Giải bài 4 tr 139 sách BT Sinh lớp 12
Xét về các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã, các trường hợp sau thuộc mối quan hệ nào?
- Sán lá
- Hiện tượng thắt nghẹt ở các cây đa, si...
- Ong hút mật hoa.
- Chim ăn quả có hạt cứng.
- Địa y sống bám trên thân cây cao.
Hướng dẫn giải chi tiết bài 4
Các trường hợp thuộc mối quan hệ:
- Sán lá gan ở người (kí sinh).
- Bệnh sốt rét (kí sinh).
- Hiện tượng thắt nghẹt ở các cây đa, si... (đầu tiên là hội sinh nhưng về sau là kí sinh).
- Ong hút mật hoa: Trong trường hợp hoa chỉ có thể thụ phấn được nhờ loài ong đó thì là quan hệ cộng sinh. Nếu ngoài ong ra, hoa có thể được thụ phấn nhờ các sinh vật khác nữa thì đó là quan hệ hợp tác
- Chim ăn quả có hạt cứng: cũng tương tự như trường hợp ong hút mật hoa (có thể là hệ cộng sinh, hợp tác hoặc sinh vật ăn sinh vật khác)
- Địa y sống bám trên thân cây : địa y hội sinh trên thân cây.
-- Mod Sinh Học 12 HỌC247
-
Phát biểu nào sau đây không đúng về mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã?
bởi Anh Tuyet 09/06/2021
a. Quan hệ hỗ trợ bao gồm quan hệ cộng sinh, hợp tác và hội sinh.
b. Trong các mối quan hệ hỗ trợ, mỗi loài đều được hưởng lợi.
c. Một số mối quan hệ hỗ trợ có thể không mang tính thiết yếu đối với sự tồn tại của loài
d. Trong các mối quan hệ hỗ trợ, các loài đều không bị hại.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong cùng một ao nuôi cá, người ta thường nuôi ghép các loài cá như mè trắng, cá mè hoa, cá trắm cỏ, cá trắm đen, cá rô phi,... có các ổ sinh thái dinh dưỡng khác nhau chủ yếu nhằm mục đích gì?
bởi minh thuận 09/06/2021
A. Làm tăng tính đa dạng sinh học trong ao.
B. Giảm sự lây lan của dịch bệnh.
C. Tận thu tối đa các nguồn thức ăn trong ao.
D. Tăng cường mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Xét các mối quan hỗ trợ giữa các sinh vật trong quần xã, có bao nhiêu mối quan hệ đem lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại cho các loài khác.
bởi Mai Trang 09/06/2021
a. 1
b. 2
c. 3
d. 4
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một loài giun dẹp sống trong cát ở vùng ngập thủy triều ven biển. Trong mô của giun dẹp có các tảo lục đơn bào sống. Khi thủy triều xuống, giun dẹp phơi mình trên cát và khi đó tảo lục có khả năng quang hợp. Giun dẹp sống bằng tinh bột do tảo lục quang hợp tổng nên. Quan hệ giữa tảo lục đơn bào và giun dẹp là
bởi Thiên Mai 09/06/2021
a. quan hệ cộng sinh
b. quan hệ hội sinh
c. quan hệ kí sinh
d. quan hệ hợp tác
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong một quần xã sinh vật hồ nước, nếu hai loài cá có ổ sinh thái trùng nhau thì giữa chúng thường xảy ra mối quan hệ
bởi hoàng duy 09/06/2021
a. cộng sinh
b. cạnh tranh
c. sinh vật này ăn sinh vật khác
d. kí sinh
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Khi nói về sự phân tầng trong quần xã, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây đúng?
bởi thu trang 08/06/2021
I. Hệ sinh thái nhân tạo thường có tính phân tầng mạnh mẽ hơn so với hệ sinh thái tự nhiên,
II. Sự phân tầng sẽ góp phần làm giảm cạnh tranh cùng loài nhưng thường dẫn tới làm tăng cạnh tranh khác loài.
III. Nguyên nhân dẫn tới sự phân tầng của quần xã là do sự phân bố không đều của nhân tố sinh thái và do sự thích nghi của các loài sinh vật.
IV. Sự phân tầng làm phân hóa ổ sinh thái của các loài.
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
I. Đánh dấu lãnh thổ. II. Các con đực tranh giành con cái.
III. Tỉa thưa. IV. Phân tầng cây rừng.
V. Khống chế sinh học. VI. Liền rễ
A. 5. B. 4. C. 2. D. 3.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoặc do hoạt động mạnh của chúng. Đây là
bởi thúy ngọc 08/06/2021
A. loài đặc trưng. B. loài ngẫu nhiên. C. loài thứ yếu. D. loài ưu thế.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Ví dụ nào sau đây minh họa mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?
bởi Hy Vũ 08/06/2021
a. Bồ nông xếp thành hàng đi kiếm ăn bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ.
b. Các con hươu đực tranh giành con cái trong mùa sinh sản.
c. Cá ép sống bám trên cá lớn.
d. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ trong rừng.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong mối quan hệ sinh thái nào sau đây, có một loài không bị hại nhưng cũng không được lợi?
bởi Nguyễn Thanh Trà 07/06/2021
A. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ.
B. Chim sáo bắt chấy rận trên lưng trâu rừng.
C. Giun đũa kí sinh trong ruột lợn.
D. Hổ ăn thịt thỏ.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Có 4 loài cùng ở một bậc dinh dưỡng, sống trong một môi trường và có ổ sinh thái về dinh dưỡng được mô tả theo các vòng tròn như hình bên. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
bởi minh vương 07/06/2021
I. Loài A và loài D có quan hệ cạnh tranh với nhau.
II. Loài B và loài C cạnh tranh với nhau.
III. Nếu điều kiện sống của môi trường không thay đổi nhưng do bị con người khai thác làm cho loài A bị giảm số lượng thì có thể sẽ dẫn tới làm tăng số lượng cá thể của loài B.
IV. Loài B và loài C bị cạnh tranh khốc liệt hơn loài A và D.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong một hệ sinh thái, xét 15 loài sinh vật: 6 loài cỏ, 3 loài côn trùng, 2 loài chim, 2 loài nhái, 1 loài giun đất, 1 loài rắn.
bởi minh dương 06/06/2021
Trong đó, cả 3 loài côn trùng đều sử dụng 6 loài cỏ làm thức ăn; 2 loài chim và 2 loài nhái đều sử dụng cả 3 loài côn trùng làm thức ăn; Rắn ăn tất cả các loài nhái; Giun đất chỉ sử dụng xác chất của các loài làm thức ăn; Giun đất lại là nguồn thức ăn của 2 loài chim. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Có 74 chuỗi thức ăn.
II. Chim được xếp vào bậc dinh dưỡng cấp 3 ở 36 chuỗi thức ăn.
III. Nếu loài rắn bị tiêu diệt thì 2 loài chim sẽ giảm số lượng.
IV. Nếu cả 6 loài cỏ đều bị giảm số lượng thì tổng sinh khối của các loài động vật sẽ giảm.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong các mối quan hệ giữa các loài sinh vật sau đây, mối quan hệ nào không phải là quan hệ đối kháng?
bởi Dương Minh Tuấn 06/06/2021
A. Lúa và cỏ dại B. Chim sâu và sâu ăn lá
C. Lợn và giun đũa sống trong ruột lợn D. Chim sáo và trâu rừng
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cây tầm gửi lùn là cây mọc trong các nhánh của cây hemlock (cây độc cần) và hấp thụ chất dinh dưỡng để phát triển. Sự xâm nhập này gây ra sự suy yếu của cây chủ. Đâu là kiểu tương tác của 2 loài
bởi Mai Hoa 06/06/2021
A. cộng sinh B. ăn thịt C. hội sinh D. kí sinh
Theo dõi (0) 1 Trả lời
Bài tập SGK khác
Bài tập 2 trang 139 SBT Sinh học 12
Bài tập 3 trang 139 SBT Sinh học 12
Bài tập 5 trang 140 SBT Sinh học 12
Bài tập 1 trang 141 SBT Sinh học 12
Bài tập 2 trang 141 SBT Sinh học 12
Bài tập 3 trang 141 SBT Sinh học 12
Bài tập 4 trang 142 SBT Sinh học 12
Bài tập 5 trang 142 SBT Sinh học 12
Bài tập 8 trang 143 SBT Sinh học 12
Bài tập 9 trang 143 SBT Sinh học 12
Bài tập 1 trang 143 SBT Sinh học 12
Bài tập 2 trang 143 SBT Sinh học 12
Bài tập 3 trang 143 SBT Sinh học 12
Bài tập 4 trang 143 SBT Sinh học 12