Câu hỏi trắc nghiệm (30 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 22245
Phân tử ADN liên kết với prôtêin mà chủ yếu là histôn đã tạo nên cấu trúc đặc hiệu, cấu trúc này KHÔNG thể phát hiện ở tế bào:
- A. Tảo lục.
- B. Vi khuẩn
- C. Ruồi giấm.
- D. Sinh vật nhân thực.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 22246
Ở loài giao phối, Bộ NST đặc trưng của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ là khác nhau của loài là nhờ:
- A. Quá trình giảm phân.
- B. Quá trình nguyên phân.
- C. Quá trình thụ tinh.
- D. Cả A, B và C.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 22247
Tại vùng sinh sản của ống dẫn sinh dục của ruồi giấm có 6 tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân 3 lần liên tiếp. Các tế bào con sinh ra đều chuyển sang vùng chín trở thành các tế bào sinh giao tử. Số NST môi trường cung cấp cho quá trình tạo giao tử từ 6 tế bào sinh dục sơ khai nói trên:
- A. 720
- B. 256
- C. 2032
- D. 128
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 22248
Vào kỳ sau của nguyên phân, trong mỗi tế bào của người có:
- A. 46 nhiễm sắc thể đơn
- B. 92 nhiễm sắc thể kép
- C. 46 crômatit
- D. 92 tâm động
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 22249
Các nhiễm sắc thể tự nhân đôi ở pha nào sau đây của kỳ trung gian?
- A. Pha G1
- B. Pha S
- C. Pha G2
- D. Pha G1 và pha G2
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 22250
Ở một loài có bộ NST 2n = 20. Một nhóm tế bào nguyên phân cùng một số lần, ở lần cuối cùng đếm được 320 NST đang xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo. Số lượng tế bào ban đầu là bao nhiêu biết số lượng tế bào ban đầu gấp 4 lần số đợt nguyên phân:
- A. 16
- B. 6
- C. 8
- D. 10
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 22251
Trong quá trình nguyên phân, các NST co xoắn cực đại ở kỳ:
- A. Đầu
- B. Giữa
- C. Sau
- D. Cuối
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 22252
Đơn vị cấu trúc gồm một đoạn ADN chứa 146 cặp nu quấn quanh 8 phân tử histôn 1 ¾ vòng của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực được gọi là:
- A. ADN.
- B. Nuclêôxôm.
- C. Sợi cơ bản.
- D. Sợi nhiễm sắc
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 22253
Ở gà có bộ NST 2n=78. Một tế bào sinh dục đực sơ khai nguyên phân liên tiếp một số lần, tất cả các tế bào con tạo thành đều tham gia giảm phân tạo giao tử. Tổng số NST đơn trong tất cả các giao tử là 19968. Tế bào sinh dục sơ khai đó đã nguyên phân với số lần là:
- A. 7
- B. 6
- C. 5
- D. 4
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 22254
Mức cấu trúc xoắn của NST có chiều ngang 30nm là:
- A. Sợi ADN.
- B. Sợi cơ bản.
- C. Sợi nhiễm sắc.
- D. Cấu trúc siêu xoắn.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 22255
Một loài có 2n = 24, kì sau nguyên phân có số NST là:
- A. 24 đơn
- B. 24 kép
- C. 48 đơn
- D. 48 kép
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 22256
Trong giảm phân I, NST kép tồn tại ở:
- A. Kì trung gian.
- B. Kì đầu.
- C. Kì sau.
- D. Tất cả các kì.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 22257
Số NST trong tế bào ở kỳ sau của quá trình nguyên phân là:
- A. 2n NST đơn.
- B. 2n NST kép.
- C. 4n NST đơn.
- D. 4n NST kép.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 22258
Xét 7 tế bào sinh dục sơ khai đực nguyên phân liên tiếp 7 đợt, 50% số tế bào con trải qua giảm phân. Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 3,125%. Số hợp tử được hình thành bằng bao nhiêu?
- A. 28
- B. 14
- C. 42
- D. 56
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 22259
Thành phần hoá học chính của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực có ADN và prôtêin:
- A. Dạng histôn.
- B. Cùng các enzim tái bản.
- C. Dạng phi histôn.
- D. Dạng histôn và phi histôn.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 22260
Một tế bào sinh dưỡng 2n của một loài sinh vật nguyên phân liên tiếp 8 đợt, môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu tạo ra NST tương đương với 11730 NST đơn. Bộ NST lưỡng bội của loài?
- A. 2n = 8.
- B. 2n = 24.
- C. 2n = 48.
- D. 2n = 46.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 22261
Trong kỳ giữa, nhiễm sắc thể có đặc điểm:
- A. Ở trạng thái kép bắt đầu có co xoắn
- B. Ở trạng thái đơn bắt đầu có co xoắn
- C. Ở trạng thái kép có xoắn cực đại
- D. Ở trạng thái đơn có xoắn cực đại
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 22262
Sự thu gọn cấu trúc không gian của nhiễm sắc thể:
- A. Thuận lợi cho sự phân ly các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào.
- B. Thuận lợi cho sự tổ hợp các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào.
- C. Thuận lợi cho sự phân ly, sự tổ hợp các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào.
- D. Giúp tế bào chứa được nhiều nhiễm sắc thể.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 22263
Trong giảm phân sự phân li độc lập của các cặp NST kép tương đồng xảy ra ở:
- A. Kì sau của lần phân bào II.
- B. Kì sau của lần phân bào I.
- C. Kì cuối của lần phân bào I.
- D. Kì cuối của lần phân bào II.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 22264
Quá trình giảm phân xảy ra ở:
- A. Tế bào sinh dục.
- B. Tế bào sinh dưỡng.
- C. Hợp tử.
- D. Giao tử.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 22265
Từ a tế bào ban đầu, qua k lần phân chia nguyên phân liên tiếp tạo ra được:
- A. a × 2k tế bào con.
- B. 2a × k/2 tế bào con.
- C. a × 2k tế bào con.
- D. a × (k – 2) tế bào con.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 22266
Gà có 2n = 78. Ở kỳ trung gian, số nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào là:
- A. 78 nhiễm sắc thể đơn
- B. 78 nhiễm sắc thể kép
- C. 156 nhiễm sắc thể đơn
- D. 156 nhiễm sắc thể kép
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 22267
Cấu trúc của NST sinh vật nhân thực có các mức xoắn theo trật tự:
- A. Phân tử ADN → đơn vị cơ bản nuclêôxôm → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → crômatit
- B. Phân tử ADN → sợi cơ bản → đơn vị cơ bản nuclêôxôm → sợi nhiễm sắc → crômatit
- C. Phân tử ADN → đơn vị cơ bản nuclêôxôm → sợi nhiễm sắc → sợi cơ bản → crômatit
- D. Phân tử ADN → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → đơn vị cơ bản nuclêôxôm → crômatit
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 22268
Khi quan sát một tế bào ruồi giấm nguyên phân một số lần, ở kì sau của lần nguyên phân cuối cùng người ta đếm được có 256 NST. Số lần nguyên phân của tế bào là:
- A. 2
- B. 3
- C. 4
- D. 5
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 22269
Một tế bào có bộ NST 2n = 14 đang thực hiện quá trình giảm phân, ở kì cuối I số NST trong mỗi tế bào con là:
- A. 7 NST kép.
- B. 7 NST đơn.
- C. 14 NST kép.
- D. 14 NST đơn.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 22270
Nhiễm sắc thể được coi là cơ sở vật chất di truyền của tính di truyền ở cấp độ tế bào vì chúng:
- A. Lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền, điều hoà hoạt động của các gen giúp tế bào phân chia đều vật chất di truyền vào các tế bào con ở pha phân bào.
- B. Điều hoà hoạt động của các gen thông qua các mức xoắn cuộn của nhiễm sắc thể.
- C. Điều khiển tế bào phân chia đều vật chất di truyền và các bào quan vào các tế bào con ở pha phân bào.
- D. Lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 22271
Có 3 tế bào sinh dưỡng của một loài cùng nguyên phân liên tiếp 3 đợt, số tế bào con tạo thành là:
- A. 8
- B. 12
- C. 24
- D. 48
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 22272
Ở sinh vật nhân thực, vùng đầu mút của nhiễm sắc thể:
- A. Là những điểm mà tại đó phân tử ADN bắt đầu được nhân đôi.
- B. Là vị trí liên kết với thoi phân bào giúp nhiễm sắc thể di chuyển về các cực của tế bào.
- C. Là vị trí duy nhất có thể xảy ra trao đổi chéo trong giảm phân.
- D. Có tác dụng bảo vệ các nhiễm sắc thể cũng như làm cho các nhiễm sắc thể không dính vào nhau.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 22273
Ở người cá thể đực có bộ NST giới tính được kí hiệu là:
- A. XX
- B. XY
- C. XO
- D. YO
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 22274
Một loài có bộ NST được ký hiệu AaBBDDXY. Giao phối bình thường cho bao nhiêu loại giao tử?
- A. 4
- B. 6
- C. 8
- D. 10