Giải bài 2 tr 231 sách GK Sinh lớp 12 Nâng cao
Hãy cho biết đặc trưng về cấu trúc quần xã sinh vật theo vai trò số lượng và hoạt động chức năng của các nhóm loài?
Hướng dẫn giải chi tiết bài 2
Các đặc trưng về thành phần cấu trúc của quần xã:
* Về vai trò số lượng của các nhóm loài:
Trong quần xã mỗi nhóm loài có vai trò nhất định. Theo đó quần xã gồm nhóm loài: Nhóm loài ưu thế có tần suất xuất hiện và độ phong phú cao, sinh khối nhóm loài lớn, quyết định chiều hướng phát triển của quần xã. Sau đó là nhóm lài thứ yếu đóng vai trò thay thế nhóm loài ưu thế khi nhóm này suy vong vì nguyên nhân nào đó. Nhóm loài ngẫu nhiên có tần suất xuất hiện và độ phong phú rất thấp nhưng sự có mặt của nó làm tăng mức đa dạng cho quần xã.
Vai trò số lượng của các loài trong quần xã được thể hiện bằng các chỉ số rất quan trọng: tần suất xuất hiện, độ phong phú của loài, các loài chủ chốt...
- Tần suất xuất hiện hay độ thường gặp của loài: đó là tỉ số (%) của một loài gặp trong các điểm khảo sát so với tổng các điểm được khảo sát, cỏ lồng vực có ở mặt 60 điểm. Vậy tần suất xuất hiện là 60/80 hay 75%.
- Độ phong phú hay mức giàu có của loài: Là tỉ số phần trăm số cá thể của một loài nào đó so với tổng số cá thể của tất cả các loài có trogn quần xã:
\(D = \frac{ni}{N} \times 100\)
Trong đó, D là độ phong phú của quần xã (%), ni - số cá thể của loài i trogn quần xã, N - số lượng cá thể của các loài trong quần xã.
Độ phong phú của loài còn được đánh giá các chỉ số định tính khác: hiếm hay ít gặp (+), hay gặp (++), gặp nhiều (+++), gặp rất nhiều (++++)
- Loài chủ chốt là một hoặc một vài loài nào đó (thường là vật ăn thịt đầu bảng) có vai trò kiểm soát và khống chế sự phát triển của các loài khác, duy trì sự ổn định của quần xã. Nếu loài này bị mất khỏi quần xã thì quàn xã sẽ rơi vào trạng thái bị xáo trộn và dễ rơi vào trạng thái mất cân bằng.
* Về vai trò hoạt động chức năng của các nhóm loài:
Theo chức năng, quần xã gồm sinh vật tự dưỡng và sinh vật dị dưỡng.
Sinh vật tự dưỡng: Cây xanh và một số vi sinh vật có màu có khả năng tiếp nhận năng lượng mặt trời, tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ đơn giản thông qua quá trình quang hợp để tạo ra nguồn thức ăn sơ cấp.
- Sinh vật dị dưỡng: Động vật và phần lớn vi sinh vật là sinh vật dị dưỡng, sống nhờ vào nguồn thức ăn sơ cấp, trong đó động vật thường được gọi là sinh vật tiêu thụ, còn vi sinh vật là những sinh vật phân giải. Động vật lại gồm nhóm ăn thực vật, nhóm ăn mùn bã hữu cơ, nhóm ăn thịt và nhóm ăn tạp (ăn cả thực vật và động vật)
Tất cả các nhóm sinh vật hoạt động theo chức năng của mình, tương tác với nhau và với môi trường để hình thành một đơn vị thống nhất có cấu trúc chặt chẽ, ở đó các loài có cơ hội để phân hóa và tiến hóa.
-- Mod Sinh Học 12 HỌC247
-
Sản lượng sinh vật thứ cấp cao nhất mà con người có thể nhận được nằm ở bậc dinh dưỡng sinh vật nào?
bởi bach dang 28/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
THế nào là loài ưu thế?
bởi Bánh Mì 29/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tảo nở hoa gây ra thủy triều đỏ thuộc nhóm quan hệ nào?
bởi na na 28/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Vi sinh vật sống trong ruột mối là mối quan hệ gì?
bởi Đào Thị Nhàn 28/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Theo dõi (0) 1 Trả lời
-
Ở biển, cá ép luôn tìm đến các loài động vật lớn rồi ép chặt thân vào để “đi nhờ”, kiếm thức ăn và hô hấp là mối quan hệ ra sao?
bởi Thúy Vân 28/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Mối quan hệ giữa sáo thường đậu trên lưng trâu, bò để bắt ruồi ăn là gì?
bởi Phạm Hoàng Thị Trà Giang 28/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Ở biển, các loài tôm, cá nhỏ thường bò trên thân cá lạc, cá dưa để ăn các kí ngoại kí sinh sông ở đây làm thức ăn là mối quan hệ gì?
bởi Truc Ly 28/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Sinh vật tự dưỡng có đặc điểm gì?
bởi Huong Giang 28/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Sinh vật kí sinh thuộc loại sinh vật nào?
bởi Nguyễn Minh Minh 28/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Sinh vật tiêu thụ bậc 2 thuộc bậc dinh dưỡng thứ mấy?
bởi Hoàng My 28/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Kiểu phân bố nào chỉ có ở quần xã sinh vật?
bởi Thùy Trang 29/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Theo dõi (0) 1 Trả lời
-
Mối quan hệ vật chủ - sinh vật kí sinh là biến tướng của mối quan hệ nào?
bởi Hoàng giang 29/01/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời
Bài tập SGK khác
Bài tập 4 trang 180 SGK Sinh 12
Bài tập 5 trang 180 SGK Sinh 12
Bài tập 4 trang 231 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Bài tập 5 trang 231 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Bài tập 2 trang 236 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Bài tập 3 trang 236 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Bài tập 4 trang 236 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Bài tập 3 trang 239 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Bài tập 4 trang 239 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Bài tập 5 trang 239 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Bài tập 1 trang 139 SBT Sinh học 12
Bài tập 2 trang 139 SBT Sinh học 12
Bài tập 3 trang 139 SBT Sinh học 12
Bài tập 4 trang 139 SBT Sinh học 12
Bài tập 5 trang 140 SBT Sinh học 12
Bài tập 1 trang 141 SBT Sinh học 12
Bài tập 2 trang 141 SBT Sinh học 12
Bài tập 3 trang 141 SBT Sinh học 12
Bài tập 4 trang 142 SBT Sinh học 12
Bài tập 5 trang 142 SBT Sinh học 12
Bài tập 8 trang 143 SBT Sinh học 12
Bài tập 9 trang 143 SBT Sinh học 12
Bài tập 1 trang 143 SBT Sinh học 12
Bài tập 2 trang 143 SBT Sinh học 12
Bài tập 3 trang 143 SBT Sinh học 12
Bài tập 4 trang 143 SBT Sinh học 12