Trong bài này các em tìm hiểu kiến thức ADN và ARN về các phần như: Thành phần cấu tạo, cấu trúc và chức năng của các axitnuclêic. Thông qua kiến thức đó các em có cách nhìn khách quan về cấu tạo và chức năng của ADN và ARN, phân biệt được ADN và ARN.
Tóm tắt lý thuyết
Axit nuclêic
-
Khái niệm axit Nuclêic:
-
Axit Nuclêic: là hợp chất hữu cơ được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà các đơn phân là các nuclêôtit.
-
-
Phân loại axit Nuclêic:
-
Axit Đêôxiribônuclêic
-
Axit Ribônuclêic
-
1.1. Axit Đêôxiribônuclêic (ADN)
1.1.1. Cấu trúc của ADN
Đơn phân của ADN – Nuclêôtit
-
Cấu tạo bởi các nguyên tố: C, H, O, N, P
Thuộc loại đại phân tử hữu cơ cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, các đơn phân là 4 loại nuclêôtit.
-
Cấu tạo nuclêôtit gồm 3 thành phần:
-
Nhóm phôtphat: H3PO4
-
Đường pentôzơ: C5H10O4
-
Bazơ nitơ: A, T, G, X
-
-
Các loại nuclêôtit: Gồm 4 loại được gọi theo tên của các Bazơ nitơ: A = Ađênin, G = Guanin, T = Timin, X = Xitôzin
-
Các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết photphodiester tạo mạch pôlinuclêôtit.
-
Mỗi phân tử ADN gồm 2 mạch pôlinuclêôtit liên kết với nhau bằng các liên kết hyđrô (liên kết bổ sung) giữa các bazơ nitơ của các nuclêôtit.
-
A – T = 2 liên kết hyđrô
-
G – X = 3 liên kết hyđrô
-
Cấu trúc không gian
Ngoài cấu trúc ADN do Wat- son và Crick tìm ra thì còn nhiều kiểu mô hình khác của ADN. Nhưng đây là cấu trúc được giải Nobel và được nhiều nhà khoa học công nhận nên được coi là cấu trúc chính.
Theo mô hình Wat-son và Crick:
-
Phân tử ADN là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch pôlinuclêôtit xoắn quanh một trục tưởng tượng. Xoắn theo chiều phải. Để tạo thành 1 chu kỳ xoắn thì có 1 rãnh lớn và 1 rãnh bé.
-
Các bậc thang là các bazơ nitơ còn thành và tay vịn là các phân tử đường và các nhóm phôtphat.
-
Đường kính vòng xoắn 2nm (20 Ao), 1 chu kì cao 3.4nm (34 Ao) gồm 10 cặp nuclêôtit.
-
Ở tế bào nhân thực ADN có dạng mạch thẳng
-
Ở tế bào nhân sơ ADN có dạng mạch vòng.
1.1.2. Chức năng của ADN
-
Mang thông tin di truyền là số lượng, thành phần, trình tự các nucleotid trên ADN.
-
Bảo quản thông tin di truyền là mọi sai sót trên phân tử ADN hầu hết đều được các hệ thống enzim sửa sai trong tế bào sửa chữa.
-
Truyền đạt thông tin di truyền (qua nhân đôi ADN) từ tế bào này sang tế bào khác.
1.2. Axit Ribônuclêic (ARN)
1.2.1. Cấu trúc của ARN
Thành phần cấu tạo:
- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nuclêôtit.
- Cấu trúc nucleotit gồm: Đường ribozo, gốc phôtphat và nhóm bazơ nitơ
- Có 4 loại nuclêôtit: A= Ađênin, G= Guanin, U= Uraxin, X= Xitôzin
Cấu trúc
Phân tử ARN thường có cấu trúc 1 mạch. Gồm 3 loại ARN:
-
ARN thông tin (mARN) dạng mạch thẳng.
-
ARN vận chuyển (tARN) xoắn lại 1 đầu tạo 3 thuỳ.
-
ARN ribôxôm (rARN) nhiều xoắn kép cục bộ.
1.2.2. Chức năng của ARN
-
mARN truyền thông tin di truyền từ ADN đến ribôxôm để tổng hợp prôtêin.
-
tARN vận chuyển axit amin đến ribôxôm.
-
rARN cùng với prôtêin cấu tạo nên ribôxôm là nơi tổng hợp nên prôtêin.
-
Một số thông tin di truyền không phải chỉ được lưu giữ ở ADN mà ở 1 số loài virút nó cũng được lưu giữ ở ARN.
Bài tập minh họa
Ví dụ:
Lập bảng so sánh về cấu trúc giữa ADN và ARN?
Gợi ý trả lời:
Cấu trúc |
ADN |
ARN |
Số mạch đơn phân |
Mạch kép, dài. |
Mạch đơn, ngắn. |
Thành phần của một đơn phân |
- Acid phosphoric - Đường deoxyribose - Bazơnitơ: A, T, G, X. |
- Acid phosphoric - Đường ribose - Bazơnitơ: A, U, G, X. |
3. Luyện tập Bài 6 Sinh học 10
Sau khi học xong bài này các em cần:
-
Nêu được thành phần 1 nucleotid.
-
Mô tả được cấu trúc của phân tử ADN và phân tử ARN.
-
Trình bày được các chức năng của ADN và ARN.
-
So sánh được cấu trúc và chức năng của ADN và ARN.
3.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 6 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Đường, axit và Prôtêin
- B. Đường, bazơ nitơ và axit
- C. Axit,Prôtêin và lipit
- D. Lipit, đường và Prôtêin
-
- A. Axit photphoric
- B. Axit clohidric
- C. Axit sunfuric
- D. Axit Nitơric
-
- A. Glucôzơ
- B. Đêôxiribôzơ
- C. Xenlulôzơ
- D. Saccarôzơ
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK và Nâng cao
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 10 Bài 6 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 1 trang 30 SGK Sinh học 10
Bài tập 2 trang 30 SGK Sinh học 10
Bài tập 3 trang 30 SGK Sinh học 10
Bài tập 4 trang 30 SGK Sinh học 10
Bài tập 15 trang 30 SBT Sinh học 10
Bài tập 16 trang 30 SBT Sinh học 10
Bài tập 17 trang 31 SBT Sinh học 10
Bài tập 18 trang 32 SBT Sinh học 10
Bài tập 19 trang 32 SBT Sinh học 10
Bài tập 8 trang 33 SBT Sinh học 10
Bài tập 9 trang 33 SBT Sinh học 10
Bài tập 22 trang 35 SBT Sinh học 10
Bài tập 23 trang 35 SBT Sinh học 10
Bài tập 24 trang 35 SBT Sinh học 10
Bài tập 25 trang 35 SBT Sinh học 10
Bài tập 26 trang 35 SBT Sinh học 10
Bài tập 27 trang 35 SBT Sinh học 10
Bài tập 26 trang 41 SBT Sinh học 10
Bài tập 35 trang 42 SBT Sinh học 10
Bài tập 37 trang 43 SBT Sinh học 10
Bài tập 38 trang 43 SBT Sinh học 10
Bài tập 39 trang 43 SBT Sinh học 10
Bài tập 40 trang 43 SBT Sinh học 10
Bài tập 41 trang 44 SBT Sinh học 10
Bài tập 42 trang 44 SBT Sinh học 10
Bài tập 43 trang 44 SBT Sinh học 10
Bài tập 44 trang 44 SBT Sinh học 10
Bài tập 1 trang 38 SGK Sinh học 10 NC
Bài tập 2 trang 38 SGK Sinh học 10 NC
Bài tập 3 trang 38 SGK Sinh học 10 NC
Bài tập 4 trang 38 SGK Sinh học 10 NC
Bài tập 5 trang 38 SGK Sinh học 10 NC
Bài tập 1 trang 40 SGK Sinh học 10 NC
Bài tập 2 trang 40 SGK Sinh học 10 NC
Bài tập 3 trang 40 SGK Sinh học 10 NC
Bài tập 4 trang 40 SGK Sinh học 10 NC
4. Hỏi đáp Bài 6 Chương 1 Sinh học 10
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Sinh Học 10 HỌC247