Bài tập 77 trang 62 SGK Toán 12 NC
Cho hàm số: \(y = \frac{{x - 4m}}{{2(mx - 1)}}\).(Hm)
a) Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số với m =1.
b) Chứng minh rằng với mọi \(m \ne \pm \frac{1}{2}\), các đường cong (Hm) đều đi qua hai điểm cố định A và B.
c) Chứng minh rằng tích các hệ số góc của tiếp tuyến với (Hm) tại hai điểm A và B là một hằng số khi m biến thiên.
Hướng dẫn giải chi tiết
a) m = 1 hàm số có dạng:
\(y = \frac{{x - 4}}{{2x - 2}}\)
Tập xác định: D = R ∖ {1}
\(y\prime = \frac{6}{{{{(2x - 2)}^2}}} > 0,\forall x \in D\)
Hàm số đồng biến trên khoảng \(\left( { - \infty ;1} \right);(1; + \infty )\)
Hàm số không có cực trị
Giới hạn:
\(\mathop {\lim y}\limits_{x \to {1^ - }} = + \infty ;\mathop {\lim y}\limits_{x \to {1^ + }} = - \infty \)
Đường tiệm cận đứng: x = 1
\(\mathop {\lim}\limits_{x \to \pm \infty } y = \frac{1}{2}\)
Đường tiệm cận ngang y = 1/2
Bảng biến thiên:
Đồ thị:
Đồ thị giao Ox, Oy tại các điểm: (4;0); (0;2)
b) Gọi M(x0; y0) là một điểm bất kì của mặt phẳng tọa độ. Đường cong (Hm) đi qua điểm M khi và chỉ khi m là nghiệm của phương trình \(\frac{{{x_o} - 4m}}{{2(m{x_o} - 1)}} = {y_o}\)
\(\begin{array}{l}
\Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{m{x_o} - 1 \ne 0}\\
{2{y_o}(m{x_o} - 1) = {x_o} - 4m}
\end{array}} \right.\\
\Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{m{x_o} \ne 1\,\,(1)}\\
{(2{x_o}{y_o} + 4)m - {x_o} - 2{y_o} = 0}
\end{array}} \right.
\end{array}\)
Mọi đường cong (Hm) với \(m \ne \pm \frac{1}{2}\) đều đi qua điểm M(x0; y0) khi và chỉ khi hệ phương trình trên nghiệm đúng với mọi \(m \ne \pm \frac{1}{2}\)
Phương trình (2) nghiệm đúng với mọi m khi và chỉ khi
\(\begin{array}{l}
\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{2{x_o}{y_o} + 4 = 0}\\
{{x_o} + 2{y_o} = 0}
\end{array}} \right.\\
\Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{{x_o} = - 2}\\
{{y_o} = 1}
\end{array}} \right. \vee \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
{{x_o} = 2}\\
{{y_o} = - 1}
\end{array}} \right.
\end{array}\)
Vậy \(\left( {{x_o};{y_o}} \right) = \left( { - 2;1} \right);\left( {{x_o};{y_o}} \right) = \left( {2; - 1} \right)\)
Ta kiểm tra điều kiện (1)
• Với x0 = −2, ta có m ≠ −1/2
•Với x0 = 2, ta có m ≠ 1/2
Vậy mọi đường cong (Hm) với m ≠ ±1/2 đều đi qua hai điểm cố định A(-2; 1) và B(2; - 1).
c) Ta có: \(y\prime = \frac{{4{m^2} - 1}}{{2{{(mx - 1)}^2}}}\)
Hệ số góc tiếp tuyến với (Hm) tại A(-2; 1) và B(2;−1) là y’(-2); y'(2).
Ta có tích hai hệ số góc tiếp tuyến tại A và B là:
\(\begin{array}{l}
y'\left( { - 2} \right).y'\left( 2 \right)\\
= \frac{{4{m^2} - 1}}{{2{{\left( { - 2m - 1} \right)}^2}}}.\frac{{4{m^2} - 1}}{{2{{\left( {2m - 1} \right)}^2}}} = \frac{1}{4}
\end{array}\)
là hằng số
-- Mod Toán 12 HỌC247
-
Tìm độ dài ngắn nhất của đoạn thẳng AB biết đường thẳng qua M cắt hai tia Ox, Oy tại A và B
bởi Đàm Ngọc Ánh 29/11/2018
Trong hệ tọa độ Oxy cho điểm M(1;8). Một đường thẳng qua M cắt hai tia Ox, Oy lần lượt tại A và B. Tìm độ dài ngắn nhất của đoạn thẳng AB.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tính M=căn(2+căn 3)+căn(14-5 căn 3)
bởi Dell dell 12/10/2018
M=\(\sqrt{2+\sqrt{ }3}+\sqrt{14-5\sqrt{ }3}\)
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tìm GTLN, GTNN của y=căn(5-2cos^2x.sin^2x)
bởi Phạm Khánh Ngọc 25/10/2018
Tìm GTLN GTNN y=\(\sqrt{5-2cos^2xsin^2x}\)
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Giải pt sin^4 x+ (sinx+1)^4=m khi m=1/8
bởi Lan Anh 24/10/2018
Cho pt: sin4x+ (sinx+1)4=m
a. giải pt khi m=\(\dfrac{1}{8}\)
b. với giá trị nào của m thì pt có nghiệm
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tìm n, biết 4 + 8 + 12 +....... + 4n = 180
bởi thanh hằng 24/10/2018
4 + 8 + 12 +....... + 4n = 180
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
cho các số nguyên dương a,b .biết hàm số \(y=\dfrac{1}{3}\left(a-4\right)x^3+2bx^2+x+5\) đồng biến trên R . Hỏi giá trị nhỏ nhất của biểu thức S= 2a+3b là ?
A.16 B.19 C.13 D.26
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nêu cách tìm GTLN, GTNN của hàm lượng giác
bởi thu trang 24/10/2018
ai cho em hỏi cách tìm GTNN và GTLN với hàm lượng giác được không ạ?huhu em không biết làm vì giải ra nó hay ra nghiệm x=.......+k2\(\pi\) nên em không biết thay ,em xin cảm ơn m.ng trước
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tính số tiền lãi lớn nhất có thể có được khi bán tạp chí
bởi Thuy Kim 24/10/2018
Một tạp chí được bán 25 nghìn đồng một cuốn. Chi phí xuất bản x cuốn tạp chí (bao gồm: lương cán bộ, công nhân viên, …) được cho bởi công thức C(x)=0,0001x2−0,2x+11000C(x)=0,0001x2−0,2x+11000, C(x) được tính theo đơn vị vạn đồng. Chi phí phát hành cho mỗi cuốn là 6 nghìn đồng. Các khoản thu khi bán tạp chí bao gồm tiền bán tạp chí và 100 triệu đồng nhận được từ quảng cáo. Giả sử số cuốn in ra đều được bán hết. Tính số tiền lãi lớn nhất có thể có được khi bán tạp chí.
Theo dõi (0) 1 Trả lời
Bài tập SGK khác
Bài tập 75 trang 62 SGK Toán 12 NC
Bài tập 76 trang 62 SGK Toán 12 NC
Bài tập 78 trang 62 SGK Toán 12 NC
Bài tập 79 trang 62 SGK Toán 12 NC
Bài tập 80 trang 64 SGK Toán 12 NC
Bài tập 81 trang 64 SGK Toán 12 NC
Bài tập 82 trang 64 SGK Toán 12 NC
Bài tập 83 trang 64 SGK Toán 12 NC
Bài tập 84 trang 65 SGK Toán 12 NC
Bài tập 85 trang 65 SGK Toán 12 NC
Bài tập 86 trang 65 SGK Toán 12 NC
Bài tập 87 trang 65 SGK Toán 12 NC
Bài tập 88 trang 65 SGK Toán 12 NC
Bài tập 89 trang 65 SGK Toán 12 NC
Bài tập 90 trang 65 SGK Toán 12 NC
Bài tập 91 trang 65 SGK Toán 12 NC
Bài tập 92 trang 66 SGK Toán 12 NC
Bài tập 93 trang 66 SGK Toán 12 NC
Bài tập 94 trang 66 SGK Toán 12 NC
Bài tập 95 trang 66 SGK Toán 12 NC
Bài tập 96 trang 66 SGK Toán 12 NC
Bài tập 97 trang 67 SGK Toán 12 NC
Bài tập 98 trang 67 SGK Toán 12 NC