Ôn tập Sinh học 9 Chương 6 Ứng dụng di truyền
Hãy để Hoc247 giúp các em tóm tắt các kiến thức trọng tâm của Ứng dụng di truyền thông qua bộ tài liệu Ôn tập Sinh học 9 Chương 6. Không chỉ thế, các em có thể xem lại lý thuyết và các bài tập SGK ngay trên bộ đề một cách thuận tiện. Bộ đề còn có các câu hỏi ôn tập chương giúp các em củng cố lại kiến thức bài học. Nội dung chi tiết các em xem tại đây.
Đề cương ôn tập Sinh học 9 Chương 6
A. Tóm tắt lý thuyết
Chọn giống là phạm vi ứng dụng gần gũi nhất của di truyền học. Nội dung của chương trình bày ứng dụng di truyền học trong chọn giống ở từng cấp độ: cấp độ phân tử (công nghệ gen); cấp độ tế bào (công nghệ tế bào); cấp độ cơ thể (các phương pháp lai, các phương pháp chọn lọc). Đây là những nội dung hiện đại mang tính trừu tượng rất cao nên sách giáo khoa chỉ giới thiệu khái niệm và chỉ trình bày những nguyên tắc chính mà không trình bày các kĩ thuật chi tiết của từng phương pháp. Vì vậy giáo viên không nên đưa thêm nhiều kiến thức mà chỉ cần khai thác triệt để kênh hình trong sách giáo khoa là đủ. Điều quan trọng là phải giải thích rõ một số thuật ngữ mà học sinh hay bị lầm lẫn.
- Tự thụ phấn (tự phối) là trường hợp giao tử đực và giao tử cái tham gia thụ tinh ở cùng một cơ thể lưỡng tính. Giao phối gần (giao phối cận huyết) là sự giao phối giữa những cơ thể cùng chung bố mẹ, hoặc giữa bố mẹ với con cái của chúng. Giáo viên cần giải thích thế nào là tự thụ phấn bắt buộc đối với cây giao phấn, cho biết cây ngô thích nghi cao độ với lối giao phấn nhờ gió. Để giải thích hiện tượng thoái hóa giống, hướng dẫn học sinh phân tích hình 34.3 trong sách giáo khoa, trả lời vì sao trong quần thể tự phối tỉ lệ thể dị hợp giảm dần, tỉ lệ thể đồng hợp tăng dần, vì sao tỉ lệ thể đồng hợp tăng lại gây nên hiện tượng thoái hóa giống? Ở đây cần liên hệ tới luật hôn nhân cấm kết hôn gần, nên cho học sinh biết ở người có từ 20% - 30% số con của các cặp hôn phối thân thuộc bị chết non hoặc mang các dị tật di truyền bẩm sinh.
- Lai khác dòng: tạo ra những dòng thuần bằng cách tự thụ phấn bắt buộc hoặc giao phối gần qua nhiều thế hệ rồi cho giao phối giữa các cá thể thuộc hai dòng thuần khác nhau.
- Lai khác thứ: tổ hợp vồn gen của hai thứ hoặc của nhiều thứ khác nhau.
- Lai kinh tế: nhằm mục đích sử dụng ưu thế lai của con lai F1. Người ta cho phối cặp bố mẹ thuộc hai giống thuần chủng rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm, không dùng nó để nhân giống.
- Kĩ thuật di truyền: Kĩ thuật thao tác trên vật liệu di truyền (ADN, gen) dựa vào những hiểu biết về cấu trúc hoá học của các axit nuclêic và di truyền vi sinh vật.
- Kĩ thuật cấy gen:
+ Tách ADN, NST của tế bào cho và tách plasmit ra khỏi tế bào (trong trường hợp dùng plasmit làm thể truyền).
+ Cắt ADN của tế bào cho và ADN plasmid bằng cùng một loại ezim cắt giới hạn.
+ Nối đoạn ADN của tế bào cho với ADN plasmit ở những điểm xác định tạo nên ADN tái tổ hợp. Việc nối các đoạn ADN được thực hiện bởi ezim nối (ligaza).
+ Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận, tạo điều kiện cho gen đã ghép được hoạt động.
Tế bào được dùng phổ biến là vi khuẩn E.coli, cứ sau 30 phút lại tự nhân đôi qua đó plasmit trong nó được nhân lên rất nhanh và sản xuất một lượng lớn các chất tương ứng với gen đã ghép vào plasmit.
Bằng kĩ thuật cấy gen người ta đã tạo ra những chủng vi khuẩn có khả năng sản xuất trên quy mô công nghiệp nhiều loại sản phẩm sinh học như axit amin, prôtêin, vitamin, hoomôn, enzim, kháng sinh.
Nổi bật là thành tựu dùng plasmit để chuyển gen mã hoá hoocmôn insulin của người vào vi khuẩn, nhờ đó giá thành insulin để chữa bệnh đái tháo đường rẻ hơn hàng vạn lần so với trước đây.
Người ta cũng đã chuyển gen kháng thuốc diệt cỏ từ loài thuốc lá cảnh vào cây bông và cây đậu tương.
- Phương pháp tạo các đột biến thực nghiệm:
a) Dùng các tác nhân vật lí
- Chiếu các phóng xạ với cường độ liều lượng thích hợp trên hạt khô, hạt nẩy mầm hoặc đỉnh sinh trưởng của thân, cành hoặc hạt phấn, bầu nhuỵ để gây đột biến gen hay đột biến NST.
- Chiếu tia tử ngoại lên các tế bào vi sinh vật hoặc bào tử, hạt phấn của thực vật.
- Tăng, giảm nhiệt độ môi trường đột ngột (sốc nhiệt) gây chấn thương bộ máy di truyền.
b) Dùng các tác nhân hoá học:
- Ngâm hạt khô hoặc hạt đang nẩy mầm trong dung dịch hoá chất (5BU, EMS...) có nồng độ thích hợp, hoặc tiêm dung dịch hoá chất vào bầu nhuỵ, hoặc quấn bông tẩm dung dịch hoá chất vào đỉnh sinh trưởng thân hay chồi để tạo đột biến gen hay đột biến NST.
Gây đột biến đa bội bằng Cônsixin theo các phương pháp tương tự như trên.
- Hướng sử dụng đột biến thực nghiệm trong chọn giống vi sinh vật và thực vật.
a) Trong chọn giống vi sinh vật, phương pháp gây đột biến và chọn lọc đóng vai trò chủ yếu.
Đã tạo được những chủng Penicilium có hoạt tính Penixilin rất cao, những thể đột biến sinh trưởng mạnh để sản xuất sinh khối, những chủng vi sinh vật không gây bệnh đóng vai trò một kháng nguyên gây miễn dịch ổn định.
b) Trong chọn giống cây trồng, những thể đột biến có lợi được chọn lọc và nhân thành giống mới hoặc dùng làm dạng bố mẹ để lai tạo giống (ví dụ MT1, giống ngô DT6). Đối với những giống cây thu hoạch chủ yếu về cơ quan sinh dưỡng, người ta chú trọng dùng thể đa bội (ví dụ giống dâu tằm tam bội), dương liễu 3n, dưa hấu 3n, rau muống 4n).
B. Một số câu hỏi ôn tập chương 6
Câu1. Phân biệt các khái niệm: công nghệ tế bào, công nghệ gen, công nghệ sinh học.
Công nghệ tế bào |
Công nghệ gen |
Công nghệ sinh học |
Công nghệ tế bào là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh. |
Công nghệ gen là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng kĩ thuật gen. Trong sản xuất, công nghệ gen được ứng dụng trong việc tạo ra các sản phẩm sinh học, tạo ra các giống cây trồng và động vật biến đổi gen. |
Công nghệ sinh học là một ngành công nghệ sử dụng tế bào sống và các quá trình sinh học để tạo ra các sản phẩm sinh học cần thiết cho con người. Có 6 lĩnh vực: công nghệ lên men, công nghệ tế bào, công nghệ enzim, công nghệ chuyển nhân và chuyển phôi, công nghệ gen, công nghệ sinh học xử lí môi trường. |
Câu 2. Ưu thế lai là gì? Phương pháp tạo ưu thế lai, vì sao ưu thế lai biểu hiện rõ nhất trong lai khác dòng? Vì sao ưu thế lai giảm dần qua các thế hệ?
1. Hiện tượng ưu thế lai
Cơ thể lai có sức sống cao hơn bố mẹ thuần chủng, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu khoẻ, năng suất cao. Ví dụ ngô lai khác dòng tăng năng suất 30%.
2. Phương pháp tạo ưu thế lai
a) Lai khác dòng: tạo những dòng thuần (bằng tự thụ phấn bắt buộc hoặc giao phối gần) rồi lai khác dòng đơn hoặc lai khác dòng kép. Ví dụ sử dụng lai khác dòng đã tăng sản lượng lúa mì 50%, tăng gấp đôi sản lượng dầu trong hạt hướng dương.
b) Lai khác thứ: Tổ hợp 2 hoặc nhiều thứ có kiểu gen khác nhau. Cơ thể lai khác thứ cũng có hiện tượng ưu thế lai nhưng trong các thế hệ sau có hiện tượng phân tính. Ví dụ giống lúa VX - 83, là kết quả chọn lọc từ giống lai khác thứ.
3. Đặc điểm biểu hiện của ưu thế lai
a) Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất trong lai khác dòng vì:
- Đại bộ phận các gen của cơ thể lai đều ở trạng thái dị hợp, trong đó chỉ các gen trội - phần lớn quy định các tính trạng tốt - được biểu hiện.
Cơ thể lai khác dòng có độ đồng đều cao về năng suất và phẩm chất.
b) Ưu thế lai giảm dần qua các thế hệ vì ở các thế hệ sau tỉ lệ thể dị hợp giảm dần, tỉ lệ thể đồng hợp tăng lên, trong đó các gen lặn có hại được biểu hiện.
Câu 3. Lai kinh tế là gì và được tiến hành như thế nào? Nêu vài thành tựu lai kinh tế ở nước ta. Vì sao không nên dùng con lai kinh tế để nhân giống?
1. Lai kinh tế
Phép lai nhằm mục đích sử dụng ưu thế lai của con lai F1 (thường dùng đối với vật nuôi)
2. Cách tiến hành
Cho phối giữa bố mẹ thuộc hai giống thuần rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm.
Phổ biến ở nước ta hiện nay là cho các con cái thuộc giống trong nước giao phối với con đực cao sản thuộc giống thuần ngoại nhập.
Ví dụ: lợn lai kinh tế là kết quả lai giữa lợn cái Móng Cái với lợn đực Đại Bạch, cân nặng 1 tạ sau 10 tháng tuổi, tỉ lệ thịt nạc trên 40%.
3. Vì sao không nên dùng con lai kinh tế để nhân giống?
Khi lai khác dòng, khác thứ, cơ thể lai F1 có ưu thế lai cao nhất vì phần lớn các gen của F1 đều ở trạng thái dị hợp, các con lai F1 tương đối đồng nhất.
- Đến các F sau, tỉ lệ dị hợp tử giảm dần và có hiện tượng phân tính.
Trắc nghiệm Sinh học 9 Chương 6
- Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 31: Công nghệ tế bào
- Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 32: Công nghệ gen
- Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 33: Gây ĐBNT trong chọn giống
- Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 34: Thoái hóa do TTP và GPG
- Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 35 Ưu thế lai
- Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 36 Các phương pháp chọn lọc
- Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 37: Thành tựu chọn giống ở Việt Nam
Tài liệu tham khảo
Phần này các em có thể xem online hoặc tải file đề thi về tham khảo gồm đầy đủ câu hỏi và đáp án làm bài.
- 50 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Ứng dụng di truyền học Sinh học 9 có đáp án
- 50 Bài tập trắc nghiệm ôn tập chủ đề Ứng dụng di truyền Sinh học 9
- Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Chương Ứng dụng di truyền học Sinh hoc 9 có đáp án
- Câu hỏi trắc nghiệm nâng cao chủ đề Tạo giống mới bằng công nghệ gen Sinh học 9 có đáp án
- Câu hỏi trắc nghiệm nâng cao có đáp án chủ đề Chọn giống vật nuôi, cây trồng bằng công nghệ tế bào
Đề kiểm tra Sinh học 9 Chương 6
Đề kiểm tra Sinh học 9 Chương 6 (Tải file)
Phần này các em có thể xem online hoặc tải file đề thi về tham khảo gồm đầy đủ câu hỏi và đáp án làm bài.
Trắc nghiệm online Chương 6 Sinh 9 (Thi Online)
Phần này các em được làm trắc nghiệm online với các câu hỏi trong vòng 45 phút để kiểm tra năng lực và sau đó đối chiếu kết quả từng câu hỏi.(đang cập nhật)
Lý thuyết từng bài chương 6 và hướng dẫn giải bài tập SGK
Lý thuyết Sinh học 9 Chương 6
- Lý thuyết Sinh 9 Bài 31: Công nghệ tế bào
- Lý thuyết Sinh 9 Bài 32: Công nghệ gen
- Lý thuyết Sinh 9 Bài 33: Gây ĐBNT trong chọn giống
- Lý thuyết Sinh 9 Bài 34: Thoái hóa do TTP và GPG
- Lý thuyết Sinh 9 Bài 35 Ưu thế lai
- Lý thuyết Sinh 9 Bài 36 Các phương pháp chọn lọc
- Lý thuyết Sinh 9 Bài 37: Thành tựu chọn giống ở Việt Nam
- Lý thuyết Sinh 9 Bài 38 Thực hành
- Lý thuyết Sinh 9 Bài 39 Thực hành
- Lý thuyết Sinh 9 Bài 40 Ôn tập
Giải bài tập Sinh học 9 Chương 6
- Giải bài tập Sinh 9 Chương 6 Bài 31
- Giải bài tập Sinh 9 Chương 6 Bài 32
- Giải bài tập Sinh 9 Chương 6 Bài 33
- Giải bài tập Sinh 9 Chương 6 Bài 34
- Giải bài tập Sinh 9 Chương 6 Bài 35
- Giải bài tập Sinh 9 Chương 6 Bài 36
- Giải bài tập Sinh 9 Chương 6 Bài 37
- Giải bài tập Sinh 9 Chương 6 Bài 40
Các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net để xem nội dung chi tiết của tài liệu Ôn tập Sinh học 9 Chương 6 Ứng dụng di truyền. Hy vọng tài lệu em giúp ích cho các em ôn tập. Ngoài ra, các em còn có thể chia sẻ lên Facebook để giới thiệu bạn bè cùng vào học, tích lũy thêm điểm HP và có cơ hội nhận thêm nhiều phần quà có giá trị từ HỌC247!