YOMEDIA
NONE

Bài tập 42.3 trang 52 SBT Hóa học 9

Bài tập 42.3 trang 52 SBT Hóa học 9

A, B, C là ba hiđrocacbon khi đốt cháy đều thu được số mol khí CO2 bằng hai lần số mol hiđrocacbon đem đốt. Biết:

A không làm mất màu dung dịch brom.

Một mol B tác dụng được tối đa với 1 mol brom.

Một mol C tác dụng được tối đa với 2 mol brom.

Hãy xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của A, B, C.

ATNETWORK

Hướng dẫn giải chi tiết bài 42.3

Gọi công thức của ba hiđrocacbon đó là: CxHy, CaHb, CnHm.

Khi đốt ta có:

\({C_x}{H_y} + (x + \frac{y}{4}){O_2} \to xC{O_2} + \frac{y}{2}{H_2}O\)

\({C_n}{H_m} + (n + \frac{m}{4}){O_2} \to nC{O_2} + \frac{m}{2}{H_2}O\)

\({C_a}{H_b} + (a + \frac{b}{2}){O_2} \to aC{O_2} + \frac{b}{2}{H_2}O\)

Vì số mol COtạo ra bằng 2 lần số mol hiđrocacbon đem đốt. Vậy theo phương trình hoá học của phản ứng cháy

→ X = a = n = 2.

Mặt khác : A không làm mất màu nước brom → không có liên kết đôi hoặc ba. Vậy A là CH3 - CH3.

1 mol B chỉ tác dụng tối đa với 1 mol brom → có 1 liên kết đôi.

Vậy B là CH2 = CH2.

1 mol C tác dụng tối đa với 2 mol brom → có liên kết ba.

Vậy C là CH ≡CH.

-- Mod Hóa Học 9 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Bài tập 42.3 trang 52 SBT Hóa học 9 HAY thì click chia sẻ 
YOMEDIA
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON