sống hằng ngày.
-
Bài tập 17.17 trang 43 SBT Hóa học 10
Trong các phản ứng sau, chất nào là chất oxi hoá ? Chất nào là chất khử ?
a) 2Na + S → Na2S
b) Zn + FeSO4 → ZnSO4 + Fe
-
Bài tập 17.18 trang 43 SBT Hóa học 10
Hoàn thành PTHH của các phản ứng khi sục khí SO2 vào dung dịch H2S và dung dịch nước clo. Trong các phản ứng đó, SO2 đóng vai trò chất oxi hoá hay chất khử ?
1) SO2 + H2S → S + H2O
2) SO2 + Cl2 + H2O → H2SO4 + HCl
-
Bài tập 17.19 trang 43 SBT Hóa học 10
Lập PTHH của các phản ứng oxi hoá - khử sau đây theo phương pháp thăng bằng electron:
a) Cho MnO2, ác dụng với dung dịch axit HCl đặc thu được Cl2, MnO2 và H2O
b) Cho Cu tác dụng với dung dịch axit HNO3 đặc, nóng thu được Cu(NO3)2, NO2 và H2O
c) Cho Mg tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được MgSO4, S, H2O
-
Bài tập 1 trang 102 SGK Hóa học 10 nâng cao
Một nguyên tử lưu huỳnh (S) chuyển thành ion sunfua (S2-) bằng cách:
A. nhận thêm một electron.
B. nhường đi một electron,
C. nhận thêm hai electron.
D. nhường đi hai electron.
Hãy tìm đáp án đúng.
-
Bài tập 2 trang 103 SGK Hóa học 10 nâng cao
Trong phản ứng: Cl2 + 2KBr → Br2 + 2KCl, nguyên tố clo:
A. chỉ bị oxi hóa.
B. chỉ bị khử.
C. không bị oxi hóa, cũng không bị khử.
D. vừa bị oxi hóa, vừa bị khử.
Hãy tìm đáp án đúng.
-
Bài tập 3 trang 103 SGK Hóa học 10 nâng cao
Trong phản ứng: 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O, nguyên tố sắt:
A. bị oxi hóa.
B. bị khử.
C. không bị oxi hóa, cũng không bị khử.
D. vừa bị oxi hóa, vừa bị khử.
Hãy tìm đáp án đúng.
-
Bài tập 4 trang 103 SGK Hóa học 10 nâng cao
Các câu sau đây đúng hay sai?
a) Sự đốt cháy natri trong khí clo là một phản ứng oxi hóa – khử.
b) Na2O bao gồm các ion Na2+ và O2−.
c) Khi tác dụng với CuO, CO là chất khử.
d) Sự oxi hóa ứng với sự giảm số oxi hóa của một nguyên tố
e) Sự khử ứng với sự tăng số oxi hóa của một nguyên tố.
-
Bài tập 5 trang 103 SGK Hóa học 10 nâng cao
Tính số oxi hóa của:
a) cacbon trong CH4, CO, C, CO2, CO32-, HCO3- .
b) lưu huỳnh trong SO2, H2SO3, S2-, S, SO32-, HSO4-, HS-.
c) clo trong ClO4- , ClO- , Cl2, Cl-, ClO3, Cl2O7.
-
Bài tập 6 trang 103 SGK Hóa học 10 nâng cao
Lập các phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa - khử theo các sơ đồ dưới đây và xác định vai trò của từng chất trong phản ứng:
a) Na2SO3 + KMnO4 + H2O → Na2SO4 + MnO2 + KOH
b) FeSO4 + K2Cr2O7 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + K2SO4 + Cr2(SO4)2 + H2O
c) Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO2 + H2O
d) Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O
e) Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O
g) Fe + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
h) Cl2 + NaOH → NaCl + NaClO + H2O.
-
Bài tập 7 trang 104 SGK Hóa học 10 nâng cao
Điiot pentaoxit (I2O5) tác dụng với cacbon monoxit tạo ra cacbon đioxit và iot.
a) Lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa - khử trên.
b) Khi cho một lít hỗn hợp có chứa CO và CO2 tham gia phản ứng thì khối lượng điiot pentaoxit bị khử là 0,5 gam. Tính thành phần phần trăm về thể tích của CO trong hỗn hợp khí. Biết rằng ở điều kiện thí nghiệm, thể tích mol của chất khí V = 24 lít.