Phần hướng dẫn giải bài tập Hình học 8 Bài 9 Hình chữ nhật sẽ giúp các em nắm được phương pháp và rèn luyện kĩ năng, giải bài tập từ SGK Hình học 8 Tập 1
-
Bài tập 58 trang 99 SGK Toán 8 Tập 1
Điền vào chỗ trống, biết rằng a, b là độ dài các cạnh, d là độ dài đường chéo của một hình chứ nhật.
-
Bài tập 59 trang 99 SGK Toán 8 Tập 1
Chứng minh rằng:
a) Giao điểm hai đường chéo cuẩ hình chữ nhật là tâm đối xứng củahình chữ nhật đó.b) Hai đường thẳng đi qua trung điểm hai cặp cạnh đối của hình chữ nhật là hai trục đối xứng của hình chữ nhật đó.
-
Bài tập 60 trang 99 SGK Toán 8 Tập 1
Tính độ dài đường trung tuyến ứng với cạnh huyền của một tam giác vuông có các cạnh góc vuông bằng 7cm và 24cm.
-
Bài tập 61 trang 99 SGK Toán 8 Tập 1
Cho tam giác ABC, đường cao AH. Gọi I là trung điểm của AC, E là điểm đối xứng với H qua I. Tứ giác AHCE là hình gì ? Vì sao ?
-
Bài tập 62 trang 99 SGK Toán 8 Tập 1
Các câu sau đúng hay sai ?
a) Nếu tam giác ABC vuông tại C thì điểm C thuộc đường tròn có đường kính là AB (h.88)
b) Nếu điểm C thuộc đường tròn có đường kính là AB (C khác A và B) thì tam giác ABC vuông tại C(h.89).
-
Bài tập 63 trang 100 SGK Toán 8 Tập 1
Tìm x trên hình 90.
-
Bài tập 64 trang 100 SGK Toán 8 Tập 1
Cho hình bình hành ABCD. Các tia phân giác cảu các góc A, B, C, D cắt nhau như trên hình 91. Chứng minh rằng EFGH là hình chữ nhật.
-
Bài tập 65 trang 100 SGK Toán 8 Tập 1
Tứ giác ABCD có hai đường chéo vuông góc với nhau. Gọi E, F, G, H theo thứ tự là trung điểm của các cạnh AB, BC, CD, DA. Tứ giác EFGH là hình gì ? Vì sao ?
-
Bài tập 66 trang 100 SGK Toán 8 Tập 1
Đố. Một đội công nhân đang trồng cây trên đoạn đường AB thì gặp chướng ngại vật che lấp tầm nhìn (h.92). Đội đã dựng các điểm C, D, E như trên hình vẽ rồi trồng cây tiếp trên đoạn thẳng EF vuông góc với DE. Vì sao AB và EF cùng nằm trên một đường thẳng ?
-
Bài tập 106 trang 93 SBT Toán 8 Tập 1
Tính đường chéo d của một hình chữ nhật, biết độ dài các cạnh a = 3cm, b = 5cm (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ nhất).
-
Bài tập 107 trang 93 SBT Toán 8 Tập 1
Chứng minh rằng trong hình chữ nhật:
a. Giao điểm của hai đường chéo là tâm đối xứng của hình.
b. Hai đường thẳng đi qua trung điểm của hai cạnh đối là hai trục đối xứng của hình.
-
Bài tập 108 trang 93 SBT Toán 8 Tập 1
Tính độ dài đường trung tuyến ứng với cạnh huyền của một tam giác vuông có các cạnh góc vuông bằng 5cm và 10cm (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ nhất)
-
Bài tập 109 trang 93 SBT Toán 8 Tập 1
Tính x trên hình 16 (đơn vị đo : cm)
-
Bài tập 110 trang 93 SBT Toán 8 Tập 1
Chứng minh rằng các tia phân giác các góc của một hình bình hành cắt nhau tao thành một hình chữ nhật.
-
Bài tập 111 trang 94 SBT Toán 8 Tập 1
Tứ giác ABCD có hai đường chéo vuông góc với nhau. Gọi E, F, G, H theo thứ tự là trung điểm các cạnh AB, BC, CD, DA . Tứ giác EFGH là hình gì ? Vì sao ?
-
Bài tập 112 trang 94 SBT Toán 8 Tập 1
Tìm các hình chữ nhật trên hình 17 (trong hình 17b, O là tâm của đường tròn)
-
Bài tập 113 trang 94 SBT Toán 8 Tập 1
Các câu sau đúng hay sai ?
a. Hình chữ nhật là tứ giác có tất cả các góc bằng nhau.
b. Tứ giác có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật.
c. Tứ giác có hai đường chéo bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm mỗi đường là hình chữ nhật.
-
Bài tập 114 trang 94 SBT Toán 8 Tập 1
Cho tam giác ABC vuông cân tại A, AC = 4cm, điểm M thuộc cạnh BC. Gọi D, E theo thứ tự là chân các đường vuông góc kẻ từ M đến AB, AC.
a. Tứ giác ADME là hình gì ? Tính chu vi của tứ giác đó.
b. Điểm M ở vị trí nào trên cạnh BC thì đoạn thẳng DE có độ dài nhỏ nhất ?
-
Bài tập 115 trang 94 SBT Toán 8 Tập 1
Cho tam giác ABC cân tại A, các đường trung tuyến BM, CN cắt nhau tại G. Gọi D là điểm đối xứng với G qua M, gọi E là điểm đối xứng với G qua N. Tứ giác BEDC là hình gì ? Vì sao ?
-
Bài tập 116 trang 94 SBT Toán 8 Tập 1
Cho hình chữ nhật ABCD. Gọi H là chân đường vuông góc kẻ từ A đến BD. Biết HD = 2cm, HB = 6cm. Tính các độ dài AD, AB (làm tròn đến hàng đơn vị).
-
Bài tập 117 trang 94 SBT Toán 8 Tập 1
Chứng minh rằng ba điểm C, B, D trên hình 18 thẳng hàng.
-
Bài tập 118 trang 94 SBT Toán 8 Tập 1
Tứ giác ABCD có AB ⊥ CD. Gọi E, F, G, H theo thứ tự là trung điểm của BC, BD, AD, AC. Chứng minh rằng EG = FH.
-
Bài tập 119 trang 94 SBT Toán 8 Tập 1
Cho tam giác ABC, đường cao AH. Gọi D, E, M theo thứ tự là trung điểm của AB, AC, BC. Chứng minh rằng tứ giác DEMH là hình thang cân.
-
Bài tập 120 trang 95 SBT Toán 8 Tập 1
Cho tam giác ABC vuông tại A, điểm D thuộc cạnh AC. Gọi E, F, G theo thứ tự là trung điểm của BD, BC, DC. Chứng minh rằng tứ giác AEFG là hình thang cân.
-
Bài tập 121 trang 95 SBT Toán 8 Tập 1
Cho tam giác nhọn ABC, các đường cao BD, CE. Gọi H, K theo thứ tự là chân các đường vuông góc kẻ từ B, C đến đường thẳng DE. Chứng minh rằng EH = DH
HD: Vẽ điểm I là trung điểm của DE, điểm M là trung điểm của BC.
-
Bài tập 122 trang 95 SBT Toán 8 Tập 1
Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Gọi D, E theo thứ tự là chân các đường vuông góc kẻ từ H đến AB, AC.
a. Chứng minh rằng AH = DE.
b. Gọi I là trung điểm của HB, K là trung điểm của HC. Chứng minh rằng DI // EK
-
Bài tập 123 trang 95 SBT Toán 8 Tập 1
Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH, đường trung tuyến AM.
a. Chứng minh rằng \(\widehat {HAB} = \widehat {MAC}\)
b. Gọi D, E theo thứ tự là chân các đường vuông góc kẻ từ H đến AB, AC. Chứng minh rằng AM vuông góc với DE.
-
Bài tập 9.1 trang 95 SBT Toán 8 Tập 1
Một hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau 4cm và 6cm. Độ dài đường chéo của hình chữ nhật đó bằng bao nhiêu xentimét ?
A. 8cm
B. \(\sqrt {52} \)cm
C. 9cm
D. \(\sqrt {42} \)cm
Hãy chọn phương án đúng.
-
Bài tập 9.2 trang 95 SBT Toán 8 Tập 1
Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Gọi I, K theo thứ tự là trung điểm của AB, AC. Tính số đo góc IHK.
-
Bài tập 9.3 trang 95 SBT Toán 8 Tập 1
Cho hình thang cân ABCD, đường cao AH. Gọi E, F theo thứ tự là trung điểm của các cạnh bên AD, BC. Chứng minh rằng EFCH là hình bình hành.