Giải bài 5 tr 180 sách GK Hóa lớp 12
Có hỗn hợp gồm SO2, CO2 và H2. Hãy chứng minh trong hỗn hợp có mặt từng khí đó. Viết phương trình hóa học của các phản ứng?
Gợi ý trả lời bài 5
Nhận định & Phương pháp
Một số lưu ý:
- Chú ý với bài toán nhận biết có cả khí CO2 và SO2 vì hai chất khí này đều phản ứng với dung dịch Ca(OH)2 tạo kết tủa trắng.Nên không sử dụng dung dịch Ca(OH)2 để nhận biết hai khí này cùng lúc.
- Với các bài tập nhận biết chất khí thì không có bước trích dẫn mẫu thử vào ống nghiệm và đánh số thứ tự. Chất khí khi tiến hành thì sục trực tiếp vào thuốc thử.
Các bước tiến hành thí nghiệm như sau:
- Bước 1: Cho hỗn hợp đi qua nước Brom → Nhận biết được SO2
- Bước 2: Dẫn 2 khí còn lại qua dung dịch Ca(OH)2 → Nhận biết được CO2
- Bước 3: Qua ống đựng CuO đun nóng qua ống đựng CuO đun nóng → Nhận biết được Hidro.
Lời giải:
Cho hỗn hợp đi qua nước Brom, thấy nước brom bị nhạt màu chứng tỏ có khí SO2:
SO2 + Br2 +2H2O → H2SO4 + 2HBr (1)
Dẫn khí đi ra sau phản ứng (1) vào dung dịch Ca(OH)2 thấy tạo kết tủa trắng chứng tỏ có khí CO2:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O (2)
Dẫn khí đi ra sau phản ứng (1) qua ống đựng CuO đun nóng thấy tạo ra Cu màu đỏ chứng tỏ có khí H2:
CuO + H2 → Cu + H2O (3)
(Màu đen) (màu đỏ)
-- Mod Hóa Học 12 HỌC247
-
Ba dung dịch X, Y, Z, thỏa mãn: – X tác dụng với Y thì có tủa xuất hiện. – Y tác dụng với Z thì có tủa xuất hiện. – X tác dụng với Z thì có khí thoát ra. X, Y, Z lần lượt là gì?
bởi Bo bo 14/03/2022
A. Al2(SO4)3, BaCl2, Na2SO4.
B. FeCl2, Ba(OH)2, AgNO3.
C. NaHSO4,BaCl2, Na2CO3.
D. NaHCO3, NaHSO4, BaCl2.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho các thí nghiệm sau: (1) Cho khí CO2 dư vào dung dịch natri aluminat. (2) Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3. (3) Cho khí etilen vào dung dịch KMnO4. (4) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3. (5) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch (NH4)3PO4, đun nóng. (6) Cho khí SO2 vào dung dịch H2S. (7) Cho khí axetilen đi qua dung dịch AgNO3 trong NH3. Số trường hợp thu được kết tủa sau khi phản ứng kết thúc là?
bởi Trịnh Lan Trinh 13/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho các phát biểu sau: (1). Nitơ lỏng được dùng để bảo quản máu và các mẫu vật sinh học. (2). Phân amophot là hỗn hợp các muối (NH4)2HPO4 và KNO3. (3). Fomalin được dùng để ngâm xác động vật. (4). Axit flohiđric được dùng để khắc chữ lên thủy tinh. (5). Naphtalen được dùng làm chất chống gián. (6). Axit glutamic là thuốc hỗ trợ thần kinh. (7). Khí CO2 được dùng để dập tắt đám cháy magie hoặc nhôm. (8). Trong y khoa, ozon được dùng chữa sâu răng. Số phát biểu đúng là mấy?
bởi Thuy Kim 14/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho các phát biểu sau: (1) Phản ứng nhiệt phân hoàn toàn các muối Nitrat sản phẩm thu được luôn có chất rắn. (2) Có thể tồn tại dung dịch có các chất: Fe(NO3)2, H2SO4, NaCl. (3) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2 thấy kết tủa xuất hiện. (4) Có thể dùng axit H2SO4 đặc để làm khô khí amoniac. (5) Có thể thu khí Cl2 bằng phương pháp đẩy nước. Số phát biểu sai là mấy?
bởi minh dương 14/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Có 500 ml dung dịch X chứa Na+, NH4+, CO32- và SO42-. Lấy 100 ml dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thu được 2,24 lít khí. Lấy 100 ml dung dịch X cho tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thu được 43 gam kết tủa. Lấy 200 ml dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được 8,96 lít khí NH3. Các phản ứng hoàn toàn, các thể tích khí đều đo ở đktc. Tổng khối lượng muối có trong 300 ml dung dịch X?
bởi Nguyễn Thủy Tiên 14/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nung hỗn hợp SO2, O2 có số mol bằng nhau trong một bình kín có thể tích không đổi có các chất xúc tác thích hợp. Sau một thời gian, đưa bình về nhiệt độ ban đầu thấy áp suất trong bình giảm 10% so với áp suất ban đầu. Hiệu suất phản ứng xảy ra là?
bởi Lê Tường Vy 14/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Nhiệt phân 40,3 gam hỗn hợp X gồm KMnO4 và KClO3, sau một thời gian thu được khí O2 và 29,9 gam chất rắn Y gồm KMnO4, K2MnO4, MnO2 và KCl. Để hòa tan hoàn toàn Y cần vừa đủ dung dịch chứa 0,7 mol HCl. Phần trăm khối lượng KMnO4 bị nhiệt phân là?
bởi Ánh tuyết 14/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho các phản ứng sau: H2S + O2 dư → khí X + H2O NH3 + O2 \(\xrightarrow[]{Pt,\ 850^0C}\) khí Y + H2O NH4HCO3 + HClloãng → khí Z + … Các khí X, Y, Z lần lượt là?
bởi Bánh Mì 14/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho các chất sau: CO2, NO2, CO, CrO3, P2O5, Al2O3. Có bao nhiêu chất tác dụng được với dung dịch NaOH loãng ở nhiệt độ thường?
bởi Lê Minh 14/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4. (2) Sục khí Cl2 vào dung dịch H2S. (3) Sục hỗn hợp khí thu được khi nhiệt phân Cu(NO3)2 vào nước. (4) Cho Na2CO3 vào dung dịch AlCl3. (5) Cho HCl vào dung dịch Fe(NO3)2. (6) Cho Fe2O3 vào dung dịch HI. Số thí nghiệm có phản ứng oxi hóa khử xảy ra là?
bởi Tuấn Huy 14/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Ma túy dù ở dạng nào khi đưa vào cơ thể còn người đều có thể làm rối loạn chức năng sinh lí. Nhóm chất nào sau đây là ma túy (cần dùng)?
bởi thuy tien 14/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hơi thủy ngân rất độc, vì vậy khí vỡ nhiệt kế, chất bột được rắc lên thủy ngân và sau đó gom lại là?
bởi Duy Quang 13/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho các thí nghiệm sau: (a) Đốt H2S trong O2 dư. (b) Đun nóng dung dịch bão hòa NH4Cl và NaNO2. (c) Đốt P trong O2 dư. (d) Dẫn khí F2 vào NaOH loãng. (e) Cho NH3 tiếp xúc với CrO3. (g) Cho H2SO4 loãng vào Na2S2O3. Số thí nghiệm tạo ra chất khí là?
bởi Quynh Anh 14/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Các nguồn nhiên liệu hóa thạch đang ngày càng cạn kiệt nên con người đã nghiên cứu phát triển các nguồn năng lượng thay thế: Trong các nguồn năng lượng: (1) thủy điện; (2) gió; (3) Mặt Trời; (4) hóa thạch; (5) địa nhiệt đới (tạo nguồn điện từ nhiệt phát sinh trong lòng đất);(6) thủy triều, số nguồn năng lượng sạch là?
bởi Dell dell 14/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Có 4 lọ đựng 4 dung dịch mất nhãn là: AlCl3, NaNO3, K2SO4, NH4NO3. Chỉ được phép dùng một chất làm thuốc thử để phân biệt thì có thể chọn chất nào?
bởi Bo bo 13/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Cho Ba kim loại vào dung dịch Cu(NO3)2. (2) Sục khí Cl2 vào dung dịch KOH, đun nóng. (3) Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch AgNO3. (4) Sục khí axetilen vào dung dịch KMnO4. (5) Cho dung dịch Na2S2O3 vào dung dịch H2SO4 loãng. (6) Cho nhôm cacbua (Al4C3) vào nước. Số thí nghiệm tạo ra kết tủa sau phản ứng là?
bởi thủy tiên 14/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Xét các phát biểu: (1) SO2 và NO là những nguyên nhân chính gây hiện tượng mưa axit; (2) CFC và NO là những nguyên nhân chính phá hủy tầng ozon của trái đất; và (3) Ngoài CO2, freon, metan và đinitơ oxit cũng tham gia đáng kể vào hiệu ứng nhà kính. Số phát biểu đúng là?
bởi Phạm Phú Lộc Nữ 14/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Xét các phản ứng sau: (a) F2 + H2O (hơi) \(\overset{t^0}{\rightarrow}\) (b) Al + dung dịch NaOH \(\rightarrow\) (c) P2O5 + H2O \(\rightarrow\) (d) dung dịch AgNO3 + dung dịch Fe(NO3)2 \(\rightarrow\) (e) Ca(NO3)2 \(\overset{t^0}{\rightarrow}\) (f) NaHCO3 \(\overset{t^0}{\rightarrow}\) Số phản ứng sinh ra đơn chất là?
bởi Dell dell 13/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Cho dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3. (2) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S. (3) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch H3PO4. (4) Cho dung dịch AlCl3 vào dung dịch Na2CO3. (5) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HF. Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp thu được kết tủa là?
bởi con cai 14/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Chọn câu đúng trong số các câu sau: A. Nguyên nhân gây suy giảm tầng ozon là do mưa axit, các hợp chất CFC và khí CO2. B. Hiện tượng mưa axit gây ra là do các khí SO2, NOx, C2H4 và O3. C. Hiện tượng trái đất nóng lên do hiệu ứng nhà kính là do khí CO2 và NO2. D. Chất có thể gây nghiện cho con người là moocphin,seduxen, cafein.
bởi Trần Bảo Việt 14/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho các oxit: SO2, NO2, CrO3, CO2, CO, P2O5, NO, N2O5, SO3. Số oxit trong dãy tác dụng được với nước ở điều kiện thường là gì?
bởi Huong Duong 14/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Có 4 ống nghiệm cùng thể tích, mỗi ống đựng một trong bốn khí sau (không theo thứ tự): O2, H2S, SO2, và HCl. Lật úp từng ống nghiệm và nhúng vào các chậu nước thì kết quả thu được như các hình vẽ dưới đây: Vậy các bình a, b, c, và d lần lượt chứa các khí?
bởi Anh Trần 14/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Dung dịch chất X không là đổi màu quì tím; dung dịch chất Y làm quì tím hóa xanh. Trộn lẫn 2 dung dịch trên thu được kết tủa, X và Y tương ứng là?
bởi Lan Anh 14/03/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời
Bài tập SGK khác
Bài tập 3 trang 180 SGK Hóa học 12
Bài tập 4 trang 180 SGK Hóa học 12
Bài tập 1 trang 250 SGK Hóa 12 Nâng cao
Bài tập 2 trang 250 SGK Hóa 12 Nâng cao
Bài tập 3 trang 250 SGK Hóa 12 Nâng cao
Bài tập 42.1 trang 97 SBT Hóa học 12
Bài tập 42.2 trang 97 SBT Hóa học 12
Bài tập 42.3 trang 97 SBT Hóa học 12
Bài tập 42.4 trang 97 SBT Hóa học 12
Bài tập 42.5 trang 98 SBT Hóa học 12
Bài tập 42.6 trang 98 SBT Hóa học 12
Bài tập 42.7 trang 98 SBT Hóa học 12
Bài tập 42.8 trang 98 SBT Hóa học 12
Bài tập 42.9 trang 98 SBT Hóa học 12