Ôn tập Hóa học 9 Chương 3 Phi Kim. Sơ Lược Về Bảng Tuần Hoàn Các Nguyên Tố Hóa Học
Nhằm hỗ trợ các em học sinh lớp 9 trong việc ôn tập kiến thức từng chương, từng bài HOC247 đã biên soạn và tổng hợp tài liệu Ôn tập Hóa 9 Chương 3 với nội dung đầy đủ, chi tiết, trình bày logic, khoa học bám sát chương trình SGK hiện hành. Tài liệu bao gồm các bài học chương 3, giải bài tập SGK, kèm theo các bài tập trắc nghiệm có đầy đủ đáp án, lời giải chi tiết nhằm giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, HỌC247 còn biên soạn và tổng hợp một số đề thi, kiểm tra 1 tiết, tài liệu ôn tập dành tặng cho các em. Chúc các em ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Đề cương ôn tập Hóa học 9 Chương 3
A. Tóm tắt lý thuyết
1. Tính chất hóa học của phi kim
Hình 1: Tính chất hóa học của phi kim
2. Tính chất hóa học của phi kim (cụ thể)
2.1. Tính chất hóa học của Clo
Hình 2: Tính chất hóa học của Clo
2.2. Tính chất hóa học của Cacbon và hợp chất của Cacbon
Hình 3: Tính chất hóa học của Cacbon và hợp chất của Cacbon
3. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
3.1. Cấu tạo bảng tuần hoàn
- Ô nguyên tố cho biết:
- Số hiệu nguyên tử = số đơn vị điện tích hạt nhân = số e = vị trí
- Ký hiệu hóa học
- Tên nguyên tố
- Nguyên tử khối
- Chu kì: Có 7 chu kì gồm chu kì nhỏ (1, 2, 3) và chu kì lớn (4, 5, 6, 7)
- Nhóm: Có 8 nhóm
3.2. Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
- Trong một chu kỳ đi từ trái sang phải tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, tính phi kim của các nguyên tố tăng dần.
-
Trong một nhóm đi từ trên xuống tính kim loại của các nguyên tố tăng dần, tính phi kim của các nguyên tố giảm dần.
3.3. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn
- Biết vị trí của nguyên tố → cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố.
-
Biết cấu tạo nguyên tử → vị trí và tính chất của nguyên tố.
Hình 4: Ý nghĩa của Bảng tuần hoàn
B. Bài tập minh họa
Bài 1:
Viết các phương trình hoá học để hoàn thành dãy chuyển hoá hoá học sau:
C → CO → CO2 → K2CO3 → KHCO3
Hướng dẫn:
CO2 + C → 2CO
2CO + O2 → 2CO2
CO2 + 2KOH → K2CO3 + H2O
K2CO3 + CO2 + H2O → 2KHCO3
Bài 2:
Có 4 khí đựng trong 4 lọ riêng biệt là : Cl2, HCl, CO2 và O2. Hãy nêu phương pháp hóa học nhận biết từng khí đựng trong mỗi lọ. Viết phương trình hoá học minh hoạ.
Hướng dẫn:
- Dùng quì tím ẩm:
+ Cl2 làm quì tím ẩm chuyển sang màu đỏ sau đó bị mất màu.
+ HCl làm quì tím ẩm chuyển sang màu đỏ.
+ CO2 làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu đỏ sau đó chuyển sang màu tím.
+ Còn lại là O2
Bài 3:
Nung 40g CuO với C dư. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra được dẫn vào bình đựng 100ml dung dịch NaOH nồng độ a M, sau phản ứng thu được dung dịch A. Dung dịch A có khả năng tác dụng tối đa 100ml dung dịch KOH 1M.
a)Viết phương trình hóa học xảy ra
b) Giá trị của a là bao nhiêu?
c) Xác định thành phần % các muối thu được sau phản ứng
Hướng dẫn:
a) 2CuO + C → 2Cu + CO2 (1)
nCuO = 40/80 = 0,5 mol
Theo pthh (1) ta có nCO2 = ½.nCuO = ½.0,5 = 0,25 mol
Do dung dịch có khả năng tác dụng được với dung dịch KOH nên trong dung dịch A chắc chắn phải có NaHCO3
2NaHCO3 + 2KOH → Na2CO3 + K2CO3 + 2H2O (2)
CO2 +NaOH → NaHCO3 (3)
Nếu chỉ tạo thành NaHCO3 theo pthh (2) và (3) ta có:
nCO2 = nNaHCO3 = nKOH = 0,1
0,25 →Trong dung dịch A còn có Na2CO3
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O (4)
b) Theo pt (3): nCO2(3) = nNaHCO3 = 0,1 mol
→ nCO2(4) = 0,25 – 0,1 = 0,15 mol
Theo pt (3) và (4): nNaOH = 0,1 + 2.0,15 = 0,4 mol
→ a = 0,4/0,1 = 4M
c) Sau phản ứng dung dịch thu được gồm: Na2CO3, K2CO3
nNa2CO3(2) = ½.nKOH = ½.0,1 = 0,05 mol
nNa2CO3(4) = nCO2(4) = 0,15 mol
→ Số mol Na2CO3 sau pư: 0,05 + 0,15 = 0,2 mol
mNa2CO3 = 0,2.106 = 21,2g
nK2CO3 = ½.nNaHCO3 = ½.0,1 = 0,05 mol
mK2CO3 = 0,05.138 = 6,9g
% mNa2CO3 = .100% = 75,44%
% mK2CO3 = 100% - 75,44% = 24,56%
Trắc nghiệm Hóa học 9 Chương 3
- Trắc nghiệm Hóa 9 Bài 25 Tính chất của phi kim
- Trắc nghiệm Hóa 9 Bài 26 Clo
- Trắc nghiệm Hóa 9 Bài 27 Cacbon
- Trắc nghiệm Hóa 9 Bài 28 Các oxit của cacbon
- Trắc nghiệm Hóa 9 Bài 29 Axit cacbonic và muối cacbonat
- Trắc nghiệm Hóa 9 Bài 30 Silic và Công nghiệp silicat
- Trắc nghiệm Hóa 9 Bài 31 Bảng tuần hoàn
- Trắc nghiệm Hóa 9 Bài 32 Luyện tập
Đề kiểm tra Hóa học 9 Chương 3
Trắc nghiệm online Hóa học 9 Chương 3 (Thi Online)
Phần này các em được làm trắc nghiệm online với các câu hỏi để kiểm tra năng lực và sau đó đối chiếu kết quả từng câu hỏi.
Đề kiểm tra Hóa học 9 Chương 3 (Tải File)
Phần này các em có thể xem online hoặc tải file đề thi về tham khảo gồm đầy đủ câu hỏi và đáp án làm bài.
- 95 Bài tập trắc nghiệm ôn tập Chương 3 môn Hóa học 9
- Ôn tập Phi kim, sơ lược bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học
- Các dạng bài tập ôn tập chương 3 môn Hóa học 9 (6 dạng cơ bản)
- 181 Câu trắc nghiệm chương phi kim - Trường THCS Phú Lâm
- 167 Bài tập trắc nghiệm Chương 3 Phi Kim, Sơ lược về bảng tuần hoàn
Lý thuyết từng bài chương 3 và hướng dẫn giải bài tập SGK
Lý thuyết Hóa học 9 Chương 3
- Lý thuyết Hóa 9 Bài 25 Tính chất của phi kim
- Lý thuyết Hóa 9 Bài 26 Clo
- Lý thuyết Hóa 9 Bài 27 Cacbon
- Lý thuyết Hóa 9 Bài 28 Các oxit của cacbon
- Lý thuyết Hóa 9 Bài 29 Axit cacbonic và muối cacbonat
- Lý thuyết Hóa 9 Bài 30 Silic và Công nghiệp silicat
- Lý thuyết Hóa 9 Bài 31 Bảng tuần hoàn
- Lý thuyết Hóa 9 Bài 32 Luyện tập
Giải bài tập SGK Hóa học 9 Chương 3
- Giải bài tập Hóa 9 Bài 25 Tính chất của phi kim
- Giải bài tập Hóa 9 Bài 26 Clo
- Giải bài tập Hóa 9 Bài 27 Cacbon
- Giải bài tập Hóa 9 Bài 28 Các oxit của Cacbon
- Giải bài tập Hóa 9 Bài 29 Axit Cacbonic, muối cacbonat
- Giải bài tập Hóa 9 Bài 30 Silic và công nhiệp Silicat
- Giải bài tập Hóa 9 Bài 31 Bảng tuần hoàn
- Giải bài tập Hóa 9 Bài 32 Luyện tập
Trên đây là nội dung đề cương ôn tập Hóa 9 Chương 3. Hy vọng với tài liệu này, các em sẽ giúp các em ôn tập và hệ thống lại kiến thức thật tốt. Để thi online và tải file đề thi về máy các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net và ấn chọn chức năng "Thi Online" hoặc "Tải về". Ngoài ra, các em còn có thể chia sẻ lên Facebook để giới thiệu bạn bè cùng vào học, tích lũy thêm điểm HP và có cơ hội nhận thêm nhiều phần quà có giá trị từ HỌC247 !