Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và Nâng cao Sinh học 12 chương 1 Cá thể và quần thể sinh vật Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và củng cố lại kiến thức môn Sinh.
-
Bài tập 1 trang 154 SGK Sinh 12
Hãy điền những nội dung phù hợp về ảnh hưởng của các nhân tố vật lí và hoá học tới đời sống của sinh vật vào ô trống trong bảng 35.1 và lấy ví dụ minh hoạ những ảnh hưởng đó.
Bảng. Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái vật lí và hoá học tới sinh vật
Nhân tố sinh thái (đơn vị)
Ảnh hưởng của nhân tỏ sinh thái
Dụng cụ đo
Nhiệt độ môi trường (°C)
Nhiệt độ ảnh hường tới trao đổi chất và năng lượng, khả năng sinh trưởng, phát triển của sinh vật.
Nhiệt kế
Ánh sáng (lux)
Máy đo cường độ và thành phần quang phổ của ánh sáng
Độ ẩm không khí
(%)
Âm kế
Nồng độ các loại
khí: O2, CO2, ... (%)
....
Máy đo nồng độ khí hoà tan
*
...
-
Bài tập 2 trang 155 SGK Sinh 12
Từ những số liệu trong các ví dụ trên hãy vẽ đồ thị về giới hạn sinh thái của cá rô phi nuôi ở Việt Nam.
-
Bài tập 3 trang 155 SGK Sinh 12
Hãy lấy 2 ví dụ về các ổ sinh thái. Nêu ý nghĩa của việc phân hoá ổ sinh thái trong các ví dụ đó.
-
Bài tập 4 trang 155 SGK Sinh 12
Hãy điền tiếp vào bảng 35.2 những đặc điểm của thực vật do tác động của ánh sáng và ý nghĩa thích nghi của các đặc điểm đó.
Bảng 35.2. Tác động của ánh sáng tới thực vật
Tác động của ánh sáng
Đặc điểm cùa thực vật
Ý nghĩa sinh thái của đặc điểm
Ánh sáng mạnh, nơi có nhiều cây gỗ mọc dày đặc
...
...
Ánh sáng yếu. ở dưới bóng cây khác
...
...
Ánh sáng chiếu nhiều về một phía của cây
...
...
Cây mọc trong điều kiện ánh sáng dưới đáy hổ ao
...
...
-
Bài tập 5 trang 155 SGK Sinh 12
Hãy giải thích vì sao động vật hằng nhiệt (thuộc cùng loài hay loài có quan hệ họ hàng gần nhau) sống ở vùng ôn đới (nơi có nhiệt độ thấp) có kích thước cơ thế lớn hơn kích thước cơ thể của động vật hàng nhiệt ở vùng nhiệt đới ấm áp, đồng thời các động ưdvật hằng nhiệt vùng ôn đới có tai, đuôi, chi... nhỏ hơn tai đuôi, chỉ của động vật hằng nhiệt vùng nhiệt đới. Lấy ví dụ minh hoạ cho quy tắc về kích thước cơ thể và quy tắc về diện tích bề mặt cơ thể.
-
Bài tập 6 trang 155 SGK Sinh 12
Hãy chọn phương án trả lời đúng.
Nhân tố sinh thái là:
A. Tất cả các nhân tố của môi trường.
B. Tất cả các nhân tố vô sinh và hữu sinh của môi trường.
C. Tất cả các nhân tố của môi trường ở xung quanh sinh vật.
D. Tất cả các nhân tố của môi trường ở xung quanh sinh vật, tác động tới đời sống của sinh vật.
-
Bài tập 4 trang 198 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Chọn phương án trả lời đúng. Trước đây, đàn voi ở rừng Tánh Linh ban đêm hay xuống làng bản phá hoại hoa màu, có khi quật chết cả người. Nguyên nhân của hiện tượng đó là do:
A. Voi chưa hoạt động, thích lang thang đây đó
B. Tính khí voi dữ dằn, hay tìm đến làng bản quậy phá
C. Tìm thức ăn là ngô bắp và nước uống trên nương rẫy, làng bản
D. Rừng, nơi sinh sống của voi bị thu hẹp quá mức
-
Bài tập 2 trang 203 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Hãy cho biết tại sao trong rừng cây lại phân tầng?
-
Bài tập 3 trang 203 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Hãy cho biết màu sắc trên thân động vật có những ý nghĩa sinh học gì?
-
Bài tập 4 trang 203 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Hãy cho biết nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào lên đời sống sinh vật.
-
Bài tập 2 trang 207 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Thực vật và động vật có những biến đổi gì về hình thái để thích nghi với điều kiện gió lộng.
-
Bài tập 3 trang 207 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Những cây thích nghi với lửa có đặc điểm gì nổi bật?
-
Bài tập 1 trang 120 SBT Sinh học 12
Hãy lập bảng so sánh những đặc điểm thích nghi của cây ưa sáng và cây ưa bóng với môi trường chiếu sáng khác nhau?
-
Bài tập 2 trang 121 SBT Sinh học 12
Hãy trình bày một số đặc điểm hình thái, cấu tạo giải phẫu, hoạt động sinh lí của thực vật thích nghi với điều kiện nhiệt độ của môi trường sống và ý nghĩa thích nghi của các đặc điểm đó?
-
Bài tập 3 trang 122 SBT Sinh học 12
Hãy trình bày một số đặc điểm về hình thái, giải phẫu, sinh lí và tập tính hoạt động của động vật thích nghi với điều kiện nhiệt độ của môi trường sống và ý nghĩa thích nghi của các đặc điểm đó?
-
Bài tập 4 trang 122 SBT Sinh học 12
Sinh vật rất đa dạng về hình dạng và kích thước. Hãy tìm 1 ví dụ thích nghi về hình dạng và kích thước cơ thể của thực vật với môi trường nước. Giải thích sự thích nghi đó?
-
Bài tập 5 trang 123 SBT Sinh học 12
Thế nào là ổ sinh thái? Nguyên nhân và hiệu quả của việc hình thành ổ sinh thái là gì?
-
Bài tập 6 trang 123 SBT Sinh học 12
Trong các khu rừng mưa nhiệt đới thường có đa dạng sinh học cao, theo em sinh vật sống trong đó có ổ sinh thái hẹp hay rộng?
Một sinh vật có ổ sinh thái hẹp khi được chuyển ra sống ở nơi khác sẽ gặp thuận lợi hay khó khăn? Sinh trưởng, phát triển có bị ảnh hưởng không? Vì sao?
-
Bài tập 7 trang 124 SBT Sinh học 12
Hãy tìm đặc điểm giống và khác nhau về trao đổi khí giữa động vật sống trên cạn và dưới nước. Hãy giải thích sự khác nhau đó của sinh vật thích nghi với môi trường sống của chúng?
-
Bài tập 1 trang 125 SBT Sinh học 12
Hãy giải thích thế nào là “Sinh thái học”. Nêu khái niệm “Môi trường sống của sinh vật”?
-
Bài tập 2 trang 125 SBT Sinh học 12
Quan sát môi trường sống của các sinh vật trên một vùng và ghi tên của các nhân tố sinh thái vô sinh và nhân tố sinh thái hữu sinh tác động lên sinh vật sống trong môi trường đó vào bảng sau:
Nhân tố sinh thái
Nhân tố vô sinh
Nhân tố hữu sinh
-
Bài tập 3 trang 126 SBT Sinh học 12
“Sinh thái học là khoa học liên quan tới tất cả sự sống trên Trái Đất”. Em có đồng ý với câu trên không? Giải thích vì sao?
-
Bài tập 4 trang 126 SBT Sinh học 12
Hãy nêu giá trị sinh thái của các khu rừng bảo vệ hay vườn quốc gia?
-
Bài tập 5 trang 126 SBT Sinh học 12
Hình bên mô tả quan hệ giữa nhiệt độ và độ sâu của hồ nước ngọt vào mùa hè.
Hãy trả lời các câu hỏi:
- Sinh vật phân bố ở phần nào của mực nước hồ là nhiều nhất? Vì sao?
- Chỉ ra ít nhất 2 nguyên nhân để giải thích vì sao cường độ quang hợp thường diễn ra rất thấp ở mực nước sâu hơn 30m.
- Chỉ ra ít nhất 2 nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho thực vật thuỷ sinh trong hồ.
-
Bài tập 6 trang 126 SBT Sinh học 12
Trong môi trường nước, thuỷ sinh vật thường phân bố ở lớp nước bề mặt. Hãy dựa vào hiện tượng chênh lệch giữa nồng độ khí O2 và CO2 hoà tan trong nước và cường độ ánh sáng của lớp nước bề mặt so với các lớp nước phía dưới để giải thích hiện tượng trên?
-
Bài tập 7 trang 126 SBT Sinh học 12
Nước có đặc điểm gì khác môi trường trên cạn mà nhờ đó sinh vật thuỷ sinh có đặc điểm:
- Các thú ở nước có bộ xương nhẹ hơn bộ xương của thú trên cạn.
- Cây sống ngập trong nước không có cấu tạo gỗ phát triển.
-
Bài tập 8 trang 126 SBT Sinh học 12
Càng xuống dưới lớp nước sâu, áp suất càng - tăng lên. Hãy cho biết cá sống ở lớp nước sâu (ví dụ ở đáy đại dương) thường có những đặc điểm thích nghi như thế nào với môi trường có áp suất cao để có thể di chuyển dễ dàng?
-
Bài tập 9 trang 126 SBT Sinh học 12
Hãy nêu sự khác nhau của môi trường nước và môi trường trên cạn dựa vào các đặc điểm như độ nhớt, sức nổi (khả năng nâng đỡ), sự thay đổi của nhiệt độ, nồng độ không khí, nước và ion, cường độ ánh sáng và áp suất.
Đặc điểm
Môi trường nước
Môi trường trên cạn
-
Bài tập 10 trang 127 SBT Sinh học 12
Lửa cháy có ảnh hưởng như thế nào tới môi trường sống của sinh vật? Có người xếp lửa thuộc nhân tố sinh thái khí hậu, có người lại xếp lửa là nhân tố sinh thái chịu tác động của con người, theo em xếp như vậy đúng hay sai? Giải thích vì sao?
-
Bài tập 11 trang 127 SBT Sinh học 12
Nhiều loài cây sống nơi khô hạn có khả năng phục hồi sau khi bị cháy như cây cỏ tranh, hoặc rừng tràm (ví dụ rừng U Minh) dễ bị cháy vào mùa khô. Hãy chỉ ra những đặc điểm thích nghi của các loài cây đó với điều kiện môi trường bị cháy
-
Bài tập 12 trang 127 SBT Sinh học 12
Sinh vật thuỷ sinh thường có dạng cơ thể kéo dài. Hãy giải thích hiện tượng thích nghi đó. Lấy ít nhất 2 ví dụ, 1 ví dụ về thực vật, 1 ví dụ về động vật để minh hoạ?
-
Bài tập 13 trang 127 SBT Sinh học 12
Hãy nêu ít nhất 3 đặc điểm thích nghi với hô hấp qua da của động vật sống trên cạn?
-
Bài tập 14 trang 127 SBT Sinh học 12
Em hiểu thế nào là áp suất thẩm thấu ở tế bào thực vật? Áp suất thẩm thấu có liên quan tới khả năng sống trong môi trường nước mặn và nước ngọt của cây hay không?
-
Bài tập 16 trang 127 SBT Sinh học 12
Em hiểu như thế nào là quy tắc về tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể (quy tắc Becman và quy tắc Anlen) khi nói về sự thích nghi của động vật hằng nhiệt với sự thay đổi của nhiệt độ môi trường? Hãy sử dụng kiến thức đó để giải thích hiện tượng động vật hằng nhiệt ở vùng phía bắc lại có cơ thể lớn hơn vùng phía nam, ngược lại động vật ở vùng phía nam có các cơ quan góp phần vào toả nhiệt như tai, đuôi, các chi.... lại lớn hơn của động vật vùng phía bắc?
-
Bài tập 17 trang 127 SBT Sinh học 12
Hãy nêu những đặc điểm thích nghi của thực vật quang hợp trong môi trường thiếu ánh sáng của vùng nước sâu hay ở tầng dưới cùng của rừng mưa nhiệt đới?
-
Bài tập 18 trang 128 SBT Sinh học 12
Nhiều loài cây sống trong môi trường có khí hậu lạnh thường có đặc điểm là lá nhỏ (ví dụ lá thông, linh sam...), hoặc lá tiêu giảm và biến thành gai? Em hãy giải thích hiện tượng thích nghi trên?
-
Bài tập 19 trang 128 SBT Sinh học 12
Đa số thực vật sống trên cạn hút nước từ môi trường ngoài vào cơ thể qua lông hút ở rễ, nhưng cũng có nhiều loài như nấm mốc, tảo và nhiều loài thực vật sống trong nước hút nước qua phần lớn bề mặt cơ thể. Hãy giải thích đặc điểm thích nghi với khả năng hút nước đó?
-
Bài tập 20 trang 128 SBT Sinh học 12
Chim có đời sống thích nghi rất phong phú. Hãy chỉ ra các đặc điểm sinh học của chim thể hiện sự thích nghi với đời sống bay lượn:
- Điều kiện bay.
- Khả năng trao đổi khí khi bay.
- Khả năng cân bằng nước.
- Khả năng điều hoà nhiệt độ cơ thể.
-
Bài tập 21 trang 128 SBT Sinh học 12
Nhiều loài thực vật có khả năng hồi sinh sau khi gặp điều kiện khô hạn khắc nghiệt. Em hãy lấy ít nhất 2 ví dụ minh hoạ cho hiện tượng này, đồng thời chỉ ra những đặc điểm thích nghi đã giúp cho chúng có khả năng phục hồi đó?
-
Bài tập 22 trang 128 SBT Sinh học 12
Hình bên minh hoạ sự thay đổi nhiệt độ trong 1 ngày tại 2 địa điểm: dưới tán rừng (1) và vùng trống trong rừng (2).
Quan sát đồ thị và mô tả sự thay đổi nhiệt độ tại 2 địa điểm khác nhau trong rừng.
- Hãy nêu 2 nhân tố sinh thái (ngoài nhân tố nhiệt độ) cũng có thể thay đổi ở 2 địa điểm trên. Mô tả sự thay đổi của mỗi nhân tố sinh thái đó.
- Hãy chỉ ra đặc điểm thích nghi nổi bật của thực vật thích nghi với môi trường ánh sáng ở mỗi địa điểm.
-
Bài tập 23 trang 128 SBT Sinh học 12
Trứng của nhiều loài động vật có vỏ cứng bao bọc, đây là một đặc điểm thích nghi của động vật với môi trường sống trên cạn. Em hãy phân tích đặc điểm thích nghi nào của "vỏ trứng giúp chúng có khả năng thích nghi với môi trường trên cạn?
-
Bài tập 1 trang 129 SBT Sinh học 12
Sự khác nhau giữa môi trường nước và môi trường trên cạn là
A. cường độ ánh sáng ở môi trường cạn mạnh hơn trong môi trường nước.
B. nồng độ ôxi ở môi trường trên cạn cao hơn môi trường nước,
C. nước có độ nhớt thấp hơn trong không khí.
D. nước có nhiều khoáng hơn trong đất.
-
Bài tập 2 trang 129 SBT Sinh học 12
Sự nổi của sinh vật trong môi trường nước là do
A. tác động tương hỗ của môi trường vào sinh vật.
B. áp lực từ dưới đẩy sinh vật lên trên.
C. sự kết hợp giữa khối lượng cơ thể sinh vật và áp lực đẩy từ dưới lên.
D. sinh vật thuỷ sinh bơi lên lớp nước bề mặt.
-
Bài tập 3 trang 129 SBT Sinh học 12
Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm thích nghi sinh lí của thực vật với môi trường khô hạn ?
A. Bề mặt lá bóng có tác dụng phản chiếu ánh sáng mặt trời.
B. Có thân ngầm phát triển dưới đất.
C. Lỗ khí đóng lại khi gặp khí hậu nóng.
D. Lá xoay chuyển tránh ánh nắng mặt trời.
-
Bài tập 5 trang 129 SBT Sinh học 12
Ở môi trường rất khô hạn, một số loài thú có thể tồn tại mặc dù không được uống nước. Đó là do
A. chúng thu nhận và sử dụng nước một cách hiệu quả từ nguồn nước chứa trong thức ăn. .
B. chúng có khả năng dự trữ nước trong cơ thể.
C. chúng đào hang và trốn dưới đất trong những ngày nóng.
D. chúng có thể sống sót không cần nước cho tới khi có mưa.
-
Bài tập 6 trang 129 SBT Sinh học 12
Sự thích nghi của động vật làm tăng cơ hội thụ tinh là
A. đẻ trứng có vỏ cứng bọc.
B. chuyển trực tiếp giao tử đực vào trong cơ thể con cái.
C. sản sinh một số lượng lớn trứng và tinh trùng.
D. đẻ con.
-
Bài tập 7 trang 129 SBT Sinh học 12
Đặc điểm thích hợp làm giảm mất nhiệt ở thú là
A. Sống trong trạng thái nghỉ.
B. Cơ thể có lớp mỡ dày bao bọc.
C. Cơ thể nhỏ và cao.
D. Ra mồ hôi.
-
Bài tập 8 trang 130 SBT Sinh học 12
Nhiều loài động vật có mô biểu bì gấp lại thành nhiều nếp, dưới mỗi nếp gấp có nhiều mạch máu, đó là đặc điểm thích nghi cho
A. trao đổi khí qua hô hấp
C giữ nhiệt.
B. hạn chế mất nước qua tiêu hoá.
D. tăng cường vận động.
-
Bài tập 9 trang 130 SBT Sinh học 12
Tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích của cơ thể
A. tăng hơn ở động vật có cơ thể lớn hơn.
B. giảm hơn ở động vật có cơ thể lớn hơn.
C. giảm nếu cơ thể động vật kéo dài ra.
D. giảm nếu cơ thể động vật phân chia thành nhiều phần.
-
Bài tập 10 trang 130 SBT Sinh học 12
Khi quan sát mô thực vật dưới kính hiển vi thấy có khoảng trống chứa khí nằm giữa các tế bào. Các khoảng trống chứa khí đó là đặc điểm thích nghi, chúng giúp
A. điều hoà nhiệt độ cơ thể
B. hô hấp trong ánh sáng
C. quang hợp trong tối
D. chống đỡ trong nước