YOMEDIA
NONE

Sinh học 12 Bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã


Trong bài học này, các em sẽ được học các kiến thức như: khái niệm quần xã sinh vật, đặc trưng về thành phần loài trong quần xã, đặc trưng về phân bố cá thể của quần xã, đặc trưng về quan hệ dinh dưỡng của các nhóm sinh vật, các mối quan hệ sinh thái, hiện tượng khống chế sinh học.

ATNETWORK
YOMEDIA
 

Tóm tắt lý thuyết

2.1. Khái niệm quần xã sinh vật

- Quần xã sinh vật là tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau cùng sống trong một không gian nhất định (gọi là sinh cảnh). Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất và do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.

- Ví dụ: quần xã sinh vật đầm lầy Mangrove Ấn Độ

Quần xã sinh vật đầm lầy Mangrove Ấn Độ

- Sơ đồ cấu trúc của quần xã

Sơ đồ cấu trúc của quần xã

2.2. Một số đặc trưng cơ bản của quần xã

a. Đặc trưng về thành phần loài trong quần xã

- Số lượng các loài trong quần xã và sống lượng cá thể của mỗi loài là mức độ đa dạng của quần xã, biểu thị sự biến động, ổn định hay suy thoái của quần xã.

- Loài ưu thế: là những loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hay do hoạt động mạnh của chúng.

- Loài đặc trưng: là loài chỉ có ở 1 quần xã nào đó.

b. Đặc trưng về phân bố cá thể của quần xã

- Phân bố cá thể trong không gian của quần xã tuỳ thuộc vào nhu cầu sống của từng loài. Nhìn chung sự phân bố cá thể trong tự nhiên có xu hướng làm giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các loài và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống của môi trường.

- Phân bố cá thể trong quần xã theo chiều thẳng đứng: như sự phân thành nhiều tầng cây thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau trong rừng mưa nhiệt đới. Sự phân tầng của thực vật kéo theo sự phân tầng của động vật.

+ Ví dụ: sự phân tầng của quần xã theo chiều thẳng đứng

 Sự phân tầng của quần xã theo chiều thẳng đứng

- Phân bố cá thể theo chiều ngang: như sự phân bố của sinh vật từ đỉnh núi, sườn núi đến chân núi; hay sự phân bố sinh vật từ vùng đất ven bờ biển đến vùng khơi xa.

2.3. Quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật

a. Các mối quan hệ sinh thái

- Quan hệ cộng sinh: Là quan hệ giữa 2 hay nhiều loài sinh vật, trong đó tất cả các bên đều có lợi; tuy nhiên mỗi bên chỉ có thể sống và phát triển tốt nếu có sự hợp tác của bên kia.

+ Cộng sinh giữa thực vật, nấm hoặc vi khuẩn.

+ Cộng sinh giữa thực vật và động vật.

+ Cộng sinh giữa động vật và động vật.

- Quan hệ hợp tác: Cũng giống như cộng sinh, hai loài sống chung và cả 2 cùng có lợi tuy nhiên nếu tách riêng ra thì chúng vẫn tồn tại được.

- Quan hệ hội sinh: Là quan hệ giữa 2 loài sinh vật, 1 bên có lợi bên kia không hại gì

- Quan hệ cạnh tranh: Là mối quan hệ giữa các loài có cùng chung nhau nguồn sống, các loài cạnh tranh nhau giành thức ăn, nơi ở…

+ Đối với thực vật: cạnh tranh giành khoảng không gian có nhiều ánh sáng, những cây lấy được nhiều ánh sáng sẽ vươn cao hơn những cây khác, rễ phát triển mạnh sẽ có cơ hội sống sót hơn.

+ Đối với động vật: cạnh tranh gay gắt ở những loài có cùng nhu cầu về thức ăn, nơi ở …

- Kí sinh: Là quan hệ loài sinh vật này sống nhờ cơ thể của loài sinh vật khác lấy chất dinh dưỡng để sống.

+ Loài sống nhờ gọi vật kí sinh, loài kia là vật chủ.

+ Vật kí sinh không giết chết ngay vật chủ mà làm suy yếu dần, bệnh rồi chết.

- Ức chế cảm nhiễm: Là quan hệ 1 loài sinh vật trong quá trình sống đã kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển của loài khác. Ức chế cảm nhiễm là nguyên nhân gây ra sự tuyệt chủng của 1 loài nào đó.

- Sinh vật ăn sinh vật khác:

+ Động vật ăn thực vật: trong quá trình ăn lá, quả, hạt mật hoa … động vật đã góp phần thụ phấn cho thực vật.

+ Động vật ăn động vật: động vật ăn thịt tấn công con mồi, tuy nhiên chúng thường bắt được những con gìa hoặc bệnh tật → chọn lọc tự nhiên loại bớt những con yếu.

+ Thực vật ăn động vật: cây bắt ruồi, cây nắp ấm… lá cây tiết ra chất phân giải thịt sâu bọ thành chất dinh dưỡng nuôi cây

b. Hiện tượng khống chế sinh học

- Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định, không tăng quá cao hoặc giảm quá thấp do tác động của các mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã.

- ​Trong nông nghiệp, sử dụng các loài thiên địch để tiêu diệt các loài gây hại khác. Ví dụ: sử dụng ong kí sinh để diệt bọ dừa, sử dụng rệp xám để hạn chế số lượng cây xương rồng bà.

Bài tập minh họa

Ví dụ 1:

Phân biệt quần thể sinh vật và quần xã sinh vật?

Gợi ý trả lời:

Quần xã sinh vật Quần thể sinh vật

Quần xã sinh vật là tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau cùng sống trong một không gian nhất định (gọi là sinh cảnh). Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất và do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.

   Ví dụ:  quần xã núi đá vôi, quần xã vùng ngập triều, quần xã hồ, quần xã rừng liêm, quần xã đồng cỏ, quần xã cây bụi ...

Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định. Các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối tự do với nhau để sinh sản tạo thành những thế hệ mới.

  Ví dụ: quần thể các cây thông, quần thể chó sói, quần thể trâu rừng ...

4. Luyện tập Bài 40 Sinh học 12

- Sau khi học xong bài này các em cần:

+ Nêu được định nghĩa và lấy được ví dụ minh hoạ về quần xã sinh vật.

+ Mô tả được các đặc trưng cơ bản của quần xã, lấy ví dụ minh họa cho các đặc trưng đó.

+ Trình bày được các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã (hội sinh, hợp sinh, cộng sinh, ức chế - cảm nhiễm, vật ăn thịt - con mồi và vật chủ - vật kí sinh)

4.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 12 Bài 40 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé! 

4.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 12 Bài 40 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 180 SGK Sinh 12

Bài tập 2 trang 180 SGK Sinh 12

Bài tập 3 trang 180 SGK Sinh 12

Bài tập 4 trang 180 SGK Sinh 12

Bài tập 5 trang 180 SGK Sinh 12

Bài tập 2 trang 231 SGK Sinh học 12 Nâng cao

Bài tập 4 trang 231 SGK Sinh học 12 Nâng cao

Bài tập 5 trang 231 SGK Sinh học 12 Nâng cao

Bài tập 2 trang 236 SGK Sinh học 12 Nâng cao

Bài tập 3 trang 236 SGK Sinh học 12 Nâng cao

Bài tập 4 trang 236 SGK Sinh học 12 Nâng cao

Bài tập 3 trang 239 SGK Sinh học 12 Nâng cao

Bài tập 4 trang 239 SGK Sinh học 12 Nâng cao

Bài tập 5 trang 239 SGK Sinh học 12 Nâng cao

Bài tập 1 trang 139 SBT Sinh học 12

Bài tập 2 trang 139 SBT Sinh học 12

Bài tập 3 trang 139 SBT Sinh học 12

Bài tập 4 trang 139 SBT Sinh học 12

Bài tập 5 trang 140 SBT Sinh học 12

Bài tập 1 trang 141 SBT Sinh học 12

Bài tập 2 trang 141 SBT Sinh học 12

Bài tập 3 trang 141 SBT Sinh học 12

Bài tập 4 trang 142 SBT Sinh học 12

Bài tập 5 trang 142 SBT Sinh học 12

Bài tập 8 trang 143 SBT Sinh học 12

Bài tập 9 trang 143 SBT Sinh học 12

Bài tập 1 trang 143 SBT Sinh học 12

Bài tập 2 trang 143 SBT Sinh học 12

Bài tập 3 trang 143 SBT Sinh học 12

Bài tập 4 trang 143 SBT Sinh học 12

Bài tập 5 trang 143 SBT Sinh học 12

Bài tập 6 trang 143 SBT Sinh học 12

5. Hỏi đáp Bài 40 Chương 2 Sinh học 12

- Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

- Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Sinh Học 12 HỌC247

NONE
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON