Giải bài 3 tr 239 sách GK Sinh lớp 12 Nâng cao
Hãy giải thích tại sao tháp sinh khối của thủy sinh vật trong tầng nước lại có dạng khác thường? Trong trường hợp nào tháp số lượng bị đảo ngược.
Hướng dẫn giải chi tiết bài 3
Sở dĩ tháp sinh khối của thủy sinh vật trong tầng nước lại có dạng khác thường vì trong các quần xã sinh vật nổi trong nước, sinh khối của vi khuẩn, tảo phù du rất thấp, trong khi sinh khối của vật tiêu thụ lại lớn nên tháp trở nên mất cân đối khác thường như vậy.
Ở mối quan hệ giữa vật chủ và vật kí sinh thì vật chủ lại có số lượng ít, vật kí sinh đông nên đáy tháp nhỏ còn đỉnh tháp lại lớn, tháp có dạng đảo ngược.
-- Mod Sinh Học 12 HỌC247
-
Trong số các mô tả dưới đây, mô tả nào là KHÔNG chính xác về các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật?
bởi na na 14/06/2021
a. Tảo biển gây hiện tượng nước nở hoa hỗ trợ hoạt động các loài cá, tôm sống trong đó đây thể hiện mối quan hệ hợp tác.
b. Cây tầm gửi mặc dù có diệp lục và có khả năng quang hợp, chúng sống trên thân các cây ăn quả trong vườn, đây là mối quan hệ ký sinh – ký chủ.
c. Trên đồng cỏ châu Phi, sư tử và linh cẩu cùng sử dụng thức ăn là một số động vật ăn cỏ do vậy chúng có mối quan hệ cạnh tranh khác loài.
d. Dây tơ hồng sống là một loài thực vật không có diệp lục, chúng sống ký sinh trên các thực vật trong rừng gây hại cho các nhóm thực vật này.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong một sinh cảnh có nhiều loài cùng phát sinh từ một loài gốc ban đầu, chúng là những loài có mối quan hệ họ hàng gần. Trong quá trình sống, chúng sử dụng các yếu tố sống của môi trường giống nhau. Sự cạnh tranh giữa các loài này thường:
bởi Hoàng giang 14/06/2021
a. làm cho chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái.
b. làm cho các loài này đều bị tiêu diệt.
c. làm tăng thêm nguồn sống trong sinh cảnh.
d. làm gia tăng số lượng cá thể của mỗi loài.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cây ngô → Sâu ăn lá ngô → Nhái → Rắn hổ mang → Diều hâu.
a. Nhái
b. Diều hâu
c. Sâu ăn lá ngô
d. Cây ngô
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm sống trong cùng môi trường là ví dụ về quan hệ
bởi khanh nguyen 14/06/2021
a. hội sinh.
b. ức chế - cảm nhiễm.
c. kí sinh
d. cộng sinh.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Khi nói về quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể sinh vật trong tự nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
bởi hành thư 14/06/2021
Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể không xảy ra do đó không ảnh hưởng đến số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể. Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau làm giảm khả năng sinh sản. Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể. Cạnh tranh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể là những trường hợp gây ra sự chọn lọc tự nhiên. Khi mật độ cao và nguồn sống khan hiếm, các cá thể cùng loài có khuynh hướng cạnh tranh nhau để giành thức ăn, nơi ở, nơi sinh sản. Cạnh tranh cùng loài và cạnh tranh khác loài đều dẫn tới làm hại cho loài.
a. 4
b. 3
c. 5
d. 2
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong một khu vườn bỏ hoang có các loài cỏ dại phát triển và một số cây thân thảo có hoa. Một số loài gậm nhấm như chuột, sóc, sử dụng thực vật làm thức ăn. Để ngăn chặn sự tấn công của chuột lên các loài cây thân thảo, một nhà nghiên cứu tiến hành xua đuổi các loài gậm nhấm và dùng lưới thép bao vây khu vườn để ngăn không cho chuột, sóc xâm nhập.
bởi Kieu Oanh 14/06/2021
Sau 2 năm vây lưới thì một số loài thân thảo (kí hiệu loài M) phát triển mạnh về số lượng nhưng các loài thân thảo còn lại (kí hiệu loài P) thì bị giảm mạnh về số lượng. Có bao nhiêu suy luận sau đây có thể phù hợp với kết quả nghiên cứu nói trên?
Các loài gậm nhấm không phải là những loài gây hại cho các loài thân thảo ở khu vườn trên. Các loài gậm nhấm sử dụng các loài M làm nguồn thức ăn. Các loài gậm nhấm giúp các loài P phát tán hạt. Chất thải của các loài gậm nhấm là nguồn dinh dưỡng chủ yếu cung cấp cho các loài thân thảo Các loài P là nguồn thức ăn của các loài gậm nhấm.
a. 1
b. 3
c. 4
d. 2
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
a. hợp tác
b. kí sinh
c. cộng sinh
d. hội sinh
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Khi trâu bò ăn cỏ chúng đánh động nhiều loài côn trùng trú ẩn trong cỏ, các loài chim ăn côn trùng săn mồi gần đàn trâu bò. Quan hệ giữa chim ăn côn trùng và trâu bò là quan hệ gì?
bởi Anh Hà 14/06/2021
a. Ức chế cảm nhiễm
b. Hợp tác.
c. Cộng sinh
d. Hội sinh.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong một khu rừng có diện tích rất lớn, sau khi tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của nhiệt độ và ẩm độ đến sự sinh trưởng và phát triển của 3 loài A, B, C ta có bảng số liệu sau:
bởi Trinh Hung 14/06/2021
Loài
Nhiệt độ (oC)
Độ ẩm (%)
Giới hạn trên
Giới hạn dưới
Giới hạn trên
Giới hạn dưới
A
42
26
60
80
B
28
10
30
50
C
32
15
45
75
Nhận xét nào sau đây không đúng về mức độ cạnh tranh giữa 3 loài:
a. Loài A và B không cạnh tranh nhau
b. Loài B và C có cạnh tranh nhau
c. Loài A và C có cạnh tranh nhau
d. Giữa 3 loài đều có sự cạnh tranh qua lại nhau.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Quần xã nào có mức độ đa dạng sinh học cao nhất?
bởi Tra xanh 14/06/2021
a. Rừng mưa nhiệt đới.
b. Rừng lá kim.
c. Thảo nguyên.
d. Savan.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong rừng Amazon có 1 loài tắc kè chuyên đi ăn các loại côn trùng. Tuy nhiên, nó lại không ăn 1 loài bọ cánh cứng bám trên thân cây gỗ hút nhựa cây do loài côn trùng này tiết ra 1 chất ngọt là thức ăn ưa thích của tắc kè.
bởi Nguyễn Ngọc Sơn 14/06/2021
Ngoài ra, khi tắc kè đến ăn chất ngọt, nó cũng xua đuổi những loài kiến và các loại côn trùng khác “làm phiền” bọ cánh cứng hút mật. Mối quan hệ giữa tắc kè và bọ cánh cứng là:
A. Cộng sinh
B. Hội sinh.
C. Kí sinh.
D. Hợp tác.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
a. Động vật ăn thực vật.
b. Động vật ăn thịt.
c. Sinh vật tự dưỡng.
d. Sinh vật ăn các chất mùn bã hữu cơ.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong số các hiện tượng dưới đây thì sẽ có bao nhiêu hiện tượng xảy ra nếu một quần xã sinh vật có độ đa dạng loài càng cao, mối quan hệ sinh thái càng chặt chẽ?
bởi Phung Meo 14/06/2021
1. Quần xã có cấu trúc càng ổn định vì có lưới thức ăn phức tạp, nhiều loài rộng thực.
2. Quần xã dễ xảy ra diễn thế do tác động của nhiều loài trong quần xã làm cho môi trường thay đổi nhanh.
3. Quần xã sẽ có cấu trúc ít ổn định vì số lượng lớn loài sẽ dẫn đến cạnh tranh nhau gay gắt.
4. Quần xã có xu hướng biến đổi làm cho độ đa dạng thấp từ đó mối quan hệ sinh thái lỏng lẻo hơn do thức ăn trong môi trường cạn kiệt dần.
A. 0
B. 2
C. 1
D. 3
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Có bao nhiêu mối quan hệ là ức chế - cảm nhiễm?
bởi Dang Tung 14/06/2021
Các mối quan hệ sau đây:
1. Tảo giáp nở hoa gây độc cho tôm ăn cá.
2. Cây phong lan sống bám trên thân cây gỗ.
3. Cây tỏi tiết chất gây ức chế hoạt động của các vi sinh vật xung quanh.
4. Cú và chồn cùng sống trong rừng, cùng bắt chuột làm thức ăn.
5. Trùng roi sống trong ruột mối.
A. 4
B. 2
C. 1
D. 3
Theo dõi (0) 1 Trả lời
Bài tập SGK khác
Bài tập 3 trang 236 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Bài tập 4 trang 236 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Bài tập 4 trang 239 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Bài tập 5 trang 239 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Bài tập 1 trang 139 SBT Sinh học 12
Bài tập 2 trang 139 SBT Sinh học 12
Bài tập 3 trang 139 SBT Sinh học 12
Bài tập 4 trang 139 SBT Sinh học 12
Bài tập 5 trang 140 SBT Sinh học 12
Bài tập 1 trang 141 SBT Sinh học 12
Bài tập 2 trang 141 SBT Sinh học 12
Bài tập 3 trang 141 SBT Sinh học 12
Bài tập 4 trang 142 SBT Sinh học 12
Bài tập 5 trang 142 SBT Sinh học 12
Bài tập 8 trang 143 SBT Sinh học 12
Bài tập 9 trang 143 SBT Sinh học 12
Bài tập 1 trang 143 SBT Sinh học 12
Bài tập 2 trang 143 SBT Sinh học 12
Bài tập 3 trang 143 SBT Sinh học 12
Bài tập 4 trang 143 SBT Sinh học 12