-
Bài tập 1 trang 177 SGK Sinh học 9
Tài nguyên tái sinh và không tái sinh khác nhau như thế nào?
-
Bài tập 2 trang 177 SGK Sinh học 9
Vì sao phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên?
-
Bài tập 3 trang 177 SGK Sinh học 9
Nguồn năng lượng như thế nào được gọi là nguồn năng lượng sạch?
-
Bài tập 4 trang 177 SGK Sinh học 9
Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên rừng có ảnh hưởng như thế nào tới các nguồn tài nguyên khác như tài nguyên đất và nước?
-
Bài tập 1 trang 125 SBT Sinh học 9
Tài nguyên thiên nhiên là gì? Có các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu nào?
-
Bài tập 2 trang 125 SBT Sinh học 9
Hiện tại, dạng năng lượng nào đang được nghiên cứu và thay thế dần các nguồn năng lượng khác đang bị cạn kiệt dần. Tại sao?
-
Bài tập 3 trang 126 SBT Sinh học 9
Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên là như thế nào?
-
Bài tập 3 trang 130 SBT Sinh học 9
Nguồn năng lượng nào được gọi là nguồn năng lượng sạch? Vì sao?
-
Bài tập 4 trang 130 SBT Sinh học 9
Nguồn tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận. Chúng ta khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên như thế nào để phát triển bền vững?
-
Bài tập 6 trang 130 SBT Sinh học 9
Hiệu quả của biện pháp trồng cây, gây rừng đối với những vùng đất trống, đồi núi trọc là gì?
-
Bài tập 1 trang 131 SBT Sinh học 9
Có các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu nào?
A. Tài nguyên tái sinh.
B. Tài nguyên không tái sinh.
C. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.
D. Cả A, B và C.
-
Bài tập 2 trang 131 SBT Sinh học 9
Tài nguyên đất, nước và tài nguyên sinh vật thuộc dạng tài nguyên nào?
A. Tài nguyên tái sinh.
B. Tài nguyên không tái sinh.
C. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.
D. Không thuộc loại nào nêu trên.
-
Bài tập 3 trang 131 SBT Sinh học 9
Khí đốt thiên nhiên, than đá, dầu mỏ thuộc dạng tài nguyên nào?
A. Tài nguyên tái sinh.
B. Tài nguyên không tái sinh.
C. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.
D. Cả A, B và C.
-
Bài tập 4 trang 131 SBT Sinh học 9
Năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thuỷ triều thuộc dạng tài nguyên nào?
A. Tài nguyên tái sinh.
B. Tài nguyên không tái sinh.
C. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.
D. Cả A và B.
-
Bài tập 5 trang 131 SBT Sinh học 9
Để bảo vệ đất, cần
A. chống xói mòn đất, chống khô hạn và sa mạc hoá, chống ngập úng và ngập mặn...
B. sử dụng đất đúng mục đích, hạn chế ô nhiễm môi trường đất và nâng cao độ màu mỡ của đất trồng trọt.
C. bảo vệ và khai thác rừng hợp lí, phủ xanh đất trống, đồi trọc... là những việc làm có tác dụng to lớn trong việc bảo vệ đất.
D. cả A, B và C.
-
Bài tập 6 trang 132 SBT Sinh học 9
Để bảo vệ tài nguỵên nước, cần làm gì?
A. Không làm ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước, sử dụng nước đúng mục đích và tiết kiệm.
B. Xử lí nước thải, rác thải công nghiệp và sinh hoạt hợp lí.
C. Bảo vệ rừng đầu nguồn, bảo vệ các nguồn nước, trồng cây, gây rừng.
D. Cả A, B và C.
-
Bài tập 7 trang 132 SBT Sinh học 9
Ý nào sau đây nói về tài nguyên không tái sinh?
A. Dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt như dầù mỏ, than đá, khí đốt tự nhiên...
B. Dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển phục hồi.
C. Dạng tài nguyên được coi là vô hạn như năng lượng mặt trời, năng lượng gió.
D. Năng lượng vĩnh cửu đang được nghiên cứu và ứng dụng ngày càng nhiều để thay thế các nguồn năng lượng đang bị cạn kiệt dần và gây ô nhiễm môi trường.
-
Bài tập 8 trang 132 SBT Sinh học 9
Khi có thực vật bao phủ, đất sẽ
A. không bị khô hạn.
B. không bị xói mòn.
C. tăng độ màu mỡ.
D. cả A, B và C.
-
Bài tập 9 trang 132 SBT Sinh học 9
Trồng cây, gây rừng có tác dụng gì trong việc bảo vệ tài nguyên nước?
A. Tăng lượng nước bốc hơi, tạo điều kiện thuận lợi cho tuần hoàn nước trên Trái Đất.
B. Duy trì và giữ lượng nước ngầm.
C. Hạn chế dòng chảy khi mưa to.
D. Cả A, B và C.
-
Bài tập 10 trang 132 SBT Sinh học 9
Tài nguyên thiên nhiên là
A. nguồn sống của con người.
B. vật chất đang tồn tại trong tự nhiên.
C. nguồn vật chất có sẵn và vô hạn trong tự nhiên.
D. nguồn vật chất sơ khai được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng được trong cuộc sống.
-
Bài tập 11 trang 133 SBT Sinh học 9
Rừng thuộc dạng tài nguyên nào?
A. Tài nguyên tái sinh.
B. Tài nguyên không tái sinh.
C. Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.
D. Không thuộc loại nào nêu trên.
-
Bài tập 12 trang 133 SBT Sinh học 9
Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên là
A. chỉ sử dụng tài ngụyên tái sinh.
B. chỉ sử dụng tài nguyên không tái sinh.
C. chỉ sử dụng năng lượng sạch.
D. sử dụng tiết kiệm và hợp lí để đáp ứng nhu cầu xã hội hiện tại, đồng thời duy trì lâu dài nguồn tài nguyên cho các thế hệ mai sau.
-
Bài tập 13 trang 133 SBT Sinh học 9
Câu nào không có liên quan khi nói về tài nguyên sinh vật?
A. Tài nguyên sinh vật là tài nguyên tái sinh.
B. Săn bắt động vật hoang dã là vi phạm Luật Bảo vệ môi trường.
C. Phủ xanh đất trống, đồi núi trọc là góp phần tăng thêm nơi sống của nhiều loài động vật.
D. Đồng, chì, nhôm, sắt và nhiều loại khoáng sản khác là tài nguyên thiên nhiên mà con người đã khai thác từ lâu.
-
Bài tập 14 trang 133 SBT Sinh học 9
Nhận xét câu sau: Sự sống của con người và mọi sinh vật trên Trái Đất đều phụ thuộc vào nước.
A. Đúng.
B. Sai.
C. Không có ý kiến gì.
D. Đúng một phần.
-
Bài tập 15 trang 133 SBT Sinh học 9
Nguyên nhân nào là chủ yếu gây nên hạn hán và lũ lụt?
A. Sử dụng quá nhiều nước.
B. Trồng cây, gây rừng.
C. Làm thuỷ điện.
D. Phá rừng.
-
Bài tập 19 trang 134 SBT Sinh học 9
Bảo vệ rừng đồng nghĩa với việc bảo vệ
A. tài nguyên đất.
B. tài nguyên nước.
C. tài nguyên sinh vật.
D. cả A, B và C.
-
Bài tập 20 trang 134 SBT Sinh học 9
Việc khai thác, vận chuyển và sử dụng không hợp lí các khoáng sản sẽ
A. làm mất đất, mất rừng.
B. gây ô nhiễm môi trườngođất, nước và không khí.
C. làm mất cân bằng sinh thái.
D. cả A, B và C.
-
Bài tập 21 trang 134 SBT Sinh học 9
Những tài nguyên nào sau đây có nguồn gốc từ thực vật?
A. Đồng, chì, sắt, kẽm.
B. Dầu mỏ, than đá, khí đốt tự nhiên.
C. Cát, sỏi, đá.
D. Năng lượng vĩnh cửu.
-
Bài tập 24 trang 135 SBT Sinh học 9
Tài nguyên nào sau đây được bảo vệ sẽ có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ đất, nước và các tài nguyên sinh vật khác?
A. Động vật. B. Rừng.
C. Khoáng sản D. Không phải A và B.
-
Bài tập 25 trang 135 SBT Sinh học 9
Khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên là như thế nào?
A. Đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện tại.
B. Duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho các thế hệ mai sau.
C. Không gây ô nhiễm môi trường, duy trì đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái.
D. Cả A, B và C.
-
Bài tập 43 trang 138 SBT Sinh học 9
Điền từ, cụm từ phù hợp vào chỗ trống (...) trong các câu sau.
- Tài nguyên không tái sinh là dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị ............(1) .......... (than đá, dầu mỏ, khí đốt tự nhiên...).
- Tài nguyên tái sinh là dạng tài nguyên khi sử dụng ............(2)............sẽ có điều kiện phát triển phục hối (đất, nước, sinh vật).
-
Bài tập 44 trang 138 SBT Sinh học 9
Điền từ, cụm từ phù hợp vào chỗ trống (...) trong các câu sau.
- Bảo vệ các khu rừng hiện có, kết hợp với trồng cây, gây rừng là biện pháp rất quan trọng nhằm.......... (1)..... và..............(2)........ môi trường đang bị suy thoái.
- Ứng dụng công nghệ sinh học để bảo tồn các nguồn gen quý hiếm và lai tạo các giống sinh vật có năng suất cao, phẩm chất tốt là việc làm cần thiết và có hiệu quả để ..........(3)......... thiên nhiên.