YOMEDIA
NONE

Bài tập 2 trang 236 SGK Sinh học 12 Nâng cao

Giải bài 2 tr 236 sách GK Sinh lớp 12 Nâng cao

Hãy tìm các ví dụ để mô tả đặc điểm từng mối quan hệ giữa hai loài.

ATNETWORK

Hướng dẫn giải chi tiết bài 2

Ví dụ để mô tả đặc điểm từng mối quan hệ giữa hai loài:

* Về quan hệ hỗ trợ:

- Quan hệ hội sinh:

Mối quan hệ này được thể hiện dưới nhiều cách, trogn đó loài sống hội sinh có lợi, còn loài được hội sinh không có lợi và cũng không bị hại. Ví dụ, nhiều loài phong lan lấy thân cây gỗ khác để bám. Ở biển, cá ép luôn tìm đến các loài động vật lớn (cá mập, vích...), thậm chí cả tàu thuyền để ép chặt thân vào. Nhờ đó, cá dễ dàng di chuyển xa, dễ kiếm ăn và hô hấp. Các loài động vật nhỏ sống hội sinh với giun biển.

- Quan hệ hợp tác:

Đây là mối quan hệ giữa các loài, trong đó, chúng sống dựa vào nhau nhưng khoogn bắt buộc. Ví dụ, ở biển, các loài tôm, cá nhỏ thường bò trên thân cá lạc để nhặt các ngoại kí sinh sống ở đây làm thức ăn, sáo thường đậu trên lưng trâu, bò bắt "chấy rận" để ăn.

- Quan hệ cộng sinh:

Đây là kiểu mà hai loài chung sống thường xuyên với nhau mang lợi cho nhau. Trong nhiều trường hợp, sống cộng sinh là cách sống bắt buộc, khi rời khỏi nhau cả 2 đầu chết. Ví dụ, động vật nuôi sống cả hai. Vi sinh vật sống trong dạ dày của động vật nhai lại có vai trò tương tự. Khuẩn lam sống dưới lớp biểu mô của san hô, hến biển, giun biển... khi quang hợp, tạo ra nguồn thức ăn bổ sung cho các động vật này.

Nấm và vi khuẩn lam cộng sinh với nhau chặt chẽ đến mức tạo nên một dạng sống đặc biệt, đó là địa y.

* Các mối quan hệ đối kháng

- Quan hệ ức chế - cảm nhiễm:

Ức chế - cảm nhiễm là mối quan hệ trong đó một loài này sống bình thường, nhưng gây hại cho nhiều loài khác nhau. Ví dụ, trogn quá trình phát triển của mình khuẩn lam thường tiết ra các chất độc, gây hại cho các loài động vật sống xung quanh. Nhiều loài tảo biển khi nở hoa, gây ra "thủy triều đỏ" làm cho hàng loạt loài động vật không xương sống, cá, chim, chết vì nhiễm độc trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua chuỗi thức ăn. Trogn nhiều trường hợp, người cũng bị ngộ độc vì ăn hàu, sò, cua, cá trong vùng thủy triều đỏ.

- Quan hệ cạnh tranh giữa các loài và sự phân li ổ sinh thái

Hai loài có chung nguồn sống thường cạnh tranh với nhau: Trong rừng, các cây ưa sáng cạnh tranh nhau về ánh sáng. Các loài cỏ dại cạnh tranh với lúa về nguồn muối dinh dưỡng. Hai loài trùng cỏ (Paramecium cau-datum và Paramecium auralia) cùng sử dụng nguồn thức ăn là vi sinh vật. Khi nuôi trong một bể, chúng cạnh tranh với nhau gay gắt, do đó, mật độ của 2 loài đều giảm, nhưng loài Paramecium cauda - tum giảm hẳn và trở thành thua cuộc.

Những loài cùng sử dụng một nguồn thức ăn vẫn có thể chung sống hòa bình trong một sinh cảnh. Trong tiến hóa, các loài gần nhau về nguồn gốc thường hướng đến sự phân li ổ sinh thái của mình (bao gồm cả không gian sống, nguồn thức ăn và cách khai thác nguồn thức ăn đó). Ví dụ, loài trùng cỏ Paramecium caudatum và loài Paramecium bursaria tuy cùng ăn vi sinh vật vẫn có thể chung sống trong một bể nuôi vì chúng để phân li nơi sống: loài thứ nhất chỉ sống ở tầng mặt, giàu ôxi: loài thứ hai nhờ cộng sinh với tạo nên có thể sống được đáy bể, ít ôxi

Cạnh tranh giữa các loài trong quần xã là một trong những động lực của quá trình tiến hóa

- Quan hệ con mồi - vật ăn thịt và vật chủ - vật kí sinh

Trong mối quan hệ con mồi - vật ăn thịt, con mồi có kích thước nhỏ, nhưng số lượng đông, con vật ăn thịt thường có kích thước lớn, nhưng số lượng ít. Con mồi thích nghi với kiểu lẩn tránh và bằng nhiều hình thức chống lại sự săn bắt của vật dữ, còn vật ăn thịt có răng khỏe, chạy nhanh và có nhiều "mánh khóe" để khai thác con mồi có hiệu quả.

Môi quan hệ vật chủ - vật kí sinh là sự biến tướng của quan hệ con mồi - vật ăn thịt, chỉ khác là vật kí sinh nhỏ, có số lượng đông, ăn dịch trong cơ thể vật chủ hoặc tranh chất dinh dưỡng với vật chủ, không giết chết vật chủ, còn vật chủ có kích thước lớn nhưng số lượng ít.

Trong thiên nhiên, các mối quan hệ giữa các loài nhất là những mối quan hệ cạnh tranh, vật ăn thịt - con mồi, vật chủ - vật kí sinh... có vai trò kiểm soát và khống chế số lượng của các loài, thiết lập nên trạng thái cân bằng sinh học trong tự nhiên.

-- Mod Sinh Học 12 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Bài tập 2 trang 236 SGK Sinh học 12 Nâng cao HAY thì click chia sẻ 
YOMEDIA
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON