Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và Nâng cao Sinh học 10 chương Cấu trúc của tế bào Bài 8: Tế bào nhân thực giúp các em học sinh nắm vững và củng cố lại kiến thức môn Sinh.
-
Bài tập 1 trang 39 SGK Sinh học 10
Mô tả cấu trúc của nhân tế bào?
-
Bài tập 2 trang 39 SGK Sinh học 10
Nêu các chức năng của lưới nội chất trơn và lưới nội chất hạt?
-
Bài tập 3 trang 39 SGK Sinh học 10
Trình bày cấu trúc và chức năng của bộ máy Gôngi?
-
Bài tập 4 trang 39 SGK Sinh học 10
Tế bào nào trong cơ thể người nêu ra dưới đây có lưới nội chất hạt phát triển mạnh nhất?
a) Tế bào hồng cầu.
b) Tế bào bạch cầu.
c) Tế bào biểu bì.
d) Tế bào cơ.
-
Bài tập 5 trang 39 SGK Sinh học 10
Nêu cấu tạo và chức năng của ribôxôm?
-
Bài tập 6 trang 39 SGK Sinh học 10
Nêu các điểm khác biệt về cấu trúc giữa tế bào nhân sơ và nhân thực?
-
Bài tập 5 trang 47 SBT Sinh học 10
Mô tả cấu trúc của nhân tế bào?
-
Bài tập 7 trang 49 SBT Sinh học 10
Phân biệt lưới nội chất hạt, lưới nội chất trơn, bộ máy Gôngi?
-
Bài tập 9 trang 50 SBT Sinh học 10
Dựa vào chức năng của tế bào, hãy điền các dấu + (có số lượng nhiều) hay dấu - (có số lượng ít) về một số bào quan của các loại tế bào trong bảng sau:
Loại tế bào
Lưới nội chất hạt
Lưới nội chất trơn
Ti thể
Ribôxôm
Tế bào tuyến giáp
Tế bào kẽ
Tế bào cơ vân
Tế bào gan
Tế bào hồng cầu người
Tế bào tuyến yên
-
Bài tập 19 trang 57 SBT Sinh học 10
Các câu sau đây đúng hay sai?
a) Mỗi tế bào đều có màng, tế bào chất, các bào quan và nhân.
b) Tế bào thực vật có thành tế bào, màng tế bào, tế bào chất, không bào, lục lạp, ti thể, trung thể và nhân.
c) Tế bào thực vật khác tế bào động vật là tế bào thực vật có thành tế bào, không bào, có lục lạp chứa diệp lục.
d) Chỉ tế bào vi khuẩn và tế bào thực vật mới có cấu trúc thành tế bào. -
Bài tập 1 trang 58 SBT Sinh học 10
Vẽ và chú thích sơ đồ cấu trúc điển hình của một tế bào thực vật?
-
Bài tập 2 trang 58 SBT Sinh học 10
Vẽ và chú thích sơ đồ cấu trúc điển hình của một tế bào động vật?
-
Bài tập 3 trang 58 SBT Sinh học 10
Từ 2 sơ đồ cấu trúc tế bào sau đây, hãy chỉ ra những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa tế bào động vật và tế bào thực vật. Những đặc điểm giống nhau và khác nhau đó nói lên điều gì?
Tế bào động vật Tế bào thực vật
-
Bài tập 4 trang 58 SBT Sinh học 10
Căn cứ vào những đặc điểm nào của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực, người ta cho rằng chúng có tổ tiên chung?
-
Bài tập 14 trang 60 SBT Sinh học 10
Mô tả cấu trúc và chức năng của ribôxôm?
-
Bài tập 16 trang 60 SBT Sinh học 10
Hãy quan sát hình dưới đây và điền mã trả lời:
Cấu trúc
Mã trả lời
A. Là vị trí mà các tiểu đơn vị Ribôxôm được hình thành
B. Là vị trí mà tại đó xảy ra sự Glicôzin hóa (gắn thêm đường vào protein hay lipit) protein và lipit
C. Có thể hình thành nên protein không được mã hóa bằng ADN nhân
D. Là cấu trúc duy trì sự toàn vẹn cấu trúc của một sợi trục.
E. Là cấu trúc có nhiều nhất trong tế bào chất của tế bào tuyến tụy
F. Là cấu trúc có nhiều nhất trong tế bào cơ tham gia vào quá trình bay của côn trùng
G. Là vị trí tổng hợp Lipit
-
Bài tập 3 trang 62 SBT Sinh học 10
Tập hợp các thành phần nào sau đây có thể có ở cả tảo và vi khuẩn lam?
A. Lạp thể, thể Gôngi và Ribôxôm.
B. Thành tế bào, Ribôxôm, sắc tố quang hợp.
C. Lục lạp, Xenlulôzơ và không bào.
D. Nhân, lục lạp và Ribôxôm.
-
Bài tập 8 trang 63 SBT Sinh học 10
Tế bào động vật không có các bào quan
A. Bộ máy Gôngi và ti thê.
B. Không bào lớn và lục lạp.
C. Bộ máy Gôngi và lizôxôm.
D. Ti thể và lizôxôm.
-
Bài tập 9 trang 63 SBT Sinh học 10
Tế bào động vật có cấu tạo gồm các bộ phận nào?
A. Nguyên sinh chất và NST.
B. Màng, tế bào chất và hạch nhân.
C. Màng, tế bào chất (chứa các bào quan) và nhân.
D. Các bào quan, nhân và tế bào chất.
-
Bài tập 11 trang 64 SBT Sinh học 10
Cho các đặc điểm và thành phần của tế bào như sau:
(1) Dị dưỡng.
(2) Tự dưỡng.
(3) Màng nguyên sinh.
(4) Thành kitin.
(5) Lizôxôm. '
(6) Thành xenlulôzơ.
(7) Ribôxôm.
(8) Hệ thống nội màng.
(9) Lục lạp.
(10) Ti thể.
Tế bào động vật thường có những đặc điểm nào trong các đặc điểm đó?
A. (1), (3), (5), (7), (8), (10).
B. (2), (3), (6), (7), (8), (10)
C. (2), (5), (6), (8), (9).
D. (1), (3), (4), (7), (8).
-
Bài tập 12 trang 64 SBT Sinh học 10
Những bào quan nào chỉ có ở tế bào thực vật, không có trong tế bào động vật?
A. Lục lạp, lưới nội chất trơn, không bào.
B. Lizôxôm, ti thể, không bào.
C. Thành Xenlulôzơ, lưới nội chất, lạp thể.
D. Thành tế bào, lục lạp, không bào lớn.
-
Bài tập 14 trang 65 SBT Sinh học 10
Nhân tế bào có chức năng chủ yếu là gì?
A. Nhân là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
B. Nhân là nơi chứa NST và ARN.
C. Nhân là bào quan không thể thiếu của tế bào.
D. Nhân là nơi diễn ra quá trình sao chép của vật chất di truyền.
-
Bài tập 15 trang 65 SBT Sinh học 10
Điều nào sau đây không phải là chức năng của lưới nội chất trơn?
A. Dự trữ các ion canxi cần thiết để co cơ.
B. Tổng hợp các loại Lipit.
C. Tham gia phân giải các chất độc hại đối với cơ thể.
D. Tổng hợp các loại Prôtêin.
-
Bài tập 16 trang 65 SBT Sinh học 10
Các thành phần của màng tế bào như Glicôprôtêin, Lipôprôtêin, các Prôtêin xen màng được tổng hợp ra từ đâu?
A. Lưới nội chất trơn.
B. Lizôxôm.
C. Lưới nội chất hạt.
D. Ribôxôm tự do trong tế bào chất.
-
Bài tập 17 trang 65 SBT Sinh học 10
Kháng thể được sinh ra từ đâu?
A. Lưới nội chất hạt.
B. Lưới nội chất trơn.
C. Tế bào chất.
D. Nhân tế bào.
-
Bài tập 20 trang 66 SBT Sinh học 10
Trình tự di chuyển của prôtêin từ nơi được tạo ra đến khi tiết ra ngoài tế bào là
A. lưới nội chất hạt -> bộ máy Gôngi -> màng sinh chất.
B. lưới nội chất trơn -> lưới nội chất hạt -> màng sinh chất.
C. bộ máy Gôngi -> lưới nội chất trơn -> màng sinh chất.
D. lưới nội chất hạt -> ribôxôm -> màng sinh chất.
-
Bài tập 21 trang 66 SBT Sinh học 10
Điều nào sau đây không thuộc đặc điểm của bộ máy Gôngi?
A. Gồm những túi màng dẹt xếp chồng lên nhau.
B. Là nơi hình thành các túi tiết để gửi tới màng sinh chất.
C. Là nơi lắp ráp, đóng gói và phân phối các sản phẩm của tế bào.
D. Là nơi tạo ra các chất dinh dưỡng của tế bào
-
Bài tập 22 trang 66 SBT Sinh học 10
Ribôxôm
A. Có trong nhân tế bào.
B. Có trong lưới nội chất hạt.
C. Liên kết trên lưới nội chất hạt hay tự do trong tế bào chất.
D. Dính trên màng của ti thể.
-
Bài tập 31 trang 68 SBT Sinh học 10
Tế bào thực vật thường không có
A. Trung tử và Lizôxôm.
B. Không bào và bộ máy Gôngi.
C. Trung tử và ti thể.
D. Perôxixôm và không bào.
-
Bài tập 32 trang 68 SBT Sinh học 10
Trong tế bào nào của động vật có nhiều thể Gôngi nhất?
A. Tế bào trứng.
B. Tế bào tuyến.
C. Tế bào cơ.
D. Tế bào hồng cầu.
-
Bài tập 36 trang 69 SBT Sinh học 10
Các bào quan có màng kép (hai lớp màng) là
A. Bộ máy Gôngi và lục lạp
B. Ti thể và Lizôxôm
C. Ti thể và lục lạp
D. Bộ máy Gôngi và Lizôxôm
-
Bài tập 37 trang 69 SBT Sinh học 10
Các bào quan có màng đơn (một lớp màng) là
A. Bộ máy Gôngi và lục lạp.
B. Ti thể và lizôxôm.
C. Bộ máy Gôngi và lizôxôm.
D. Ti thể và lục lạp.
-
Bài tập 40 trang 70 SBT Sinh học 10
Ribôxôm không có đặc điểm nào sau đây?
A. Được bao bọc bởi lớp phôtpholipit kép.
B. Gồm hai thành phần chính là prôtêin và rARN.
C. Làm nhiệm vụ sinh tổng hợp prôtêin cho tế bào.
D. Cấu trúc gồm một tiểu phần lớn và một tiểu phần bé.
-
Bài tập 47 trang 72 SBT Sinh học 10
Xét các bào quan sau:
(1) Không bào.
(2) Trung thể.
(3) Lưới nội chất.
(4) Lizôxôm.
(5) Lục lạp.
(6) Ribôxôm
Trong các bào quan trên, tế bào động vật không có những bào quan nào?
A. (1).
B. (1),(3)
C. (5).
D. (1),(5).
-
Bài tập 48 trang 72 SBT Sinh học 10
Xét các bào quan sau :
(1) Không bào tiêu hoá.
(2) Trung thể.
(3) Lưới nội chất.
(4) Lizôxôm.
(5) Lục lạp.
(6) Ribôxôm.
Trong các bào quan trên, tế bào thực vật không có bào quan nào?
A. (1), (2), (3).
B. (1) (2), (4).
C. (2), (3), (4).
D. (4), (5), (6).
-
Bài tập 51 trang 73 SBT Sinh học 10
Loại bào quan có thể chứa ADN trong tế bào của rễ cây là
A. nhân, ti thể, thể Gôngi.
B. ribôxôm, lưới nội chất hạt.
C. nhân, ti thể.
D. nhân, lục lạp, ribôxôm.
-
Bài tập 54 trang 74 SBT Sinh học 10
Xét các đặc điểm sau đây của lưới nội chất:
(1) Là một hệ thống ống và xoang dẹt thông với nhau.
(2) Có chứa cầc enzim xúc tác cho phản ứng tổng hợp chất tiết.
(3) Có chức năng khử độc và chuyển hoá đường.
(4) Có cấu trúc màng đơn.
(5) Làm nhiệm vụ vận chuyển trong tế bào.
Những đặc điểm chung của lưới nội chất hạt và lưới nội chất trơn là
A. (1), (2), (3), (4).
B. (2), (3), (4), (5).
C. (1), (2), (4), (5)
D. (1), (3), (4).
-
Bài tập 55 trang 75 SBT Sinh học 10
Trong tế bào thực vật, các bào quan có thể chứa cả prôtêin và axit nuclêic gồm có
A. ribôxôm, không bào, lục lạp.
B. nhân, ti thể, lục lạp, ribôxôm.
C. ribôxôm, nhân, thể Gôngi.
D. ti thể, ribôxôm, lưới nội chất.
-
Bài tập 1 trang 53 SGK Sinh học 10 NC
Mô tả cấu trúc của nhân tế bào?
-
Bài tập 2 trang 53 SGK Sinh học 10 NC
Mô tả cấu trúc và chức năng của ribôxôm?
-
Bài tập 3 trang 53 SGK Sinh học 10 NC
Chức năng của khung xương tế bào là gì?
-
Bài tập 4 trang 53 SGK Sinh học 10 NC
Chọn phương án đúng. Số lượng lớn các ribôxôm được quan sát thấy trong các tế bào chuyên hoá trong việc sản xuất:
a) Lipit
b) Pôlisaccarit
c) Prôtêin
d) Glucôzơ
-
Bài tập 5 trang 53 SGK Sinh học 10 NC
Chọn phương án đúng. Điều nào dưới đây là sai khi mô tả về trung thể :
a) Trung thể là nơi lắp ráp và tổ chức của các vi ống trong tế bào động vật
b) Là bào quan có trong các tế bào nhân thực
c) Gồm hai trung tử xếp thẳng góc với nhau
d) Là ống hình trụ, rỗng, đường kính 0,13μm
e) Là bào quan hình thành nên thoi vô sắc trong quá trình phân chia tế bào động vật