YOMEDIA
NONE

Soạn bài Viếng lăng bác của Viễn Phương - Ngữ văn 9

Qua bài Viếng Lăng Bác giúp các em hiểu được lòng thành kính, niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ cũng như là của người con miền Nam đối với Bác. Qua bài soạn giúp các em làm tốt các câu hỏi trong sách giáo khoa.

 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

  • Niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, niềm tự hào, đau xót của nhà thơ từ miền Nam vừa được giải phóng ra thăm lăng Bác.

1.2. Nghệ thuật

  • Giọng thơ phù hợp với tình cảm, cảm xúc, giọng điệu vừa nghiêm trang, vừa sâu lắng, vừa đau xót thiết tha, xen lẫn niềm tự hào thể hiện đúng tâm trạng xúc động khi vào lăng viếng Bác.
  • Giọng điệu ấy tạo nên bởi nhiều yếu tố: Thể thơ, nhịp thơ, từ ngữ, hình ảnh.
  • Thể thơ 8 chữ, gieo vần linh hoạt, nhịp chậm, thể hiện sự nghiêm trang, thành kính.
  • Khổ cuối nhịp nhanh hơn nhờ các điệp ngữ thể hiện mong muốn thiết tha của nhà thơ.
  • Hình ảnh sáng tạo, vừa thực, vừa ảo, mang ý nghĩa ẩn dụ biểu tượng.

2. Soạn bài Viếng lăng bác

Câu 1: Đọc nhiều lần bài thơ, tìm hiểu cảm xúc bao trùm của tác giả và trình tự biểu hiện trong bài thơ?

  • Cảm xúc bao trùm trong bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào xen lẫn nỗi xót đau khi tác giả vào lăng viếng Bác. Giọng điệu trong bài thơ là giọng thành kính, trang nghiêm trong những suy tư trầm lắng.
  • Cảm xúc đó được thể hiện theo trình tự cuộc vào lăng viếng Bác.
    • Mở đầu là cảm xúc về cảnh bên ngoài lăng.
    • Tiếp đó là cảm xúc trước hình ảnh dòng người bất tận ngày ngày vào lăng viếng Bác.
    • Nỗi xúc động thiêng liêng khi vào lăng được gợi lên từ những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng: mặt trời, vầng trăng, trời xanh.
    • Trong khổ thơ cuối, tác giả thể hiện niềm mong ước thiết tha muốn tấm lòng mình mãi mãi ở lại bên lăng Bác.

Câu 2: Phân tích hình ảnh hàng tre bên lăng Bác được miêu tả ở khổ thơ đầu. Tác giả đã làm nổi bật những nét nào ở cây tre và điều đó mang ý nghĩa ẩn dụ như thế nào? Câu thơ cuối bài trở lại hình ảnh cây tre đã bổ sung thêm phương diện ý nghĩa gì nữa của hình ảnh cây tre Việt Nam?

  • Hình ảnh đầu tiên quanh lăng Bác là hàng tre, biểu tượng của dân tộc. Vì nó là sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc ’’Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng’’.
  • Hình tượng hàng tre bên lăng Bác sẽ được lặp lại tạo cho bài thơ có kết cấu đầu cuối tương ứng, làm đậm nét hình ảnh gây ấn tượng sâu sắc và dòng cảm xúc được trọn vẹn.

Câu 3: Tình cảm của nhà thơ và của mọi người đối với Bác đã được thể hiện như thế nào trong khổ thơ 2,3,4? Chú ý phân tích những hình ảnh ẩn dụ đặc sắc trong các khổ thơ này?

  • Khổ thơ thứ hai, hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi được tạo nên từ cặp câu sau "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng, Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ". 
  • Câu trên là hình ảnh thực, câu dưới là hình ảnh ẩn dụ vừa nói lên sự vĩ đại của Bác Hồ (như mặt trời) vừa thể hiện được sự tôn kính của nhân dân, của nhà thơ đối với Bác. 
  • Hai câu tiếp theo "Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ, Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân".
  • Câu thơ đầu là một hình ảnh thực, câu thơ sau là một ẩn dụ đẹp và đầy sáng tạo của nhà thơ, thể hiện lòng thành kính của nhân dân đối với Bác.
  • Khổ thứ ba, dòng người lặng lẽ bên Bác với nỗi nhớ thương, xót xa vô hạn. Không gian tĩnh lặng, thời gian như ngưng đọng. 
  • Hai câu thơ gợi tả rất đạt "Bác nằm trong giấc ngủ bình yên, Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền". 
  • Câu thơ diễn tả chính xác và tinh tế sự yên tĩnh, trang nghiêm và ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo ở không gian trong lăng Bác. Hình ảnh vầng trăng dịu hiền gợi liên tưởng đến tâm hồn cao đẹp, sáng trong của Bác và những vần thơ tràn đầy ánh trăng của Người. Bác không chỉ là một người chiến sĩ cách mạng kiên cường, một ngọn đuốc soi sáng dẫn đường cho toàn dân tộc mà Bác còn là con người có tấm lòng nhân ái bao la.
  • Khổ thơ thứ tư là tâm trạng lưu luyến của nhà thơ muốn được ở mãi bên lăng Bác. Đây cũng là ước nguyện chân thành của nhà thơ. Tác giả chỉ có thể biểu hiện tấm lòng mình bằng cách muốn hoá thân, hoà nhập vào những cảnh vật ở bên lăng Bác muốn làm con chim cất tiếng hót, muốn làm bông hoa toả hương, và hơn hết, muốn làm "cây tre trung hiếu" nhập vào cùng hàng tre bát ngát bên lăng Bác. Bài thơ đã thể hiện được những niềm xúc động chân thành của tác giả khi viếng lăng Bác. Đó là những tình cảm thành kính, sâu sắc với Bác Hồ kính yêu.

Câu 4: Nhận xét về sự thống nhất giữa nội dung tình cảm, cảm xúc và các yếu tố nghệ thuật (thể thơ, nhịp điệu, ngôn ngữ, hình ảnh) của bài thơ?

  • Bài thơ có giọng điệu vừa trang nghiêm, vừa tha thiết, đau xót, tự hào, thể hiện tâm trạng xúc động khi vào lăng viếng Bác. Giọng điệu ấy được tạo nên bởi nhiều yếu tố: thể thơ, nhịp điệu của các câu thơ, từ ngữ và hình ảnh. 
  • Thể thơ và nhịp điệu: thể thơ 8 chữ, nhưng có những dòng thơ 7 hoặc 9 chữ. Cách gieo vần trong từng khổ cũng không cố định, có khi liền, có khi cách. Nhịp của các khổ thơ là nhịp chậm, diễn tả sự trang nghiêm, thành kính, lắng đọng trong tâm trạng nhà thơ. Riêng khổ cuối nhịp thơ nhanh hơn, với điệp từ muốn làm được lặp ba lần, thể hiện mong ước tha thiết và nỗi lưu luyến của tác giả.
  • Hình ảnh thơ trong bài có nhiều sáng tạo, kết hơp cả hình ảnh thực, hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng. Đặc sắc nhất là những hình ảnh ẩn dụ - biểu tượng (mặt trời trong lăng, tràng hoa, trời xanh, vầng trăng) vừa quen thuộc, gần gũi với hình ảnh thực, lại vừa sâu sắc, có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm.

 

Để hiểu bài học hơn các em tham khảo thêm phần bài giảng Viếng lăng Bác của Viễn Phương.

3. Một số bài văn mẫu về bài Viếng lăng Bác

Viễn Phương là một nhà thơ tiêu biểu của miền Nam. Tháng 4/1976 sau một năm giải phóng đất nước. Khi lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa khánh thành, nhà thơ cùng đoàn đại biểu miền Nam ra thăm Hà Nội vào lăng viếng Bác. Bài thơ Viếng lăng Bác được Viễn Phương viết với tất cả tấm lòng thành kính biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót đau của một người con từ miền Nam ra viếng Bác lần đầu. Để nắm được nội dung bài học cũng như dễ dàng viết bài văn về tác phẩm đạt kết quả cao, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

4. Hỏi đáp về bài Viếng lăng Bác

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

ZUNIA9
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF