Hướng dẫn giải bài tập SGK Hoá học 12 Bài 31 Sắt giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức môn hoá.
-
Bài tập 1 trang 141 SGK Hóa học 12
Các kim loại nào sau đây đều phản ứng với dung dịch CuCl2?
A. Na, Mg, Ag
B. Fe, Na, Mg
C. Ba, Mg, Hg
D. Na, Ba, Ag
-
Bài tập 2 trang 141 SGK Hóa học 12
Cấu hình electron nào sau đây là của Fe3+?
A. [Ar]3d6
B. [Ar]3d5
C. [Ar]3d4
D. [Ar]3d3
-
Bài tập 3 trang 141 SGK Hóa học 12
Cho 2,52 gam một kim loại tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng, thu được 6,84 gam muối sunfat. Kim loại đó là:
A. Mg. B. Zn.
C. Fe. D. Al.
-
Bài tập 4 trang 141 SGK Hóa học 12
Ngâm một lá kim loại có khối lượng 50 gam trong dung dịch HCl. Sau khi thu được 336ml khí H2 (đktc) thì khối lượng lá kim loại giảm 1,68 %. Kim loại đó là:
A.Zn.
B.Fe.
C.Al.
D.Ni.
-
Bài tập 5 trang 141 SGK Hóa học 12
Hỗn hợp A chứa Fe và kim loại M có hóa trị không đổi trong mọi hợp chất. Tỉ lệ số mol của M và E trong hỗn hợp là 1 : 3. Cho 19,2 gam hỗn hợp A tan hết vào dung dịch HCl thu được 8,96 lít khí H2 Cho 19,2 gam hỗn hợp A tác dụng hết với Cl2 thì cần dùng 13,32 lít khí Cl2. Xác định kim loại M và phần trăm khối lượng các kim loại trong hỗn hợp A. Các thể tích khí đo ở đktc.
-
Bài tập 1 trang 189 SGK Hóa học 12 nâng cao
Hãy cho biết:
a. Vị trí của sắt trong bảng tuần hoàn.
b. Cấu hình electron nguyên tử và các ion sắt.
c. Tính chất hóa học cơ bản của sắt (dẫn ra những phản ứng minh hoạ, viết phương trình hóa học).
-
Bài tập 2 trang 189 SGK Hóa học 12 nâng cao
Đốt nóng một ít bột sắt trong bình đựng khí oxi. Sau đó để nguội và cho vào bình đựng dung dịch HCl. Lập luận về các trường hợp có thể xảy ra và viết các phương trình phản ứng hóa học.
-
Bài tập 3 trang 198 SGK Hóa 12 Nâng cao
Hãy dùng thuốc thử tự chọn để có thể phân biệt được hai kim loại sau: Al, Fe, Mg, Ag. Trình bày cách nhận biết và viết các phương trình phản ứng hóa học.
-
Bài tập 4 trang 198 SGK Hóa 12 Nâng cao
Cho một hỗn hợp gồm có 1,12 g Fe và 0,24 g Mg tác dụng với 250 ml dung dịch CuSO4. Phản ứng thực hiện xong, người ta thu được kim loại có khối lượng là 1,88 g. Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4 đã dùng.
-
Bài tập 5 trang 198 SGK Hóa 12 Nâng cao
Hòa tan hoàn toàn 58 gam muối CuSO4.5H2O trong nước, được 500 ml dung dịch.
a. Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4 đã pha chế
b. Cho dần mạt sắt đến dư vào dung dịch trên. Trình bày hiện tượng quan sát được và giải thích. Viết phương trình hóa học dạng phân tử và dạng ion rút gọn. Cho biết vai trò của các chất tham gia phản ứng.
c. Khối lượng kim loại sau phản ứng tăng hay giảm là bao nhiêu?
-
Bài tập 31.1 trang 71 SBT Hóa học 12
Fe có số hiệu nguyên tử là 26. Ion Fe3+ có cấu hình electron là
A. [Ar]3d64s2.
B. [Ar]3d6.
C. [Ar]3d34s2.
D. [Ar]3d5.
-
Bài tập 31.2 trang 71 SBT Hóa học 12
Fe có thể tác dụng hết với dung dịch chất nào sau đây ?
A. AlCl3.
B. FeCl3.
C. FeCl2.
D. MgCl2.
-
Bài tập 31.3 trang 71 SBT Hóa học 12
Cho 1,4 g kim loại X tác dụng với dung dịch HCl thu được dung dịch muối trong đó kim loại có sô oxi hoá +2 và 0,56 lít H2 (đktc). Kim loại X là
A. Mg.
B. Zn.
C. Fe.
D. Ni.
-
Bài tập 31.4 trang 71 SBT Hóa học 12
Cho m gam Fe tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 0,448 lít khí NO duy nhất (đktc). Giá trị của m là
A. 11,2.
B. 1,12.
C. 0,56.
D. 5,60.
-
Bài tập 31.5 trang 71 SBT Hóa học 12
Cho 8 g hỗn hợp bột kim loại Mg và Fe tác dụng hết với dung dịch HCl thấy thoát ra 5,6 lít H2 (đktc). Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là
A. 22,25 g.
B. 22,75 g.
C. 24,45 g.
D. 25,75 g.
-
Bài tập 31.6 trang 71 SBT Hóa học 12
Cho m gam hỗn hợp Al và Fe phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng thu được 2,24 lít NO duy nhất (đktc). Mặt khác cho m gam hỗn hợp này phản ứng với dung dịch HCl thu được 2,80 lít H2 (đktc). Giá trị của m là
A. 8,30.
B. 4,15.
C. 4,50.
D. 6,95.
-
Bài tập 31.7 trang 72 SBT Hóa học 12
Phát biểu nào dưới đây không đúng ?
A. Fe là kim loại chuyển tiếp, thuộc chu kì 4, nhóm VIIIB, ô số 26 trong bảng tuần hoàn.
B. Fe là nguyên tố d, cấu hình electron là [Ar]3d64s2.
C. Khi tạo ra các ion sắt, nguyên tử Fe nhường electron ở phân lớp 3d trước phân lớp 4s.
D. Tương tự nguyên tố Cr, nguyên tử Fe khi tham gia phản ứng không chỉ nhường electron ở phân lớp 4s mà còn có thể nhường thêm electron ở phân lớp 3d.
-
Bài tập 31.8 trang 72 SBT Hóa học 12
Cấu hình electron nào dưới đây viết đúng ?
A. 26Fe: [Ar]4s23d6
B. 26Fe2+: [Ar]4s23d4
C. 26Fe2+: [Ar]3d44s2
D. 26Fe3+: [Ar]3d5
-
Bài tập 31.9 trang 72 SBT Hóa học 12
Nhận định nào dưới đây không đúng ?
A. Fe dễ nhường 2 electron ở phân lớp 4s trở thành ion Fe2+và có thể nhường thêm 1 electron ở phân lớp 3d để trở thành ion Fe3+
B. Fe là kim loại có tính khử trung bình : Fe có thể bị oxi hoá thành Fe2+ hoặc Fe3+.
C. Khi tạo ra các ion Fe, nguyên tử Fe nhường electron ở phân lớp 4s trước phân lớp 3d.
D. Fe là kim loại có tính khử mạnh: Fe có thể bị oxi hoá thành Fe2+ hoặc Fe3+
-
Bài tập 31.10 trang 72 SBT Hóa học 12
Tính chất đặc biệt của Fe là:
A. nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao.
B. dẫn điện yà dẫn nhiệt tốt.
C. kim loại nặng, dẻo, dễ rèn.
D. tính nhiễm từ
-
Bài tập 31.11 trang 72 SBT Hóa học 12
Phương trình hoá học nào dưới đây viết sai ?
A. 3Fe + 2O2 → Fe3O4
B. 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
C. Fe + 2S → FeS2
D. 3Fe + 4H2O→ Fe3O4 + 4H2
-
Bài tập 31.12 trang 73 SBT Hóa học 12
Nhận định nào dưới đây không đúng ?
A. Fe khử dễ dàng H+ trong dung dịch HCl, H2SO4 loãng thành H2, Fe bị oxi hoá thành Fe2+.
B. Fe bị oxi hoá bởi HNO3, H2SO4 đặc nóng thành Fe3+.
C. Fe không tác dụng với HNO3 và H2SO4 đặc, nguội.
D. Fe khử được những ion kim loại đứng trước nó trong dãy điện hoá.
-
Bài tập 31.13 trang 73 SBT Hóa học 12
Fe tác dụng được với dung dịch muối FeCl3 theo phản ứng Fe + 2FeCl3→ 3FeCl2 là do:
A. mọi kim loại đều có thể tác dụng với dung dịch muối của nó.
B. Fe có thể khử ion Fe3+ xuống ion Fe2+.
C. Ion Fe2+ có tĩnh oxi hoá mạnh hơn ion Fe3+.
D. Ion Fe2+ có tính khử mạnh hơn Fe.
-
Bài tập 31.14 trang 73 SBT Hóa học 12
Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe và Mg bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 20% thu được dung dịch Y. Nồng độ của FeCl2 trong dung dịch Y là 15,76%. Nồng độ phần trăm của MgCl2 trong dung dịch Y là
A. 24,24%
B. 28,21%
C. 15,76%
D. 11,79%
-
Bài tập 31.15 trang 73 SBT Hóa học 12
Cho các chất sau: (1) Cl2; (2) I2; (3) HNO3; (4) H2SO4 đặc nguội. Khi cho Fe tác dụng với chất nào trong số các chất trên đều tạo được hợp chất trong đó sắt có hóa trị (III)
A. (1), (2)
B. (1), (2), (3)
C. (1), (3)
D. (1), (3), (4)
-
Bài tập 31.16 trang 74 SBT Hóa học 12
Đốt một kim loại trong bình kín đựng khí clo thu được 32,5 g muối clorua và nhận thấy thể tích khí clo trong bình giảm 6,72 lít (đktc). Hãy xác định tên của kim loại đã dùng.
-
Bài tập 31.17 trang 74 SBT Hóa học 12
Sắt tác dụng như thế nào với dung dịch đặc và loãng của các axit HCl, H2SO4, HNO3 ở nhiệt độ thường và nhiệt độ cao ? Viết phương trình hoá học của các phản ứng.
-
Bài tập 31.18 trang 74 SBT Hóa học 12
Đốt nóng một lượng bột sắt trong bình đựng khí O2, sau đó để nguội và cho vào bình một lượng dư dung dịch HCl. Viết phương trình hoá học của các phản ứng có thể xảy ra.
-
Bài tập 31.20 trang 74 SBT Hóa học 12
Hoà tan 4 gam một đinh sắt đã bị gỉ trong dung dịch H2SO4 loãng, dư tách bỏ phần không tan được dung dịch A. Dung dịch A này phản ứng vừa hêt với 100 ml dung dịch KMnO4 0,1M. Tính % tạp chất trong đinh sắt giả sử gỉ sắt không phản ứng với dung dịch axit.
-
Bài tập 31.21 trang 74 SBT Hóa học 12
Cho Fe tác dụng với dung dịch HNO3 thấy sinh ra hỗn hợp khí gồm 0,03 mol NO2 và 0,02 mol NO. Xác định khối lượng Fe đã phản ứng.
-
Bài tập 31.19 trang 74 SBT Hóa học 12
Cho 3,04 g hỗn hợp bột kim loại sắt và đồng tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng, thu được 0,896 lít khí NO duy nhất (đktc). Xác định thành phần phần trăm khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp.