Giải bài 3 tr 190 sách GK Sinh lớp 12
Hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo có những điếm gì giống và khác nhau?
Gợi ý trả lời bài 3
Một hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo có những điếm giống và khác nhau:
- Giống nhau: Hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo đều có những đặc điếm chung về thành phần cấu trúc, bao gồm thành phần vật chất vô sinh và thành phần hữu sinh.
Thành phần vật chất vô sinh là môi trường vật lí (sinh cảnh) và thành phần hữu sinh là quần xã sinh vật. Các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau và đồng thời tác động với các thành phần vô sinh của sinh cảnh.
- Khác nhau:
Dấu hiệu so sánh | Hệ sinh thái nhân tạo | Hệ sinh thái tự nhiên |
Nguồn gốc | Do con người | Do tự nhiên |
Độ đa dạng | Thấp | Cao |
Nguồn năng lượng | Do con người bổ sung | Do mặt trời cung cấp |
Thời gian hình thành và tồn tại | Ngắn | Dài |
chu trình tuần hoàn vật chất | Hở | Kín (Trừ khai thác) |
Chiếm tỉ lệ trên trái đất | Nhỏ | Hầu hết |
-- Mod Sinh Học 12 HỌC247
-
A. Hệ sinh thái trên cạn chủ yếu gồm hệ sinh thái rừng nhiệt đới, sa mạc, thảo nguyên...
B. Hệ sinh thái nước mặn vùng ven biển bao gồm hệ sinh thái rừng ngập mặn, cỏ biển, rặng san hô...
C. Hệ sinh thái nước ngọt được chia làm 2 loại.
D. Theo vị trí phân bố trên đất liền và đại dương hệ sinh thái được chia làm 3 loại: hệ sinh thái nước ngọt, hệ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái nước lợ.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. Nhân tố khí hậu
B. Động vật ăn thực vật và động vật ăn động vật.
C. Các nhân tố vô sinh và hữu sinh.
D. Cây xanh và nhóm sinh vật phân hủy.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hệ sinh thái dưới biển thường được phân thành hai tầng: tầng trên có năng suất sơ cấp, trong khi tầng dưới lại không có năng suất này, nhân tố sinh thái chính dẫn đến sự sai khác đó là:
bởi Aser Aser 28/06/2021
A. Nhiệt độ. B. Ánh sáng.
C. Hàm lượng oxi trong nước biển. D. Hàm lượng muối trong nước biển.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Có thể sắp xếp các khu sinh học nói trên theo mức độ phức tạp dần của lưới thức ăn theo trình tự đúng là:
bởi Ngoc Nga 28/06/2021
Cho một số khu sinh học:
- Đồng rêu (Tundra).
- Rừng lá rộng rụng theo mùa.
- Rừng lá kim phương bắc (Taiga).
- Rừng ẩm thường xanh nhiệt đới.
A. (2) - (3) - (4) - (1). B. (2) - (3) - (1) - (4). C. (1) - (3) - (2) - (4). D. (1) - (2) - (3) - (4).
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Các khu sinh học dưới nước gồm:
bởi Mai Trang 28/06/2021
- Khu sinh học nước ngọt.
- Khu sinh học nước mặn.
- Khu sinh học nước đứng.
- Khu sinh học nước chảy.
- Khu sinh học ven bờ.
- Khu sinh học ngoài khơi.
Đáp án đúng là:
A. (1) và (2). B. (3) và (4). C. (5) và (6). D. (1) và (3).
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Đặc điểm của rừng là rộng rụng theo mùa là:
bởi thuy tien 28/06/2021
A. Tập trung ở Xibêri, mùa đông dài, mùa hè ngắn, cây là kim chiếm ưu thế.
B. Tập trung ở ôn đới, có đặc trưng là mùa sinh trưởng dài, chủ yếu là cây thường xanh.
C. Tập trung ở Amazon, Công gô, Ấn Độ, nhiệt độ cao, lượng mưa lớn, chủ yếu là cây cao, tán hẹp, cây dây leo thân gỗ...
D. Tập trung ở rìa bắc Châu Á, Châu Mỹ, quanh năm băng giá, đất nghèo, thực vật chiếm ưu thế là rêu.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hệ sinh thái nào sau đây có chuỗi thức ăn ngắn nhất:
bởi Phung Meo 28/06/2021
A. Hệ sinh thái đồng ruộng. B. Hồ cá tự nhiên
C. Rừng ôn đới. D. Rừng nhiệt đới.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
- Trong quần thể sinh vật, một loài có thể tham gia đồng thời vào các chuỗi thức ăn khác nhau.
- Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn càng phức tạp.
- Chuỗi thức ăn có thể bắt đầu bằng sinh vật phân giải mùn bã hữu cơ.
- Mỗi lưới thức ăn gồm nhiều loài có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích của lưới.
Số phát biểu đúng là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Điểm khác nhau cơ bản của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên:
bởi Chai Chai 28/06/2021
A. Để duy trì trạng thái ổn định của hệ sinh thái nhân tạo, con người thường bổ sung năng lượng cho chúng.
B. Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ mở còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ khép kín.
C. Do có sự can thiệp của con người nên hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.
D. Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một hệ sinh thái điển hình được cấu tạo bởi:
bởi Đào Thị Nhàn 28/06/2021
A. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.
B. Các chất vô cơ, các chất hữu cơ và các yếu tố khí hậu.
C. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải, các chất vô cơ, các chất hữu cơ và các yếu tố khí hậu.
D. Sinh vật tiêu thụ, sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải và các chất vô cơ, hữu cơ.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. Năng lượng thủy triều
B. Năng lượng mặt trời.
C. Năng lượng gió
D. Năng lượng hoá họcTheo dõi (0) 1 Trả lời -
Thành phần cấu trúc của một hệ sinh thái bao gồm
bởi Pham Thi 28/06/2021
A. quần thể sinh vật và sinh cảnh
B. thành phần vô sinh và thành phần hữu sinh
C. các nhân tố sinh thái vô sinh
D. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân hủyTheo dõi (0) 1 Trả lời -
Hệ sinh thái nhân tạo gồm:
bởi Anh Trần 15/06/2021
1. Đồng rêu vùng hàn đới và hoang mạc.
2. Một bể cá cảnh.
3. Rừng cao su và rừng cà phê ở Tây Nguyên.
4. Rừng ngập mặn ở Cần Giờ.
5. Đồng ruộng.
6. Thành phố.
7. Rừng trên núi đá vôi phong thổ - Ninh Bình.
A. (1), (3), (5), (7).
B. (2), (3), (4), (6), (7).
C. (2), (3), (5), (6).
D. (3), (5), (6), (7).
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Điều nào sau đây có ảnh hưởng lớn nhất đến tốc độ tuần hoàn vật chất trong một hệ sinh thái?
bởi Sam sung 14/06/2021
a. Tốc độ phân huỷ trong hệ sinh thái
b. Tỷ lệ sản xuất sơ cấp của hệ sinh thái
c. Hiệu quả sản xuất của sinh vật tiêu thụ trong hệ sinh thái
d. Hiệu quả dinh dưỡng của hệ sinh thái
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hệ sinh thái nào sau đây có cấu trúc phân tầng rõ nhất
bởi Quế Anh 15/06/2021
a. Rừng mưa nhiệt đới
b. Đồng rêu đới lạnh
c. Savan
d. Rừng thông phương Bắc
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
“Đây là một dạng hệ sinh thái trẻ, nguồn năng lượng cung cấp chủ yếu từ quang năng. Thành phần và độ đa dạng sinh học thấp, được cung cấp thêm một phần vật chất từ bên ngoài” Đây là mô tả:
bởi Choco Choco 14/06/2021
a. Hệ sinh thái rừng ôn đới
b. Hệ sinh thái thảo nguyên
c. Hệ sinh thái thành phố
d. Hệ sinh thái nông nghiệp
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho các hoạt động dưới đây của con người nhằm khai thác các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo.
bởi Phung Meo 14/06/2021
(1) Bón phân, tưới nước, diệt cỏ dại đối với hệ sinh thái nông nghiệp.
(2) Đưa công nghệ cao vào khai thác các loại khoáng chất thay vì công nghệ lạc hậu.
(3) Loại bỏ các loài tảo độc, các loại cá dữ trong ao hồ nuôi trồng thủy, hải sản
(4) Xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo một cách hợp lý
(5) Bảo vệ các loài thiên địch
(6) Tăng cường sử dụng các thuốc hóa học để bảo vệ thực vật trước sâu bọ.
Số lượng các hoạt động có ý nghĩa trong phát triển bền vững:
a. 3
b. 4
c. 5
d. 6
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
a. Rừng mưa nhiệt đới.
b. Rừng rụng lá ôn đới.
c. Rừng lá kim phương Bắc.
d. Rừng rêu hàn đới.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
a. thích nghi với môi trường có độ ẩm cao.
b. đa dạng về loài.
c. hoạt động của sinh vật có tính chu kì ngày đêm rõ rệt.
d. thích nghi với biên độ dao động về nhiệt lớn.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Giải thích đúng nhất cho việc đa dạng loài ở vùng nhiệt đới lớn hơn ở vùng ôn đới là:
bởi Hương Lan 14/06/2021
a. Các vùng nhiệt đới có mức độ nhập cư cao và tuyệt chủng thấp.
b. Vùng nhiệt đới có nhiều nước và ánh nắng mặt trời hơn.
c. Đa dạng sinh học tăng do giảm bốc hơi nước và thoát hơi nước.
d. Nhiệt độ cao thúc đẩy hình thành loài mới nhanh hơn.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
a. Có cấu trúc lớn nhất.
b. Luôn giữ vững cân bằng.
c. Có chu kì tuần hoàn vật chất.
d. Có nhiều chuỗi và lưới thức ăn.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Các phát biểu sau về hệ sinh thái, số phát biểu đúng là:
bởi Bo Bo 13/06/2021
1. Hệ sinh thái là tập của quần thể và môi trường vô sinh của nó.
2. Hệ sinh thái là một hệ thống sịnh học hoàn chỉnh như một cơ thể
3. Hệ sinh thái là một động lực mở và tự điều chỉnh.
4. Các sinh vật tương tác với nhau tạo nên chu trình địa hoá và sự biến đổi năng lượng.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một hệ sinh thái có nhiệt độ cao, lượng mưa cao; có nhiều cây sống bì sinh, khí sinh; côn trùng đa dạng, động vật cỡ lớn. Trong số các đặc điểm sau, hệ sinh thái này có bao nhiêu đặc điểm đúng?
bởi Nguyễn Thủy Tiên 14/06/2021
1. Chứa các loài rộng nhiệt.
2. Có độ đa dạng cao.
3. Ít xảy ra sự phân tầng.
4. Có năng suất sinh học cao.
5. Có lưới thức ăn phức tạp.
6. Mỗi loài có ổ sinh thái rộng.
A. 5
B. 3
C. 4
D. 6
Theo dõi (0) 1 Trả lời
Bài tập SGK khác
Bài tập 1 trang 190 SGK Sinh 12
Bài tập 2 trang 190 SGK Sinh 12
Bài tập 4 trang 190 SGK Sinh 12
Bài tập 3 trang 248 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Bài tập 4 trang 248 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Bài tập 14 trang 153 SBT Sinh học 12
Bài tập 2 trang 148 SBT Sinh học 12
Bài tập 1 trang 150 SBT Sinh học 12
Bài tập 3 trang 150 SBT Sinh học 12
Bài tập 4 trang 151 SBT Sinh học 12
Bài tập 5 trang 151 SBT Sinh học 12
Bài tập 8 trang 151 SBT Sinh học 12
Bài tập 9 trang 151 SBT Sinh học 12
Bài tập 12 trang 152 SBT Sinh học 12
Bài tập 13 trang 153 SBT Sinh học 12
Bài tập 2 trang 153 SBT Sinh học 12