Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và sách Nâng cao chương trình Hóa học 12 Bài 5 Glucozơ giúp các em học sinh nắm vững cách làm bài tập từ cơ bản đến nâng cao và ôn luyện tốt hơn kiến thức môn hoá.
-
Bài tập 1 trang 25 SGK Hóa học 12
Glucozơ và fructozơ:
A. Đều tạo được dung dịch màu xanh lam khi tác dụng với Cu(OH)2.
B. Đều có nhóm chức CHO trong phân tử.
C. Là hai dạng hình thù của cùng một chất.
D. Đều tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở.
-
Bài tập 2 trang 25 SGK Hóa học 12
Cho các dung dịch: Glucozơ, glierol, fomanđehit, etanol. Có thể dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt được cả 4 dung dịch trên:
A.Cu(OH)2.
B. Dung dịch AgNO3/NH3.
C. Na kim loại.
D. Nước brom.
-
Bài tập 3 trang 25 SGK Hóa học 12
Cacbohidrat là gì? Có mấy loại cacbohidrat quan trọng? Nếu định nghĩa từng loại và lấy thí dụ minh họa?
-
Bài tập 4 trang 25 SGK Hóa học 12
Những thí nghiệm nào chứng minh được cấu tạo phân tử của glucozơ?
-
Bài tập 5 trang 25 SGK Hóa học 12
Trình bày phương pháp nhận biết các hợp chất trong dung dịch của mỗi dãy sau đây bằng phương pháp hóa học:
a) Glucozơ, glixerol, etanol, axit axetic.
b) Fructozơ, gliixerol, etanol.
c) Glucozơ, fomanđehit, etanol, axit axetic.
-
Bài tập 6 trang 25 SGK Hóa học 12
Để tráng một chiếc gương soi, người ta phải đun nóng dung dịch chưa 36 gam glucozơ với lượng vừa đủ dung dịch bạc nitrat trong amoniac. Tính khối lượng bạc đa sinh ra bám vào mặt kính của gương và khối lượng bạc nitrat cần dùng. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn?
-
Bài tập 1 trang 32 SGK Hóa 12 Nâng cao
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Glucozơ và fructozơ là đồng phân cấu tạo của nhau.
B. Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng bạc.
C. Trong dung dịch, glucozơ tồn tại ở dạng mạch vòng ưu tiên hơn dạng mạch hở.
D. Metyl \(\alpha\)-glucozit không thể chuyển sang dạng mạch hở.
-
Bài tập 2 trang 32 SGK Hóa 12 Nâng cao
Cho các dung dịch: glucozơ, glixerol, axit axetic, etanol. Thuốc thử nào sau đây để nhận biết được các dung dịch trên?
A. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.
B. [Ag(NH3)2]OH.
C. Na kim loại.
D. Nước brom.
-
Bài tập 3 trang 32 SGK Hóa học 12 nâng cao
a, Cacbonhidrat là gì? Có mấy loại cacbonhidrat quan trọng?
b, Nêu định nghĩa từng loại cacbonhidrat và lấy thí dụ minh họa.
-
Bài tập 4 trang 32 SGK Hóa học 12 nâng cao
a, Hãy viết công thức dạng mạch hở của glucozơ và nhận xét về nhóm chức của nó ( tên nhóm chức, số lượng, bậc nếu có). Những thí nghiệm nào chứng minh được cấu tạo dạng mạch hở của glucozơ?
b,Hãy viết công thức dạng mạch vòng của glucozơ và nhận xét về các nhóm chức của nó ( tên, số lượng, bậc và vị trí tương đối trong không gian). Những thí nghiệm nào chứng minh được glucozơ tồn tại ở dạng mạch vòng?
c,Trong dung dịch, glucozơ tồn tại ở dạng nào ( viết công thức và gọi tên)?
-
Bài tập 5 trang 33 SGK Hóa 12 Nâng cao
Hãy viết các phương trình hóa học của các phản ứng sau (nếu có):
a. Glucozơ tác dụng với nước brom
b. Fructozơ + H2 → (đk: Ni, to)
c. Fructozơ + [Ag(NH3)2]OH →
d. Glucozơ + [Ag(NH3)2]OH →
-
Bài tập 6 trang 33 SGK Hóa 12 Nâng cao
Cho 200ml dung dịch glucozơ phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 10,8 gam bạc. Tính nồng độ mol của glucozơ đã dùng.
-
Bài tập 7 trang 33 SGK Hóa 12 Nâng cao
Đun nóng dung dịch chứa 18 gam glucozo với một lượng vừa đủ AgNO3 trong NH3 thấy Ag tách ra. Tính lượng Ag thu được và khối lượng AgNO3 cần dùng, biết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
-
Bài tập 8 trang 33 SGK Hóa 12 Nâng cao
Cho lên men 1m3 nước rỉ đường, sau đó chưng cất thu được 60 lít cồn 960. Tính khối lượng glucozo có trong 1m3 nước rỉ đường glucozo trên, biết khối lượng riêng của ancol etylic = 0,789g/ml ở 200C và hiệu suất quá trình lên men đạt 80%.
-
Bài tập 5.1 trang 11 SBT Hóa học 12
Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào đúng ?
A. Tất cả các chất có công thức Cn(H2O)m đều là cacbohiđrảt.
B. Tất cả các cacbohiđrat đều có công thức chung Cn(H2O)m
C. Đa số các cacbohiđrat có công thức chung Cn(H2O)m
D. Phân tử các cacbohiđrat đều có ít nhất 6 nguyên tử cacbon.
-
Bài tập 5.2 trang 11 SBT Hóa học 12
Glucozơ không thuộc loại
A. hợp chất tạp chức.
B. cacbohiđrat.
C. monosaccarit.
D. đisaccarit.
-
Bài tập 5.3 trang 11 SBT Hóa học 12
Chất không có khả năng phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 (đun nóng) giải phóng Ag là
A. axit axetic.
B. axit fomic.
C. glucozơ
D. fomanđehit
-
Bài tập 5.4 trang 11 SBT Hóa học 12
Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào không đúng?
A. Cho glucozơ và fructozơ vào dung dịch AgNO3/NH3 (đun nóng) xảy ra phản ứng tráng bạc.
B. Glucozơ và fructozơ có thể tác dụng với hiđro sinh ra sản phẩm có cùng một công thức cấu tạo.
C. Glucozơ và fructozơ có thể tác dụng với Cu(OH)2 tạo ra cùng một loại phức đồng.
D. Glucozơ và fructozơ có công thức phân tử giống nhau.
-
Bài tập 5.5 trang 12 SBT Hóa học 12
Để chứng minh trong phân tử glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với
A. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng.
B. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
C. natri hiđroxit.
D. AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng.
-
Bài tập 5.6 trang 12 SBT Hóa học 12
Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Dung dịch glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm khi đun nóng cho kết tủa Cu2O.
B. Dung dịch AgNO3 trong NH3 oxi hoá glucozơ thành amoni gluconat và tạo ra bạc kim loại.
C. Dẫn khí hiđro vào dung dịch glucozơ đun nóng có Ni làm chất xúc tác, sinh ra sobitol.
D. Dung dịch glucozơ phản ứng với Cu(OH)2, trong môi trường kiềm ở nhiệt độ cao tạo ra phức đồng glucozơ [Cu(C6H1106)2].
-
Bài tập 5.7 trang 12 SBT Hóa học 12
Trong các phản ứng dưới đây của glucozơ, phản ứng nào không phải phản ứng oxi - hóa khử?
A. HOCH2[CHOH]4CHO+2AgNO3+3NH3+H2O → HOCH2[CHOH]4COONH4+2Ag+2NH4NO3
B. HOCH2[CHOH]4CHO+H2→ HOCH2[CHOH]4CH2OH
C. 2C6H12O6+Cu(OH)2→(C6H11O6)2Cu+2H2O
D. HOCH2[CHOH]4CHO+2Cu(OH)2+ NaOH → HOCH2[CHOH]4COONa + Cu2O + 3H2O
-
Bài tập 5.8 trang 12 SBT Hóa học 12
Đun nóng dung dịch chứa 27g glucozơ với dung dịch AgN03/NH3 dư thì khối lượng Ag thu được tối đa là
A. 21,6 g
B. 10,8 g
C.32,4 g
D. 16,2 g
-
Bài tập 5.9 trang 12 SBT Hóa học 12
Cho m gam glucozơ lên men thành ancol etylic với hiệu suất 75%. Toàn bộ khí CO2 sinh ra được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 (lấy dư), tạo ra 80 g kết tủa. Giá trị của m là
A. 72
B. 54
C. 108
D. 96
-
Bài tập 5.10 trang 13 SBT Hóa học 12
Để phân biệt dung dịch glucozơ và dung dịch fructozơ người ta không thể dùng phản ứng tráng bạc mà dùng nước brom. Hãy giải thích vì sao và viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.
-
Bài tập 5.11 trang 13 SBT Hóa học 12
Nêu những phản ứng hoá học chứng minh các đặc điểm sau đây của fructozơ :
a) Có nhiều nhóm OH ở những nguyên tử cacbon kề nhau.
b) Tổng số nhóm OH trong phân tử là 5.
c) Có nhóm chức xeton.
d) Có mạch cacbon không phân nhánh.
-
Bài tập 5.12 trang 13 SBT Hóa học 12
Trình bày phương pháp hoá học để nhận biết bốn dung dịch: glixerol, anđehit axetic, axit axetic, glucozơ.
-
Bài tập 5.13 trang 13 SBT Hóa học 12
Xuất phát từ glucozơ và các chất vô cơ, viết các phương trình hoá học để điều chế ra bốn muối khác nhau của kali, biết trong thành phần các muối đó đều có cacbon.
-
Bài tập 5.14 trang 13 SBT Hóa học 12
Từ nguyên liệu là glucozơ và các chất vô cơ, người ta có thể điều chế một ete và một este đều có 4 nguyên tử cacbon. Hãy viết các phương trình hoá học. Ghi tên ete và este thu được.
-
Bài tập 5.15 trang 13 SBT Hóa học 12
Rượu 40° là dung dịch ancol etylic trong nước, trong đó ancol etylic chiếm 40% về thể tích. Người ta dùng một loại nguyên liệu chứa 50% glucozơ để lên men thành rượu với hiệu suất 80%. Để thu được 2,3 lít rượu 40° cần dùng bao nhiêu kilogam nguyên liệu nói trên ? Biết rằng khối lượng riêng của ancol etylic là 0,8 g/ml.
-
Bài tập 5.16 trang 13 SBT Hóa học 12
Hoà tan 2,68 g hỗn hợp axetanđehit và glucozơ vào nước. Cho dung dịch thu được vào 35,87 ml dung dịch 34% AgNO3 trong amoniac (khối lượng riêng 1,4 g/ml) và đun nóng nhẹ để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Lọc bỏ kết tủa rồi trung hoà nước lọc bằng axit nitric, sau đó thêm vào nước lọc đó lượng vừa đủ dung dịch kali clorua, khi đó xuất hiện 5,74 g kết tủa. Tính phần trăm khối lượng từng chất trong hỗn hợp ban đầu.