YOMEDIA
NONE

Bài tập 3 trang 150 SBT Sinh học 12

Giải bài 3 tr 150 sách BT Sinh lớp 12

Thế nào là một hệ sinh thái? Hãy:

  • Kể tên 10 hệ sinh thái phổ biến của Việt Nam mà em biết.
  • Lấy ví dụ về hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nông nghiệp, chỉ ra các thành phần cấu trúc của 2 hệ sinh thái đó.
  • Chỉ ra năng lượng đầu vào và năng lượng đầu ra của 2 hệ sinh thái đó.
ATNETWORK

Hướng dẫn giải chi tiết bài 3

  • Hệ sinh thái là hệ thống bao gồm tất cả sinh vật và các nhân tố vô sinh ở một khu vực nhất định, có sự tác động qua lại và trao đổi vật chất với nhau. Hệ sinh thái bao gồm các quần xã sinh vật và nơi sống của chúng (sinh cảnh). Các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau và đồng thời tác động với các thành phần vô sinh của sinh cảnh. Nhờ có các tác động qua lại đó mà hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
    • Ví dụ: về các hệ sinh thái điển hình của Việt Nam như : đồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long hay Đồng bằng Bắc Bộ, rừng mưa nhiệt đới như rừng Cúc Phương, rừng ngập mặn Cà Mau, rừng tràm U Minh, hệ sinh thái trung du Phú Thọ, hệ sinh thái vùng núi đá ở Tây Bắc, hệ sinh thái đất ngập nước ven biển từ Bắc vào Nam, hệ sinh thái hồ nước ngọt...
  • Hệ sinh thái tự nhiên: Rừng ngập mặn, cấu trúc bao gồm:
    • thành phần vô sinh:  Ngoài các thành phần chính như C, N, CO2, H2O... Thì hệ sinh thái rừng ngập mặn còn có những chất vô cơ đặc trưng cho hệ sinh thái rừng ngập mặn do các sản phẩm bồi tụ như: lưu huỳnh, photpho, các oxit sắt và nhôm.
    • khí hậu: là nhiệt đới ẩm, có nhiệt độ trung bình từ 20−25oC, lượng mưa từ 2200-2600mm.
    • thành phần hữu sinh (sinh vật):
      • Sinh vật sản xuất: Thực vật nổi, các loài thực vật thuộc họ Đước (Rhizophoraceae), họ Mắm (Avicemiaceae), họ Bần (Sounerrtiaceae), họ Đơn Nem (Myrsinaceae), và họ Dừa (palmae).
      • Sinh vật tiêu thụ: Thân mềm, động vật nổi, cá, giáp xác, chim, thú...
      • Sinh vật phân giải: vi sinh vật.
  • Hệ sinh thái nông nghiệp: Hệ sinh thái ao hồ nước ngọt, cấu trúc bao gồm:
    • thành phần vô sinh: nhiệt độ, ánh sáng, nồng độ oxi hòa tan, pH...
    • thành phần hữu sinh: 
      • Sinh vật sản xuất: bao gồm các loại tảo, rong, sen, rau muống, bèo dưới ao...
      • sinh vật tiêu thụ: các động vật phù du, cá ăn thực vật, sinh vật ăn động vật phù du...
      • Sinh vật phân giải: bao gồm các VSV, nấm sống dưới đáy bùn..
  • Năng lượng đầu vào của các hệ sinh thái tự nhiên thường là năng lượng ánh sáng mặt trời, còn năng lượng đầu ra là các sản phẩm thu hoạch từ hệ sinh thái và các chất khoáng trả lại cho đất qua quá trình phân giải hữu cơ.

-- Mod Sinh Học 12 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Bài tập 3 trang 150 SBT Sinh học 12 HAY thì click chia sẻ 
YOMEDIA
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON