Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và Nâng cao chương trình Hóa học 12 Bài 17 Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn và cấu tạo của kim loại giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức môn hoá.
-
Bài tập 1 trang 82 SGK Hóa học 12
Hãy cho biết vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn?
-
Bài tập 2 trang 82 SGK Hóa học 12
Nguyên tử kim loại và tinh thể kim loại có cấu tạo như thế nào?
-
Bài tập 3 trang 82 SGK Hóa học 12
Liên kết kim loại là gì? So sánh với liên kết ion và liên kết cộng hoá trị?
-
Bài tập 4 trang 82 SGK Hóa học 12
Mạng tinh thể kim loại loại gồm có:
A. Nguyên tử, ion kim loại và các electron độc thân.
B. Nguyên tử, ion kim loại và các electron tự do.
C. Nguyên tử kim loại và các electron độc thân.
D. Ion kim loại và các electron độc thân.
-
Bài tập 5 trang 82 SGK Hóa học 12
Cho cấu hình electron: 1s22s22p6.
Dãy nào sau đây gồm các nguyên tử và ion có cấu hình electron như trên?
A. K+, Cl, Ar.
B. Li+, Br, Ne.
C. Na+, Cl, Ar.
D. Na+, F-, Ne.
-
Bài tập 6 trang 82 SGK Hóa học 12
Cation R+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Nguyên tử R là:
A. F
B. Na
C. K
D. Cl
-
Bài tập 7 trang 82 SGK Hóa học 12
Hoà tan 1,44 gam một kim loại hoá trị II trong 150 ml dung dịch H2SO4 0,5M. Để trung hoà axit dư trong dung dịch thu được, phải dùng hết 30 ml dung dịch NaOH 1M. Kim loại đó là:
A. Ba
B. Ca
C. Mg
D. Be
-
Bài tập 8 trang 82 SGK Hóa học 12
Hoà tan hoàn toàn 15,4 gam hỗn hợp Mg và Zn trong dung dịch HCl dư thấy có 0,6 gam khí H2 bay ra. Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là?
A. 36,7 gam
B. 35,7 gam
C. 63,7 gam
D. 53,7 gam
-
Bài tập 9 trang 82 SGK Hóa học 12
Cho 12,8 gam kim loại A hoá trị II phản ứng hoàn toàn với khí Cl2 thu được muối B. Hoà tan B vào nước để được 400 ml dung dịch C. Nhúng thanh sắt nặng 11,2 gam vào dung dịch C, sau một thời gian thấy kim loại A bám vào thanh sắt và khối lượng thanh sắt lúc này là 12,0 gam; nồng độ FeCl2 trong dung dịch là 0,25M. Xác định kim loại A và nồng độ mol của muối B trong dung dịch C.
-
Bài tập 1 trang 112 SGK Hóa 12 Nâng cao
So với nguyên tử phi kim cùng một chu kì, nguyên tử kim loại:
A. Thường có bán kính nguyên tử nhỏ hơn.
B. Thường có năng lượng ion hóa nhỏ hơn.
C. Thường dễ nhận electron trong các phản ứng hóa học.
D. Thường có số electron ở phân lớp ngoài cùng nhiều hơn.
-
Bài tập 2 trang 122 SGK Hóa 12 Nâng cao
Cấu hình electron nào sau đây là của kim loại?
A. 1s22s22p63s23p4.
B. 1s22s22p63s23p5.
C. 1s22s22p63s1.
D. 1s22s22p6.
-
Bài tập 3 trang 112 SGK Hóa 12 Nâng cao
Phát biểu nào sau đây là phù hợp với tính chất hóa học chung của kim loại?
A. Kim loại có tính khử, nó bị khử thành ion âm.
B. Kim loại có tính oxi hóa, nó bị oxi hóa thành ion dương.
C. Kim loại có tính khử, nó bị oxi hóa thành ion dương.
D. Kim loại có tính oxi hóa, nó bị khử thành ion âm.
-
Bài tập 4 trang 112 SGK Hóa 12 nâng cao
Người ta nói rằng những chất vật lí chung của kim loại, như tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim chủ yếu là do những electron tự do trong kim loại gây ra. Đúng hay sai? Hãy giải thích
-
Bài tập 5 trang 112 SGK Hóa học 12 nâng cao
Cho biết vị trí của những nguyên tố kim loại trong bảng tuần hoàn. Vị trí của kim loại có tính khử mạnh nhất và vị trí của phi kim có tính oxi hóa mạnh nhất. Viết cấu hình electron lớp ngoài cùng của hai nguyên tố này.
-
Bài tập 6 trang 112 SGK Hóa 12 Nâng cao
Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố kim loại Na, Mg, Ca, Fe và các ion của chúng Na+, Mg2+, Ca2+, Fe2+, Fe3+
-
Bài tập 7 trang 112 SGK Hóa 12 Nâng cao
Cho một lá sắt nhỏ vào dung dịch một trong những muối sau: AlCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, ZnCl2, NaNO3. Hãy cho biết:
a. Trường hợp nào xảy ra phản ứng? Vai trò của những chất tham gia?
b. Viết phương trình hóa học của phản ứng dưới dạng ion thu gọn.
-
Bài tập 8 trang 112 SGK Hóa 12 Nâng cao
Cho Cu tác dụng với dung dịch Fe2(SO4)3 thu được dung dịch hỗn hợp FeSO4 và CuSO4. Thêm một ít bột sắt vào dung dịch hỗn hợp, nhận thấy bột sắt bị hòa tan.
a. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra dưới dạng phân tử và dưới dạng ion thu gọn.
b. So sánh tính khử của các đơn chất kim loại và tính oxi hóa cảu các ion kim loại.
-
Bài tập 9 trang 113 SGK Hóa 12 Nâng cao
Có những trường hợp sau:
a. Dung dịch FeSO4 lẫn tạp chất CuSO4. Hãy giới thiệu một phương pháp hóa học đơn giản có thể loại bỏ tạp chất. Giải thích và viết phương trình dạng phân tử và dạng ion thu gọn.
b. Bột Cu có lẫn tạp chất là bột Zn và bột Pb. Hãy giới thiệu một phương pháp hóa học đơn giản để loại bỏ những tạp chất. Giải thích và viết phương trình hóa học dạng phân tử và dạng ion thu gọn.
-
Bài tập 10 trang 113 SGK Hóa 12 nâng cao
Hãy giải thích về sự thay đổi của khối lượng lá Zn trong mỗi dung dịch sau :
a. CuSO4
b. CdCl2
c. AgNO3
d. NiSO4
-
Bài tập 11 trang 113 SGK Hóa 12 Nâng cao
Có hai lá kim loại, cùng chất cùng khối lượng, có khả năng bị oxi hóa số oxi hóa +2. Một lá được ngâm trong dung dịch Pb(NO3)2 và lá kia được ngâm trong dung dịch Cu(NO3)2. Sau một thời gian người ta lấy các lá kim loại ra khỏi dung dịch rửa nhẹ, làm khô. Nhận thấy lá kim loại ngâm trong muối chì tăng thêm 19%, khối lượng lá kim loại kia giảm 9,6%. Biết rằng trong hai phản ứng trên, khối lượng các kim loại bị hòa tan như nhau. Hãy xác định tên của hai lá kim loại đã dùng.
-
Bài tập 12 trang 113 SGK Hóa 12 Nâng cao
Hai lá kim loại cùng chất, có khối lượng bằng nhau. Một được ngâm vào dung dịch Cd(NO3)2, một được ngâm vào dung dịch Pb(NO3)2. Cả hai lá kim loại đều bị oxi hóa thành ion kim loại 2+. Sau một thời gian, lấy các lá kim loại ra khỏi dung dịch. Nhận thấy khối lượng lá kim loại được ngâm trong muối Cađimi tăng thêm 0,47%; còn lá kia tăng thêm 1,42%. Biết khối lượng của hai lá kim loại tham gia phản ứng là như nhau. Hãy xác định tên của lá kim loại đã dùng.
-
Bài tập 17.1 trang 35 SBT Hóa học 12
Liên kết kim loại là liên kết được hình thành do
A. các đôi electron dùng chung giữa 2 nguyên tố
B. sự nhường cặp electron chưa tham gia liên kết của nguyên tử này cho nguyên tử kia để tạo thành liên kết giữa 2 nguyên tử
C. lực hút tĩnh điện giữa ion dương và ion âm
D. sự tham gia của các electron tự do giữa các nguyên tử và ion kim loại trong mạng tinh thể
-
Bài tập 17.2 trang 35 SBT Hóa học 12
Những nhóm nguyên tố nào dưới đây ngoài nguyên tố kim loại còn có nguyên tố phi kim
A. Tất cá các nguyên tố f
B. Tất cá các nguyên tố d
C. Tất cá các nguyên tố s (trừ nguyên tố H)
D. Tất cá các nguyên tố p
-
Bài tập 17.3 trang 35 SBT Hóa học 12
Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử (dễ bị oxi hóa thành ion dương) vì:
A. Nguyên tử kim loại thường có 5, 6, 7 electron lớp ngoài cùng.
B. Nguyên tử kim loại có năng lượng ion hóa nhỏ.
C. Kim loại có xu hướng thu thêm electron để đạt cấu hình của khí hiếm.
D. Nguyên tử kim loại có độ âm điện lớn.
-
Bài tập 17.4 trang 35 SBT Hóa học 12
Cho các kim loại: Na, Ca, Fe, Zn, Cu, Ag. Những kim loại không khử được H2O, dù ở nhiệt độ cao là
A. Fe, Zn, Cu, Ag
B. Cu,Ag
C. Na, Ca, Cu, Ag
D. Fe, Cu, Ag
-
Bài tập 17.5 trang 36 SBT Hóa học 12
Cho a mol Mg và b mol Zn vào dung dịch chứa c mol Cu2+và d mol Ag+. Biết rằng a < c + d/2. Để được dung dịch chứa 3 ion kim loại thì mối quan hệ giữa b và a, c, d là
A. b > c - a
B. b < c - a
C. b > c - a + d/2
D. b < c - a + d/2
-
Bài tập 17.6 trang 36 SBT Hóa học 12
M là kim loại trong số các kim loại sau: Cu, Ba, Zn, Mg. Dung dịch muối MCl2 phản ứng với dung dịch Na2CO3 hoặc Na2SO4 tạo kết tủa, nhưng không tạo kết tủa khi phản ứng với dung dịch NaOH. Kim loại M là
A. Mg
B. Cu
C. Ba
D. Zn
-
Bài tập 17.7 trang 36 SBT Hóa học 12
Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử của một nguyên tố là 155.Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33. Nguyên tố đó là
A. bạc.
B. đồng,
C. chì.
D. sắt.
-
Bài tập 17.8 trang 36 SBT Hóa học 12
Một nguyên tử có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 40. Đó là nguyên tử của nguyền tố nào sau đây ?
Ạ. Canxi
B. Bari
C. Nhôm
D. Sắt
-
Bài tập 17.9 trang 36 SBT Hóa học 12
Những tính chất vật lí chung của kim loại (tính dẻo, dẫn nhiệt, dẫn điện, ánh kim) gây ra do
A. khối lượng nguyên tử kim loại
B. cấu trúc mạng tinh thể kim loại mạnh
C. tính khử của kim loại
D. Các electron tự do trong kim loại
-
Bài tập 17.10 trang 36 SBT Hóa học 12
Dãy sắp xếp nào sau đây đúng theo thứ tự giảm dần bán kính của nguyên tử và ion?
A. Ne > Na+ > Mg2+
B. Na+ > Ne > Mg2+
C. Na+ > Mg2+ > Ne
D. Mg2+ > Na+ > Ne
-
Bài tập 17.11 trang 36 SBT Hóa học 12
Nguyên tử Na và Cl có các lớp electron là: (Na) 2/8/1; (Cl) 2/8/7. Trong phản ứng hóa học các nguyên tử Na và Cl đạt được cấu hình bền với 8 e lớp ngoài cùng bằng cách
A. hai nguyên tử góp chung electron
B. nguyên tử Na nhường 1e cho nguyên tử Cl để cho lớp electron ngoià cùng của nguyên tử Na và Cl đều có 8e
C. nguyên tử Cl nhường 7e cho nguyên tử Na để cho lớp electron ngoài cùng của nguyên tử Cl và Na đều có 8e
D. tùy điều kiện phản ứng mà nguyên tử Na nhường e hoặc nguyên tử Cl nhường e
-
Bài tập 17.12 trang 37 SBT Hóa học 12
Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố kim loại : K, Ca, Al, Fe, Cu, Cr. Có nhận xét gì về cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố
-
Bài tập 17.13 trang 37 SBT Hóa học 12
Hãy so sánh số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại nhóm IA, IIA và phi kim nhóm VIA, VIIA.
-
Bài tập 17.14 trang 37 SBT Hóa học 12
Dựa vào khối lượng riêng của kim loại, hãy tính thể tích mol kim loại và ghi kết quả vào bảng sau:
Tên kim loại
Khối lượng riêng (g/cm3)
Thể tích mol (g/cm3)
Kali (K)
0,86
Natri (Na)
0,97
Magie (Mg)
1,74
Nhôm (AI)
2,70
Kẽm (Zn)
7,14
Sắt (Fe)
7,87
Đồng (Cu)
8,92
Bạc (Ag)
10,50
Vàng (Au)
19,30