Giải bài 2 tr 180 sách GK Sinh lớp 12
Các đặc trưng cơ bản của quần xã là gì? Hãy lấy ví dụ minh hoạ các đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật.
Hướng dẫn giải chi tiết
Các đặc trưng cơ bàn của quần xã
- Đặc trưng về thành phần loài:
+ Loài ưu thế là những loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc do hoạt động mạnh của chúng.
Trong các quần xã trên cạn, loài thực vật có hạt chủ yếu thường là loài ưu thế,vì chúng ảnh hưởng rất lớn tới khí hậu cùa môi trường.
Quần xã rừng thông với loài cây thông là loài chiếm ưu thế trên tán rừng, các cây khác chỉ mọc lẻ lẻ hoặc dưới tán và chịu ảnh hưởng của các cây thông.
Trong quần xã ao có loài cá mè là loài ưu thế khi số lượng cá mè lớn hơn hẳn so với các loài khác.
+ Loài đặc trưng là loài chỉ có ở một quần xã nào đó. Ví dụ, cây cọ là loài đặc trưng cùa quần xã vùng đồi Phú Thọ, cây tràm là loài đặc trưng của quần xã rừng u Minh.
+ Loài có độ phong phú cao là loài có tỉ lệ phần trăm (%) số cá thể (hoặc sinh khối) cao hơn hẳn so với các loài khác trong quần xã. Trong quần xã ao, cá mè là loài ưu thế nhưng đồng thời cũng là loài có độ phong phú cao.
- Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian
+ Quần xã phân bố cá thể theo chiều thẳng đứng. Rừng mưa nhiệt đới phân thành nhiều tầng, mỗi tầng cây thích nghi với mức độ chiếu sáng khác nhau trong quần xã.
Sinh vật phân bố theo độ sâu của nước biến, tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng ánh sáng của từng loài.
+ Quần xã phân bố cá thể theo chiều ngang.
Sinh vật phân bố thành các vùng trên mặt đất. Mỗi vùng có số lượng sinh vật phong phú khác nhau, chịu ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên. Ở quần xã biển vùng gần bờ thành phần sinh vật rất phong phú, ra khơi xa số lượng các loài ít đần.
Trên đất liền, thực vật phân bố thành những vành đai, theo độ cao của nền đất.
- Đặc trưng về chức năng dinh dưỡng: Quần xã sinh vật gồm nhiều nhóm có các chức năng dinh dưỡng khác nhau:
+ Nhóm các sinh vật tự dưỡng: bao gồm cây xanh có khả năng quang hợp và một số vi sinh vật tự dưỡng.
+ Nhóm các sinh vật tiêu thụ: bao gồm các sinh vật ăn thịt các sinh vật khác như động vật ăn cỏ, thú ăn thịt con mồi, thực vật bắt mồi,...
+ Nhóm sinh vật phân giải: là những sinh vật dị dưỡng, phân giải các chất hữu cơ có sẵn trong thiên nhiên. Thuộc nhóm này có nấm, vi khuẩn, một số động vật đất,...
Lấy ví dụ về một quần xã sinh vật, sắp xếp các sinh vật trong quần xã đó thành từng nhóm theo chức năng dinh dưỡng của quần xã.
Học sinh lấy ví dụ về một quần xã nơi sinh sống: Ví dụ về một quần xã ao gần trường.
- Sinh vật sản xuất: tảo lục đơn bào, rong đuôi chồn, bèo Nhật Bản, súng.
- Sinh vật tiêu thụ: gồm các loài ăn thực vật như trùng cỏ, các loài ăn tạp và ăn động vật như nhện nước, tôm, cá.
- Sinh vật phân giải: gồm nấm, giun và nhiều động vật đáy khác như ốc, trai.
-- Mod Sinh Học 12 HỌC247
-
Lấy ví dụ minh họa mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?
bởi Nguyễn Thị Thanh 31/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Khi nói về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài, điều nào sau đây là đúng?
bởi Phạm Phú Lộc Nữ 31/01/2022
1. Sự gia tăng mức độ cạnh tranh cùng loài sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng của quần thể.
2. Quan hệ cạnh tranh chỉ xảy ra khi nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể.
3. Quan hệ cạnh tranh thường dẫn đến sự diệt vong quần thể do làm giảm số lượng cá thể xuống dưới mức tối thiểu.
4. Khi số lượng cá thể của quần thể xuống dưới mức tối thiểu thì sự cạnh tranh giữa các cá thể sẽ tăng lên.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Phát biểu nào không đúng khi nói về đặc trưng về thành phần loài của quần xã?
bởi An Nhiên 31/01/2022
1. Trong các quần xã trên cạn, loài ưu thế thường là các loài thực vật có hạt.
2. Loài ưu thế thường có số lượng nhiều và có vai trò khống chế sự phát triển của các loài khác.
3. Loài đặc trưng có thể là loài có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác trong quần xã.
4. Loài chỉ có mặt ở một quần xã nào đó được gọi là loài đặc trưng.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho các mối quan hệ sau đây trong quần xã sinh vật:
bởi Bánh Mì 31/01/2022
(1) Lúa và cỏ dại sống chung trong một ruộng lúa. (2) Cây phong lan sống trên thân cây gỗ.
(3) Cây tầm gửi sống trên thân cây khác. (4) Hổ sử dụng thỏ để làm thức ăn.
(5) Trùng roi sống trong ruột mối. (6) Chim sáo bắt chấy rận trên lưng trâu bò.
Có bao nhiêu mối quan hệ mà trong đó chỉ có một loài được lợi?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một loài cây dây leo họ Thiên lí sống bám trên cây thân gỗ. Một phần thân của dây leo phồng lên tạo nhiều khoang trống làm thành tổ cho nhiều cá thể kiến sinh sống trong đó. Loài dây leo thu nhận chất dinh dưỡng là thức ăn của kiến đem về dự trữ trong tổ. Kiến sống trên cây gỗ góp phần diệt chết các loài sâu đục thân cây. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
bởi Goc pho 31/01/2022
(1) Mối quan hệ giữa dây leo và kiến là quan hệ hợp tác.
(2) Mối quan hệ giữa dây leo và thân gỗ là quan hệ hội sinh.
(3) Mối quan hệ giữa kiến cây thân gỗ là quan hệ cộng sinh.
(4) Mỗi quan hệ giữa sâu đục thân cây và cây gỗ là quan hệ vật kí sinh – vật chủ.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Theo dõi (0) 1 Trả lời
-
Cho các phát biểu sau đây về quần xã sinh vật:
bởi Trịnh Lan Trinh 30/01/2022
(1) Cộng sinh là mối quan hệ chặt chẽ giữa hai loài và các loài cùng có lợi
(2) Trong các quan hệ đối kháng, không có loài nào được lợi
(3) Phong lan bám trên cây gỗ là quan hệ kí sinh
(4) Trong các quan hệ hỗ trợ khác loài, có ít nhất 1 loài được lợi, không có loài nào bị hại.
Có bao nhiêu phát biểu đúng
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Sói săn mồi thành đàn thì hiệu quả săn mồi cao hơn so với săn mồi riêng lẻ là ví dụ của mối quan hệ?
bởi Đào Thị Nhàn 31/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Theo dõi (0) 1 Trả lời
-
Mối quan hệ giữa tò vò và nhện được mô tả trong câu ca dao “Tò vò mà nuôi con nhện, đến khi nó lớn nó quện nhau đi; tò vò ngồi khóc tỉ ti, nhện ơi, nhện hỡi, nhện đi đằng nào” là
bởi Tay Thu 31/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tảo quang hợp, nấm hút nước hợp thành địa y là quan hệ
bởi Thu Hang 31/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Theo dõi (0) 1 Trả lời
-
Mối quan hệ nào thể hiện trong hiện tượng các cây cùng loài mọc thành đám và liền rễ nhau trong lòng đất?
bởi Truc Ly 29/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Khi gặp kẻ thù, trâu rừng xếp thành vòng tròn, đưa con già yếu và con non vào giữa thể hiện quan hệ gì?
bởi Huong Giang 30/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời
Bài tập SGK khác
Bài tập 1 trang 180 SGK Sinh 12
Bài tập 3 trang 180 SGK Sinh 12
Bài tập 4 trang 180 SGK Sinh 12
Bài tập 5 trang 180 SGK Sinh 12
Bài tập 2 trang 231 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Bài tập 4 trang 231 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Bài tập 5 trang 231 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Bài tập 2 trang 236 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Bài tập 3 trang 236 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Bài tập 4 trang 236 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Bài tập 3 trang 239 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Bài tập 4 trang 239 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Bài tập 5 trang 239 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Bài tập 1 trang 139 SBT Sinh học 12
Bài tập 2 trang 139 SBT Sinh học 12
Bài tập 3 trang 139 SBT Sinh học 12
Bài tập 4 trang 139 SBT Sinh học 12
Bài tập 5 trang 140 SBT Sinh học 12
Bài tập 1 trang 141 SBT Sinh học 12
Bài tập 2 trang 141 SBT Sinh học 12
Bài tập 3 trang 141 SBT Sinh học 12
Bài tập 4 trang 142 SBT Sinh học 12
Bài tập 5 trang 142 SBT Sinh học 12
Bài tập 8 trang 143 SBT Sinh học 12
Bài tập 9 trang 143 SBT Sinh học 12
Bài tập 1 trang 143 SBT Sinh học 12
Bài tập 2 trang 143 SBT Sinh học 12
Bài tập 3 trang 143 SBT Sinh học 12
Bài tập 4 trang 143 SBT Sinh học 12