YOMEDIA
NONE

Bài tập 13.7 trang 36 SBT Vật lý 12

Giải bài 13.7 tr 36 sách BT Lý lớp 12

Mắc một cuộn cảm có hệ số tự cảm L và điện trở r vào một mạch điện xoay chiều. Có thể coi mạch điện này như

A. một điện trở thuần mắc song song với một cuộn cảm thuần và cường độ dòng điện cùng pha với điện áp.

B. một điện trở thuần mắc song song với một cuộn cảm thuần và cường độ dòng điện lệch pha với điện áp.

C. một điện trở thuần mắc nối tiếp với một cuộn cảm thuần và cường độ dòng điện cùng pha với điện áp.

D. một điện trở thuần mắc nối tiếp với một cuộn cảm thuần và cường độ dòng điện lệch pha với điện áp.

ADSENSE

Hướng dẫn giải chi tiết

Chọn đáp án D.  

Có thể coi mạch điện này như một điện trở thuần mắc nối tiếp với một cuộn cảm thuần và cường độ dòng điện lệch pha với điện áp.

-- Mod Vật Lý 12 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Bài tập 13.7 trang 36 SBT Vật lý 12 HAY thì click chia sẻ 
YOMEDIA
  • thúy ngọc

    Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần mắc nối tiếp với tụ điện.

    Biết điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở và giữa hai bản tụ điện lần lượt là 100 V và 100

    Độ lệch pha giữa điện áp hai đầu đoạn mạch và điện áp giữa hai bản tụ điện có độ lớn bằng

    d/s : pi/6

    bài làm

    tan φ= -Uc/Ur = -căn 3 => φ = -pi/3. Mọi người cho em hỏi e bị sai ở đâu ạ. e cảm ơn

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Nguyễn Trà Giang

    giúp e câu này e cảm ơn

    Khi truyền tải điện năng có công suất không đổi đi xa với đường dây tải điện một pha có

    điện trở R xác định. Để công suất hao phí trên đường dây tải điện giảm đi 100 lần thì ở nơi truyền đi 

    phải dùng một máy biến áp lí tưởng có tỉ số vòng dây giữa cuộn thứ cấp và cuộn sơ cấp là

    A. 100. B. 10. C. 50. D. 40.

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Quế Anh

    cho mạch điện gồm cuộn thuần cảm có độ tự cảm \(\frac{\sqrt{3}}{pi}\) , điện trở thuần 100Ω và tụ điện có C thay đổi được mắc nối tiếp. đặt điện áp u=100\(\sqrt{2}\) cos100πt vào hai đầu đoạn mạch. với giá trị nào của C thì điện áp hiệu dụng hai đầu tụ C đạt giá trị cực đại? giá trị cực đại đó là bao nhiêu?

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Phan Thị Trinh

    CÁCH XÁC ĐỊNH GÓC PHI TRONG  VIẾT PHƯƠNG TRÌNH TỪ THÔNG

     thầy chỉ giúp em với ạ. hôm trước em có làm 1 câu trắc nghiệm thì thấy:

    - vecto pháp tuyến của khung dây trùng với vecto cảm ứng từ thì    phi ban đầu = 0 

    vậy giờ em kết luận   (em tính theo cos)

    -nếu cảm ứng từ trùng với pháp tuyến khung dây thì phi=0 hoặc bằng -pi  (chưa cho chiều)

    -nếu cảm ứng tù vuông góc với pháp tuyến khung dây thì phi = +- pi/2     (chưa cho chiều)

    như vậy có đúng không ạ.

    và nếu giả sử cảm ứng từ cách pháp tuyến khung dây 1 góc 30 độ thì xét ra sao ạ

    mong thầy chỉ giúp em. em cảm ơn thầy.

    Theo dõi (0) 2 Trả lời
  • Hong Van

    Hiệu điện thế xoay chiều đặt vào hai đầu đoạn mạch R, L, C nối tiếp có biểu thức u=400cos(100\(\pi\)t - \(\frac{\pi}{12}\)) (V). biết R=100\(\Omega\), cuộn dây thuần cảm có L=0,138 H và C=1,9 \(\mu F\). cường độ dòng điện tức thời qua mạch nhận giá trị i=2A lần thứ 2020 vào thời điểm nào?

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • thu thủy

    Một tụ điện có điện dung C=5nF gồm hai bản A và B được nối với nguồn điện không đổi có suất điện động E=8V,bản A nối với cực dương,bản B nối với cực âm.sau đó ngắt tụ ra khỏi nguồn và nối tức thời hai bản tụ này với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L=50μH.tính từ lúc nối đến khi điện tích của bản B bằng 20nC và bản tụ này đang ở trạng thái phóng điện thì mất thời gian ngắn nhất là?

    A.2,1μs                  B.1,05μs                         C.2,62μs                      D.0,52μs

    Theo dõi (0) 7 Trả lời
  • Bo bo

    Đoạn mạch AB gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu AB điện áp xoay chiều u = U0cos(ωt + φ), biết khi đó 2LCω2 = 1. Ở thời điểm mà điện áp tức thời giữa hai đầu điện trở bằng 40 V và điện áp tức thời giữa hai đầu tụ điện bằng 60V thì điện áp tức thời giữa hai đầu đoạn mạc

    A. 50V

    B. 70V

    C. 55V

    D. 100V

     

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Nguyễn Minh Hải

    đoạn mạch xoay chiều nối tiếp gồm điện trở thuần R, tụ điện C và cuộn dây cảm thuần L.Đặt vào 2 đầy đoạn mạch 1 điện áp xoay chiều ổn định thì điện áp hieeum dụng trên R,L,C lần lượt là 60V,120V,40V. thay C bởi tụ điện C' thì hiệu điện dụng trên tụ là 100V khi đó điện áp hiệu dụng trên R bằng

    A:80V         B:150V     C:\(20\sqrt{2}\)V       D40V

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Lê Tấn Vũ

    Cho mạch điện xoay chiều AB gồm: đoạn mạch AM chỉ chứa điện trở R, đoạn mạch MN chỉ chứa tụ điện C và đoạn mạch NB chứa cuộn dây có điện trở hoạt động r mắc nối tiếp. Biết R=2r, W2=1/2LC, Unb vuông pha với Uab. Hệ số công suất của cuộn dây 

    A 0.8666

    B 0.5

    C 0.707

    D 1

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Nguyễn Thủy Tiên

    1.Chọn mạch sóng của máy thu thanh là một mạch dao động với tụ điện biến thiên. Điện dung của tụ có thể thay đổi từ C1 đến C2=9C1Với tụ dung Cmạch có thể thu được bước sóng 25m.Máy này có thể thu được bước sóng trong khoảng nào?

    2.Cho đoạn mạch xoay chiều RLC trong đó R thay đổi được cuộn cảm thuần L=1/πH;C=(10-2/48π)F. Đặt vào 2 đầu đoạn mạch điện áp U=120\(\sqrt{2}\)cos(120πt)(V).Để đoạn mạch tiêu thụ công suất 576w thì R bằng bao nhiêu?

    3.Cho đoạn mạch xoay chiều gồm R,L,C mắc nối tiếp.Khi đặt điện áp uAB=120\(\sqrt{2}\)cos(100πt)(V).vào 2 đầu đoạn mạch thì cường độ dòng điện trong mạch là i=3\(\sqrt{2}\)cos(100πt+π/6)(A).Điện trở R của mạch bằng bao nhiêu?

    4.Cho mạch RCL với R=40Ω, ZL=50Ω, ZC=40Ω, UC=40V, f=50Hz. Thì hiệu điên thế 2 đầu đoạn mạch là bao nhiêu?

    5.Một mach dao động gồm tụ điên có điện dung C=20μF và cuộn cảm L=50mH.Cho rằng dao động điện từ xảy ra không tắt.Cường độ dòng điện trong mạch cực đại 10mA thi hiệu điện thế cực đại giữa 2 bản tụ là bao nhiêu?

    6.Trên bề mặt chất lỏng có 2 nguồn kết hợp A và B cách nhau 100cm dao động ngược pha, cùng chu kì 0,1s.Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng v=3m/s. Xét điểm M nằm trên đường thẳng vuông góc với AB tại B.Để tại M dao động với biên độ cực tiểu thì M cách B một đoạn nhỏ nhất bằng bao nhiêu?

    7.Một dây đàn hồi AB dài 1,2m đầu A cố định đầu B tự do được rung với tần số f và trên dây có sóng lan truyền với tốc độ 24m/s quan sát sóng dừng trên dây ta thấy có 9 nút.Tần số dao động của dây là bao nhiêu?

    Hai nguồn kết hợp AvàB trên mặt nước giống hệt nhau khoảng cách giữa 2 ngọn sóng lên tiếp do mỗi nguồn tạo ra là 2m/s. Khoảng cách giứa 2 nguồn này là 9,2cm. Số vân giao thoa cực đại quan sát được giữa 2 nguồn AB?

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • na na

    Dòng điện chạy trong đoạn mạch có biểu thức i= 2cos (\(100\pi\Gamma-\frac{\pi}{2}\)

    ) . Trong khoảng thời gian từ 1/200 dêdn 0,015 s cường độ . Dòng điện tức thời có giá trị bằng \(\sqrt{2}\) A VÀO  những thời điểm nào? 

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • hồng trang
    1. Một dòng điện xoay chiều :  i= 2\(\sqrt{2}\) cos (100\(\pi\)) . Trong 1 giây đầu tiên dòng điện đổi chiều bao nhiêu lần ?   ​
    2. ​Nếu dòng điện xoay chiều có tần số 60HZ thì trong một giây nó đôỉ chiều bao nhiêu lần ?
    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Nguyễn Hồng Tiến

    1.Đoạn mạch AM gồm R và cuộn dây thuần cảm, mắc nối tiếp đoạn MB gồm tụ điện C UAB=100\(\sqrt{2}\cos100\pi\)t(v);I=0.5A uAM sớm hơn pha i một góc \(\frac{\pi}{6}\) ;uAB sớm hơn pha uMB pi/6.Điên trở R và điện dung C có giá trị bao nhiêu?

    2.Cho đoạn mach xoay chiều gồm cuộn cảm L=\(\frac{0.4}{\pi}\);C=10-4/π và điện trở thuần R thay đổi đượctất cả mức nối tiếp vào nguồn xoay chiều có điện áp hiệu dụng không đổi và tần số f=50Hz.R bằng bao nhiêu thì công suất trên mạch đạt cực đại?

    3.Cho đoạn mạch xoay chiều gồm cuộn dây có r=20Ω, L=0,2/π, C=10-3/8π và biến trở R tất cả mắc nói tiếp vào nguồn điện xoay chiều có hiệu điện thế hiệu dụng không đổi và tần số 50Hz. Để công suất đạt cực đại thì biến trở Rcó giá trị bao nhiêu?

    4.Một đoạn mạch xoay chiều gồm R=100\(\sqrt{3}\) Ω C=10-4/2πF và cuộn dây thuần cảm L,tất cả mắc nối tiếp.Hai đầu đoạn mạch mắc vào nguồn xoay chiều f=50Hz.Hệ số công suất của mạch là \(\sqrt{3}\)/2.Biết điện áp u giữa 2 đầu đoạn mach trễ pha hơn dòng điện. Độ tự cảm L của cuộn dây là bao nhiêu?

    5.Cho đoạn mạch xoay chiều trong đó R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ C thay đổi được.Vôn kế có điên trở rất lớm mắc vào 2 đầu L. Hai đầu đoạn mạch mắc vào nguồn điên xoay chiều có u=150\(\sqrt{2}cos\)(100πt).Khi C=10-3/3πF thì vôn kế V chỉ cực đại bằng 120v.Điên trở R bằng bao nhiêu?

    Theo dõi (0) 4 Trả lời
  • Dương Minh Tuấn

    Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch nối tiếp gồm cuộn cảm thuần và điện trở R = 40 \(\Omega\) thì điện áp giữa hai đầu đoan mạch lệch pha \(\frac{\pi}{3}\) so với cường độ dòng điện trong đoạn mạch. Tổng trở của đoạn mạch bằng bao nhiêu?

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Nguyễn Thị An

    Trong mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp, nếu giảm tần số của dòng điện trong mạch thì 

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • minh vương

    Một mạch dao động LC lý tưởng: cuộn thuần cảm L và bộ tụ điện có hai tụ giống nhau mắc nối tiếp. Tần số dao động riêng của mạch là f=100Hz . Nếu trong khi hoạt động mà một trong hai tụ bị đánh thủng thì tần số dao động riêng của mạch bây giờ là?

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • can tu

    Một mạch dao động LC có điện trở thuần không đáng kể, tụ điện có điện dung 5 \(\mu\)F . Dao động điện từ riêng (tự do) của mạch LC với hiệu điện thế cực đại ở 2 đầu tụ điện bằng 6V. Khi hiệu điện thế ở hai đầu tụ điện là 4V thì năng lượng từ trường trong mạch bằng 

    A. 10−5 J 

    B. 5.10−5 J

    C.  9.10−5 J 

    D.  4. 10−5 J 

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Nguyễn Tiểu Ly

    một đoạn mạch điện xoay chiều không phân nhánh gồm điện trở R, cuộn dây chỉ có cảm kháng 200Ω và tụ điện có dung kháng 100 Ω. khi đặt vào 2 đầu đoạn mạch 1 điện áp xoay chiều u= 282cos314t (V) thì cường độ dòng điện hiệu dụng là 1,41 A. điện trở R của mạch bằng:

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Nguyễn Sơn Ca

    Cho đoạn mạch x.c gồm cuộn dây có điện trở thuần 100 (ôm) nối tiếp với tụ điện có dung kháng 200 (ôm), nếu độ lệch pha giữa điện áp 2 đầu mạch với điện áp hai đầu cuộn dây là 5pi/12 thì cảm kháng của cuộn dây là?

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • khanh nguyen
    1. Cho mạch x.c gồm cuộn dây mắc nt tụ điện có điện áp hiệu dụng hai đầu mạch là 120V, hai đầu cuộn dây là 120V và hai đầu tụ là 120V. hệ số công suất của mạch là?
    2. Cho mạch RLC không phân nhánh cuộn dây có điện trở thuần. Điện áp hiệu dụng trên mạch, trên điện trở R, cuộn dây, tụ điện lần lượt là 75V, 25V,25V 75V. Hệ số công suất của mạch là?

    HELP ME vui

    Theo dõi (0) 8 Trả lời
  • Anh Nguyễn

    một cuộn dây có độ tự cảm L=\(\frac{1}{4pi}\) mắc nối tiếp với tụ điện C1=\(\frac{10^{-3}}{3pi}\) rồi mắc vào hiệu điện thế xoay chiều có tần số 50Hz, khi thay C1 bằng C2 thì thấy cường độ dòng điện hiệu dụng qua mạch không thay đổi. điện dung của tụ C2=???

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • can chu

    Mạch dao động LC lí tưởng gồm cuộn cảm thuần L và hai tụ C giống nhau mắc nối tiếp." Mạch đang hoạt động thì ngay tại thời điểm năng lượng điện trường trong bộ tụ gấp đôi năng lượng từ trường trong cuộn cảm, một tụ bị đánh thủng hoàn toàn". So với hiệu điện thế U​o lúc đầu của cuộn cảm thì hiệu điện thế cực đại hai đầu cuộn cảm sau khi bijmoojt tụ đánh thủng sẽ bằng? 

    #Em khong hiễu câu trong dấu ngoặc kép ạ. Nên cũng không có hướng đi. 

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Kim Ngan

    'Một mạch dao động LC lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm không đổi, tụ điện có điện dung C thay đổi .Khi C=C1 thì tần số dao động riêng của mạch là 30kHz và khi C=C2 thì tần số dao động riêng của mạch là 40kHz. Nếu C=(C1*C2)/(C1+C2) thì tần số riêng của mạch là?' A.10kHz         B.70kHz         C.24kHz           D.50kHz

    cho em biet cach lam nha!

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF