Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và sách Nâng cao chương trình Hóa học 10 Bài 18 Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ giúp các em học sinh nắm bắt cách xác định phương trình hóa học nào là Phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy, phản ứng thế, phản ứng trao đổi, từ đó có những nhận định, đâu là phản ứng oxi hóa khử.
-
Bài tập 1 trang 86 SGK Hóa học 10
Cho phản ứng: 2Na + Cl2 → 2NaCl.
Trong phản ứng này, nguyên tử natri.
A. Bị oxi hóa.
B. Bị khử.
C. Vừa bị oxi hóa, vừa bị khử.
D. Không bị oxi hóa, không bị khử.
Chọn đáp án đúng?
-
Bài tập 2 trang 86 SGK Hóa học 10
Cho phản ứng: Zn + CuCl2 → ZnCl2 + Cu
Trong phản ứng này, 1 mol ion Cu2+:
A. Đã nhận 1 mol electron.
B. Đã nhận 2 mol electron.
C. Đã nhường 1 mol electron.
D. Đã nhường 2 mol electron.
Chọn đáp án đúng.
-
Bài tập 3 trang 86 SGK Hóa học 10
Cho các phản ứng sau:
A. Al4C3 + 12H2O → 4Al(OH)3 + 3CH4
B. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
C. NaH + H2O → NaOH + H2
D. 2F2 + 2H2O → 4HF + O2
Phản ứng nào không phải là phản ứng oxi hoá - khử?
-
Bài tập 4 trang 86 SGK Hóa học 10
Dấu hiệu để nhận biết một phản ứng oxi hoá - khử:
A. Tạo ra chất kết tủa.
B. Tạo ra chất khí.
C. Có sự thay đổi màu sắc của các chất.
D. Có sự thay đổi số oxi hoá của một hay một số nguyên tố.
Chọn đáp án đúng.
-
Bài tập 5 trang 87 SGK Hóa học 10
Trong những phản ứng sau đây, phản ứng nào là phản ứng oxi hoá - khử ? Giải thích.
a) SO3 + H2O → H2SO4
b) СаСОз + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O
c) С + H2O → CO + H2
d) CO2 + Ca(OH)2 → СаСОз + H2O
e) Ca + 2H2) → Ca(OH)2 + H2
g) 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2.
-
Bài tập 6 trang 87 SGK Hóa học 10
Lấy ba thí dụ phản ứng hoá hợp thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử và ba thí dụ phản ứng hoá hợp không là loại phản ứng oxi hoá - khử?
-
Bài tập 7 trang 87 SGK Hóa học 10
Lấy 3 thí dụ phản ứng phân hủy là loại phản ứng oxi hoá - khử và ba thí dụ phản ứng phân hủy không là loại phản ứng oxi hoá - khử.
-
Bài tập 8 trang 87 SGK Hóa học 10
Vì sao phản ứng thế luôn luôn là loại phản ứng oxi hoá - khử?
-
Bài tập 9 trang 87 SGK Hóa học 10
Viết phương trình hoá học của các phản ứng biểu diễn các chuyển đổi sau:
a) КСlOз → O3 → SO2 → Na2SO3
b) S → H2S → SO2 → SO3 → H2SO4
Trong các phản ứng trên, phản ứng nào là phản ứng oxi hoá - khử?
-
Bài tập 18.1 trang 44 SBT Hóa học 10
Phản ứng nào sau đây không có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố
A. Sự tương tác của natri clorua và bạc nitrat trong dung dịch
B. Sự tương tác của sắt và clo
C. Sự tác dụng của kẽm với dung dịch H2SO4 loãng
D. Sự phân hủy kali pemanganat khi đun nóng
-
Bài tập 18.2 trang 44 SBT Hóa học 10
Trong phản ứng:
Zn + CuCl2 → ZnCl2 + Cu, ion Cu2+ trong đồng (II) clorua
A. bị oxi hóa
B. bị khử
C. vừa bị oxi hóa, vừa bị khử
D. không bị oxi hóa, không bị khử
-
Bài tập 18.3 trang 44 SBT Hóa học 10
Trong các phản ứng sau, ở phản ứng nào NH3 đóng vai trò chất oxi hoá ?
A. 2NH3 + 2Na → 2NaNH2 + H2
B. 2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl
C. 2NH3 + H2O2 + MnSO4 → MnO2 + (NH4)2SO4
D. 4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O
-
Bài tập 18.4 trang 44 SBT Hóa học 10
Phản ứng nào dưới đây thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử ?
A. 4Na + O2 → 2Na2O
B. Na2O + H2O → 2NaOH
C. NaCl + AgNO3 → NaNO3 + AgCl
D. Na2CO3 + HCl → 2NaCl + H2O + CO2
-
Bài tập 18.5 trang 44 SBT Hóa học 10
Trong các phản ứng dưới đây, phản ứng nào không phải là phản ứng oxi hoá - khử ?
A. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
B. FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S
C. 2FeCl3 + Cu → 2FeCl2 + CuCl2
D. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
-
Bài tập 18.6 trang 44 SBT Hóa học 10
Trong phản ứng: Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O phân tử clo
A. bị oxi hoá.
C. không bị oxi hoá, không bị khử.
B. bị khử.
D. vừa bị oxi hoá, vừa bị khử.
-
Bài tập 18.7 trang 44 SBT Hóa học 10
Số oxi hoá của clo trong axit pecloric HClO4 là
A. +3.
B.+5.
C.+7.
D.-1.
-
Bài tập 18.8 trang 44 SBT Hóa học 10
Phản ứng tự oxi hóa, tự khử (tự oxi hóa - khử) là phản ứng có sự tăng và giảm đồng thời số oxi hóa của các nguyên tử của cùng một nguyên tố. Phản ứng nào sau đây thuộc loại trên
A. Cl2 + 2Na → 2NaCl
B. Cl2 + H2 → 2HCl
C. Cl2 + H2O → HCl + HClO
D. Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
-
Bài tập 18.9 trang 45 SBT Hóa học 10
Cho 5,1 gam hỗn hợp A gồm Mg, Al, Fe, Zn tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được 3,136 lít khí (đktc). Tính tổng khối lượng muối thu được.
-
Bài tập 18.10 trang 45 SBT Hóa học 10
Cho một lượng kim loại R hoá trị n tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được một lượng muối khan có khối lượng gấp 5 lần khối lượng kim loại R ban đầu đem hoà tan. Xác định kim loại R.
-
Bài tập 18.11 trang 45 SBT Hóa học 10
Cho 1,35 gam hôn hợp gồm Cu, Mg, Al tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí gồm 0,01 moi NO và 0,04 mol NO2. Tính khối lượng muối tạo ra trong dung dịch.
-
Bài tập 18.12 trang 46 SBT Hóa học 10
Cho hỗn hợp X gồm AI và Mg tác dụng vừa đủ với 1,344 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm O2 và Cl2. dY/H2 = 27,375 . Sau phản ứng thu được 5,055 gam chất rắn. Tính khối lượng của Al và Mg trong hỗn hợp ban đầu.
-
Bài tập 18.13 trang 46 SBT Hóa học 10
Sục hết V lít khí CO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch chứa NaOH 2M và Na2CO3 1M, sau phản ứng thu được dung dịch chứa 24,3 gam chất tan. Xác định giá trị của V.
-
Bài tập 18.14 trang 46 SBT Hóa học 10
Cho 3,164 gam hỗn hợp 2 muối CaCO3 và BaCO3 ác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 448 ml khí CO2 (đktc). Tính thành phần % số mol của BaCO3 trong hỗn hợp.
-
Bài tập 18.15 trang 46 SBT Hóa học 10
Cho 4 gam hỗn hợp MCO3 và M'CO3 vào dung dịch HCl dư thấy thoát ra
V lít khí ở đktc. Dung dịch thu được đem cô cạn thấy có 5,1 gam muối khan. Xác định giá trị của V.
-
Bài tập 1 trang 109 SGK Hóa học 10 nâng cao
Trong các phản ứng hóa hợp dưới đây, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử?
A. CaCO3 + H2O + CO3 → Ca(HCO3)2
B. P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
C. 2SO2 + O2 → 2SO3
D. BaO + H2O → Ba(OH)2
-
Bài tập 2 trang 109 SGK Hóa học 10 nâng cao
Trong các phản ứng phân hủy dưới đây, phản ứng nào không phải là phản ứng oxi hóa – khử?
A. 2KMnO4 → K2MnO2 + MnO2 + O2
B. 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O
C. 4KClO3 → 3KClO4 + KCl
D. 2KClO3 → 2KCl + 3O2
-
Bài tập 3 trang 110 SGK Hóa học 10 nâng cao
Hãy điển các ví dụ vào ô trống, mỗi ô ghi lại 2 phương trình hóa học (nếu có) không trùng với các phản ứng trong bài học, có ghi rõ số oxi hóa của các nguyên tố. Để trống các ô không phản ứng thích hợp.
-
Bài tập 4 trang 110 SGK Hóa học 10 nâng cao
Người ta có thể tổng hợp được amoniac (NH3) từ khí nitơ và khí hiđro.
a) Viết phương trình hóa học.
b) Số oxi hóa của các nguyên tố biến đổi như thế nào trong phản ứng hóa học đó?
-
Bài tập 5 trang 110 SGK Hóa học 10 nâng cao
a) Viết phương trình hóa học của những biến đổi sau:
- Sản xuất vôi sống bằng cách nung đá vôi.
- Cho vôi sống tác dụng với nước (tôi vôi).
b) Số oxi hóa của các nguyên tố trong những phản ứng trên có biến đổi không?
-
Bài tập 6 trang 110 SGK Hóa học 10 nâng cao
Glixerol trinitrat là chất nổ đinamit. Đó là một chất lỏng có công thức phân tử C3H5O9N3, rất không bền, bị phân hủy tạo ra CO2, H2O, N2 và O2.
a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng phân hủy glixerol trinitrat.
b) Hãy lính thể tích khí sinh ra khi làm nổ 1 kg chất nổ này. Biết rằng ở điều kiện phản ứng, 1 mol khí có thể tích là 50 lít.
-
Bài tập 7 trang 110 SGK Hóa học 10 nâng cao
Hợp chất A (không chứa clo) cháy được trong khí clo tạo ra nitơ và hiđro clorua.
a) Xác định công thức phân tử của khí A, biết rằng tỉ lệ giữa thể tích khí clo tham gia phản ứng và thể tích nitơ tạo thành là 3: 1.
b) Viết phương trình hóa học của phản ứng giữa A và clo.
c) Tính số oxi hóa của tất cả các nguyên tố trước và sau phản ứng.
-
Bài tập 8 trang 110 SGK Hóa học 10 nâng cao
Cho ba ví dụ về phản ứng tỏa nhiệt và ba ví dụ về phản ứng thu nhiệt.