Giải bài 1 tr 141 sách BT Sinh lớp 12
Hãy nêu ví dụ về một loài chiếm ưu thế trên một vùng, nêu lên ít nhất 3 nhân tố sinh thái ảnh hưởng tới sự phân bố và số lượng của loài đó. Giải thích sự ảnh hưởng của mỗi nhân tố sinh thái đó?
Hướng dẫn giải chi tiết bài 1
- Loài chiếm ưu thế phổ biến thường là loài có số lượng lớn và có tầm quan trọng làm thay đổi các nhân tố vô sinh trong quần xã (ví dụ: Trong rừng cây gỗ sồi thì cây gỗ sồi có số lượng nhiều, có kích thước lớn và khi cây gỗ lớn lên đã làm thay đổi toàn bộ các yếu tố của môi trường vô sinh như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm...). Vì vậy, cây gỗ sồi là loài chiếm ưu thế. Các nhân tố làm ảnh hưởng tới phân bố và số lượng của cây gỗ sồi như nguồn nước, động vật ăn quả và phát tán cây (sóc chuyên ăn hạt quả sồi) và có thể là hoạt động bảo vệ rừng sồi của con người.
- Trong một khu vườn, sự phân bố và số lượng của loài sâu ăn lá cây phụ thuộc vào kẻ thù của sâu là số lượng chim ăn sâu, yếu tố khí hậu (ảnh hưởng tới thời gian đẻ trứng và nở của trứng sâu) và các biện pháp phòng trừ sâu hại của con người...
-- Mod Sinh Học 12 HỌC247
-
Khi nói về mối quan hệ sinh vật chủ - sinh vật kí sinh và mối quan hệ con mồi - sinh vật ăn thịt, phát biểu nào sau đây đúng?
bởi thu thủy 10/05/2021
a. Sinh vật kí sinh có kích thước cơ thể nhỏ hơn sinh vật chủ.
b. Mối quan hệ sinh vật chủ - sinh vật kí sinh là nhân tố duy nhất gây ra hiện tượng khống chế sinh học
c. Sinh vật ăn thịt bao giờ cũng có số lượng cá thể nhiều hơn con mồi.
d. Sinh vật kí sinh bao giờ cũng có số lượng cá thể ít hơn sinh vật chủ.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Khi nói về sự khác nhau cơ bản giữa mối quan hệ vật chủ- ký sinh và mối quan hệ vật ăn thịt con mồi, phát biểu nào sau đây là đúng?
bởi Bảo Hân 09/05/2021
a. Vật ký sinh thường có số lượng ít hươn vật chủ, còn vật ăn thịt thường có số lượng nhiều hơn con mồi.
b. Vật ký sinh thường không giết chết vật chủ, còn vật ăn thịt thì giết chết con mồi.
c. Vật ký sinh thường có kích thước cơ thể lớn hơn vật chủ, còn vật ăn thịt thì luôn có kích thước cơ thể nhỏ hơn con mồi.
d. Trong thiên nhiên, mối quan hệ vật ký sinh – vật chủ đóng vai trò kiểm soát và khống chế số lượng cá thể của các loài, còn mối quan hệ vật ăn thịt- con mồi không có vai trò đó.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Mối đe dọa của cành từ một cây cao phủ bóng lên một cây bụi khác là một ví dụ cho mối quan hệ nào:
bởi Thanh Nguyên 09/05/2021
a. Cạnh tranh.
b. Ức chế - cảm nhiễm.
c. Cộng sinh.
d. Hội sinh.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Ở mối quan hệ này nấm Penixilin không được lợi còn các loài vi sinh vật khác bị hại, chất kháng sinh nấm tiết ra vô tình đã gây hại cho VSV khác. Đây là mối quan hệ ức chế cảm nhiễm.
bởi Lê Nguyễn Hạ Anh 09/05/2021
Cho biết dấu (+): loài được lợi, dấu (-): loài bị hại. Sơ đồ trên biểu diễn cho mối quan hệ:
a. Ký sinh và ức chế cảm nhiễm.
b. Cạnh tranh và vật ăn thịt – con mồi.
c. Hợp tác và hội sinh.
d. Ký sinh và sinh vật này ăn sinh vật khác.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một số loài tảo biển khi nở hoa, gây ra "thủy triều đỏ" làm cho hàng loạt loài động vật không xương sống, cá, chim chết vì nhiễm độc trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua chuỗi thức ăn. Ví dụ này minh họa mối quan hệ
bởi Phung Hung 09/05/2021
a. cạnh tranh.
b. ức chế cảm nhiễm.
c. hội sinh.
d. hợp tác.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Loài nấm penixilin trong quá trình sống tiết ra kháng sinh penixilin giết chết nhiều loài vi sinh vật và vi khuẩn xung quanh loài nấm đó sinh sống. Ví dụ này minh họa mối quan hệ
bởi Thành Tính 10/05/2021
a. cạnh tranh.
b. ức chế - cảm nhiễm.
c. hội sinh.
d. hợp tác.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong một quần xã sinh vật, xét các loài sau: cỏ, thỏ, mèo rừng, hươu, hổ, vi khuẩn gây bệnh ở thỏ và sâu ăn cỏ. Trong các nhận xét sau đây về mối quan hệ giữa các loài trên, có bao nhiêu nhận xét đúng?
bởi Ánh tuyết 09/05/2021
(1) Thỏ và vi khuẩn là mối quan hệ cạnh tranh khác loài.
(2) Mèo rừng thường bắt những con thỏ yếu hơn nên có vai trò chọn lọc đối với quần thể thỏ.
(3) Nếu mèo rừng bị tiêu diệt hết thì quần thể thỏ có thể tăng số lượng nhưng sau đó được điều chỉnh về mức cân bằng.
(4) Sâu ăn cỏ, thỏ và hươu là các sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1.
(5) Hổ là vật dữ đầu bảng có vai trò điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể trong quần xã.
a. 2
b. 3
c. 5
d. 4
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trên một thảo nguyên, các con ngựa vằn mỗi khi di chuyển thường đánh động và làm các con côn trùng bay khỏi tổ.
bởi nguyen bao anh 10/05/2021
Lúc này các con chim diệc sẽ bắt các con côn trùng bay khỏi tổ làm thức ăn. Việc côn trùng bay khỏi tổ, cũng như việc chim diệc bắt côn trùng không ảnh hưởng gì đến ngựa vằn. Chim mỏ đỏ (một loài chim nhỏ) thường bắt ve bét trên lưng ngựa vằn làm thức ăn. Mối quan hệ giữa các loài đươc tóm tắt ở hình bên. Khi xác định các mối quan hệ (1), (2), (3), (4), (5), (6) giữa từng cặp loài sinh vật, có 6 kết luận dưới đây.
(1) Quan hệ giữa ve bét và chim mỏ đỏ là mối quan hệ vật dữ - con mồi
(2) Quan hệ giữa chim mỏ đỏ và ngựa vằn là mối quan hệ hợp tác.
(3) Quan hệ giữa ngựa vằn và côn trùng là mối quan hệ ức chế cảm nhiễm ( hãm sinh).
(4) Quan hệ giữa côn trùng và chim diệc là mối quan hệ vật dữ - con mồi.
(5) Quan hệ giữa chim diệc và ngựa vằn là mối quan hệ hội sinh.
(6) Quan hệ giữa ngựa vằn và ve bét là mối quan hệ ký sinh – vật chủ.
Số phát biểu đúng là:
a. 4
b. 5
c. 6
d. 3
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Xét các mối quan hệ sinh thái:
bởi thu hảo 09/05/2021
1. Cộng sinh
2. Vật kí sinh – vật chủ
3. Hội sinh
4. Hợp tác
5. Vật ăn thịt và con mồi
6. Từ những mối quan hệ sinh thái này, xếp theo thứ tự tăng cường tính đối kháng ta có:
a. 1, 4, 5, 3, 2
b. 1, 4, 3, 2, 5
c. 5, 1, 4, 3, 2
d. 1, 4, 2, 3, 5
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Sắp xếp các mối quan hệ sau theo nguyên tắc: Mối quan hệ chỉ có loài có lợi → Mối quan hệ có loài bị hại → Mối quan hệ có nhiều loài bị hại.
bởi thu hảo 09/05/2021
1. Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá.
2. Chim mỏ đỏ và linh dương.
3. Cá ép sống bám cá lớn.
4. Cú và chồn.
5. Cây nắp ấm bắt ruồi.
a. (2) → (3) → (5) → (4) → (1)
b. (2) → (1) → (5) → (3) → (4).
c. (2) → (3) → (5) → (1) → (4).
d. (3) → (2) → (5) → (1) → (4).
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong các mối quan hệ sau, có bao nhiêu mối quan hệ mà trong đó chỉ có 1 loài có lợi?
bởi Kieu Oanh 09/05/2021
1. Cây tỏi tiết chất gây ức chế hoạt động của vi sinh vật ở môi trường xung quanh.
2. Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ.
3. Cây phong lan sống bám trên cây gỗ trong rừng
4. Cây nắp ấm bắt ruồi làm thức ăn
5. Cá ép sống bám trên cá lớn.
a. 2
b. 3
c. 4
d. 5
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Quan hệ giữa hai loài sống chung với nhau, cả hai cùng có lợi và cần thiết phải xảy ra là
bởi Nguyễn Thanh Trà 09/05/2021
a. quan hệ hợp tác
b. quan hệ cộng sinh
c. quan hệ hội sinh
d. quan hệ kí sinh
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Quan hệ giữa hai loài sống chung với nhau, cả hai cùng có lợi và không nhất thiết phải xảy ra là
bởi hà trang 10/05/2021
a. quan hệ hợp tác
b. quan hệ cộng sinh
c. quan hệ hội sinh
d. quan hệ kí sinh
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong quần xã, các mối quan hệ đem lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại cho các loài khác gồm:
bởi Nhật Nam 10/05/2021
a. Cộng sinh, ức chế - cảm nhiễm, hội sinh.
b. Cộng sinh, hợp tác, kí sinh - vật chủ.
c. Cộng sinh, cạnh tranh, hội sinh.
d. Cộng sinh, hợp tác, hội sinh.
Theo dõi (0) 1 Trả lời
Bài tập SGK khác
Bài tập 4 trang 139 SBT Sinh học 12
Bài tập 5 trang 140 SBT Sinh học 12
Bài tập 2 trang 141 SBT Sinh học 12
Bài tập 3 trang 141 SBT Sinh học 12
Bài tập 4 trang 142 SBT Sinh học 12
Bài tập 5 trang 142 SBT Sinh học 12
Bài tập 8 trang 143 SBT Sinh học 12
Bài tập 9 trang 143 SBT Sinh học 12
Bài tập 1 trang 143 SBT Sinh học 12
Bài tập 2 trang 143 SBT Sinh học 12
Bài tập 3 trang 143 SBT Sinh học 12
Bài tập 4 trang 143 SBT Sinh học 12