Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và Nâng cao chương trình Vật lý 10 Bài 3 Chuyển động thẳng biến đổi đều giúp các em học sinh năm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức lý thuyết.
-
Bài tập 1 trang 22 SGK Vật lý 10
Viết công thức tính vận tốc tức thời của một vật chuyển động tại một điểm trên quỹ đạo. Cho biết yêu cầu về độ lớn của các đại lượng trong công thức đó.
-
Bài tập 2 trang 22 SGK Vật lý 10
Véc tơ vận tốc tức thời tại một điểm của một chuyển động thẳng được xác định như thế nào?
-
Bài tập 3 trang 22 SGK Vật lý 10
Chuyển động thẳng nhanh dần đều, chậm dần đều là gì?
-
Bài tập 4 trang 22 SGK Vật lý 10
Viết công thức tính quãng đường đi được của chuyển động nhanh, chậm dấn đều. Nói rõ dấu của các đại lượng tham gia vào công thức đó.
-
Bài tập 5 trang 22 SGK Vật lý 10
Gia tốc của chuyển động nhanh, chậm dần đều có dặc điểm gì? Gia tốc được đo bằng đơn vị nào? Chiều của véc tơ gia tốc của các chuyển động này có dặc điểm gì?
-
Bài tập 6 trang 22 SGK Vật lý 10
Viết công thức tính quãng đường đi được của chuyển động nhanh, chậm dần đều. Nói rõ dấu của các đại lượng tham gia vào công thức đó. Quãng đường đi được trong các chuyển động này phụ thuộc vào thời gian theo hàm số dạng gì?
-
Bài tập 7 trang 22 SGK Vật lý 10
Viết phương trình chuyển động của của chuyển động thẳng nhanh, chậm dần đều?
-
Bài tập 8 trang 22 SGK Vật lý 10
Thiết lập công thức tính gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều theo vận tốc quãng đường đi được?
-
Bài tập 9 trang 22 SGK Vật lý 10
Câu nào đúng?
A. Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều bao giờ cũng lớn hơn gia tốc của chuyển động thẳng chậm dần đều.
B. Chuyển động thẳng nhanh dần đều có gia tốc lớn thì có vận tốc lớn.
C. Chuyển động thẳng biến đổi đều có gia tốc tăng, giảm theo thời gian.
D. Gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều có phương, chiều và độ lớn không đổi.
-
Bài tập 10 trang 22 SGK Vật lý 10
Trong công thức tính vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều v = v0 + at thì
A. v luôn luôn dương.
B. a luôn luôn dương.
C. a luôn luôn cùng dấu với v.
D. a luôn luôn ngược dấu với v.
Chọn đáp án đúng.
-
Bài tập 11 trang 22 SGK Vật lý 10
Công thức nào dưới đây là công thức liên hệ giữa vận tốc, gia tốc và quãng đường đi được của chuyển động nhanh dần đều?
A. \(v + v_0 = \sqrt{2}as\)
B. \(v^2 + v_0^2 = 2as\)
C. \(v - v_0 = \sqrt{2}as\)
D. \(v^2 - v_0^2 = 2as\)
-
Bài tập 12 trang 22 SGK Vật lý 10
Một đoàn tàu rời ga chuyển động thẳng nhanh dần đều. Sau 1 phút tàu đạt tốc độ 40 km/h.
a) Tính gia tốc của đoàn tàu.
b) Tính quãng đường mà tàu đi được trong 1 phút đó.
c) Nếu tiếp tục tăng tốc như vậy thì sau bao lâu nữa tàu đạt tốc độ 60 km/h
-
Bài tập 13 trang 22 SGK Vật lý 10
Một ô tô đang chạy thẳng đều với tốc độ 40 km/h bỗng tăng ga chuyển động nhanh dần đều. Tính gia tốc của xe biết rằng sau khi chạy được quãng đường 1km thì ô tô đạt tốc độ 60 km/h.
-
Bài tập 14 trang 22 SGK Vật lý 10
Một đoàn tàu đang chạy với tốc độ 40 km/h thì hãm phanh, chuyển động thẳng chậm dần đều để vào ga. Sau hai phút thì tàu dừng lại ở sân ga.
a) Tính gia tốc của đoàn tàu
b) Tính quãng đường mà tàu đi được trong thời gian hãm.
-
Bài tập 15 trang 22 SGK Vật lý 10
Một xe máy đang đi với tốc độ 36 km/h bỗng người lái xe thấy có một cái hố trước mặt, cách cái xe 20 m. Người ấy phanh gấp và xe đến sát miệng hố thì dừng lại.
a) Tính gia tốc của xe.
b) Tính thời gian hãm phanh.
-
Bài tập 1 trang 24 SGK Vật lý 10 nâng cao
Nhận xét nào sau đây không đúng với một chất điểm chuyển động theo một chiều với gia tốc a = 4 m/s2?
A. Lúc đầu vận tốc bằng 0 thì 1s sau vận tốc của nó bằng 4m/s
B. Lúc vận tốc bằng 2m/s thì 1s sau vận tốc của nó bằng 6m/s
C. Lúc vận tốc bằng 2m/s thì 2s sau vận tốc của nó bằng 8m/s.
D. Lúc vận tốc bằng 4m/s thì 2s sau vận tốc của nó bằng 12m/s
-
Bài tập 2 trang 24 SGK Vật lý 10 nâng cao
Chọn câu sai.
Khi một chất điểm chuyển động thẳng biến đổi đều thì nó
A. có gia tốc không đổi
B. có gia tốc trung bình không đổi
C. chỉ có thể chuyển động nhanh dần đều hoặc chậm dần đều
D. có thể lúc đầu chuyển động chậm dần đều, sau đó chuyển động nhanh dần đều
-
Bài tập 3 trang 24 SGK Vật lý 10 nâng cao
Tốc độ vũ trụ cấp I (7,9 km/s) là tốc độ nhỏ nhất để các con tàu vũ trụ có thể bay quanh Trái Đất. Hãy tính xem tên lửa phóng tàu vũ trụ phải có gia tốc bằng bao nhiêu để sau khi phóng 160s con tàu đạt được tốc độ trên ? Coi gia tốc của tên lửa là không đổi.
-
Bài tập 4 trang 24 SGK Vật lý 10 nâng cao
Một chất điểm chuyển động trên trục Ox với gia tốc không đổi \(a = 4m/{s^2}\) và vận tốc ban đầu \({v_0} = - 10m/s\)
a) Sau bao lâu thì chất điểm dừng lại ?
b) Tiếp sau đó chất điểm chuyển động như thế nào ?
c) Vận tốc của nó lúc t = 5s là bao nhiêu ?
-
Bài tập 5 trang 24 SGK Vật lý 10 nâng cao
Một người đi xe đạp trên một đường thẳng. Sau khi khởi hành 5s, vận tốc của người đó là 2 m/s sau 5s tiếp theo vận tốc 4 m/s, sau 5s tiếp theo vận tốc 6 m/s.
a) Có thể kết luận chuyển động của người đó là nhanh dần đều được không ? Tại sao ?
b) Tính gia tốc trung bình mỗi khoảng thời gian 5 s và gia tốc trung bình cả khoảng thời gian từ lúc khỏi hành
-
Bài tập 3.1 trang 11 SBT Vật lý 10
Câu nào sai ?
Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều thì
A. vectơ gia tốc ngược chiều với vectơ vận tốc.
B. vận tốc tức thời tăng theo hàm số bậc nhất của thời gian.
C. quãng đường đi được tăng theo hàm số bậc hai của thời gian.
D. gia tốc là đại lượng không đổi.
-
Bài tập 3.2 trang 11 SBT Vật lý 10
Chỉ ra câu sai.
A. Vận tốc tức thời của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn tăng hoặc giảm đều theo thời gian.
B. Gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn không đổi.
C. Vectơ gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có thể cùng chiều hoặc ngược chiều với vectơ vận tốc.
D. Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, quãng đường đi được trong những khoảng thời gian bằng nhau thì bằng nhau.
-
Bài tập 3.3 trang 11 SBT Vật lý 10
Câu nào đúng ?
Công thức tính quãng đường đi được của chuyển động thẳng nhanh dần đều là
A. \(s = {v_0}t + \frac{{a{t^2}}}{2}\) (a và v0 cùng dấu)
B. \(s = {v_0}t + \frac{{a{t^2}}}{2}\) (a và v0 trái dấu)
C. \(x = {x_0} + {v_0}t + \frac{{a{t^2}}}{2}\) (a và v0 cùng dấu)
D. \(x = {x_0} + {v_0}t + \frac{{a{t^2}}}{2}\) (a và v0 trái dấu)
-
Bài tập 3.4 trang 11 SBT Vật lý 10
Câu nào đúng ?
Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng chậm dần đều là:
A. \(s = {v_0}t + \frac{{a{t^2}}}{2}\) (a và v0 cùng dấu)
B. \(s = {v_0}t + \frac{{a{t^2}}}{2}\) (a và v0 trái dấu)
C. \(x = {x_0} + {v_0}t + \frac{{a{t^2}}}{2}\) (a và v0 cùng dấu)
D. \(x = {x_0} + {v_0}t + \frac{{a{t^2}}}{2}\) (a và v0 trái dấu)
-
Bài tập 3.5 trang 12 SBT Vật lý 10
Trong công thức liên hệ giữa quãng đường đi được, vận tốc và gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều (v2 – v02 = 2as), ta có các điều kiện nào dưới đây ?
A. s > 0 ; a > 0 ; v > v0. B. s > 0 ; a < 0 ; v < v0.
C. s > 0 ; a > 0 ; v < v0. D. s > 0 ; a < 0 ; v > v0.
-
Bài tập 3.6 trang 12 SBT Vật lý 10
Hình 3.1 là đồ thị vận tốc theo thời gian của một xe máy chuyển động trên một đường thẳng. Trong khoảng thời gian nào, xe máy chuyển động chậm dần đều ?
A. Trong khoảng thời gian từ 0 đến t1 .
B. Trong khoảng thời gian từ t1 đến t2 .
C. Trong khoảng thời gian từ t2 đến t3 .
D. Các câu trả lời A, B, C đều sai.
-
Bài tập 3.7 trang 12 SBT Vật lý 10
Khi ô tô đang chạy với vận tốc 10 m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga và ô tô chuyển động nhanh dần đều. Sau 20 s, ô tô đạt vận tốc 14 m/s. Gia tốc a và vận tốc v của ô tô sau 40 s kể từ lúc bắt đầu tăng ga là bao nhiêu ?
A. a = 0,7 m/s2 ; v = 38 m/s. B. a = 0,2 m/s2 ; v = 18 m/s.
C. a = 0,2 m/s2 ; v = 8 m/s. D. a = 1,4 m/s2 ; v = 66 m/s.
-
Bài tập 3.8 trang 12 SBT Vật lý 10
Cũng bài toán trên, hỏi quãng đường s mà ô tô đã đi được sau 40 s kể từ lúc bắt đầu tăng ga và tốc độ trung bình vtb trên quãng đường đó là bao nhiêu ?
A. s = 480 m ; vtb = 12 m/s. B. s = 360 m ; vtb = 9 m/s.
C. s = 160 m ; vtb = 4 m/s. D. s = 560 m ; vtb = 14 m/s.
-
Bài tập 3.9 trang 12 SBT Vật lý 10
Khi ô tô đang chạy với vận tốc 10 m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe hãm phanh và ô tô chuyển động chậm dần đều. Cho tới khi dừng hẳn lại thì ô tô đã chạy thêm được 100 m. Gia tốc a của ô tô là bao nhiêu ?
A. a = -0,5 m/s2. C. a = -0,2 m/s2.
B. a = 0,2 m/s2 . D. a = 0,5 m/s2.
-
Bài tập 3.10 trang 13 SBT Vật lý 10
Hai ô tô chuyển động trên cùng một đường thẳng. Ô tô A chạy nhanh dần và ô tô B chạy chậm dần. So sánh hướng gia tốc của hai ô tô trong mỗi trường hợp sau :
a) Hai ô tô chạy cùng chiều.
b) Hai ô tô chạy ngược chiều.
-
Bài tập 3.11 trang 13 SBT Vật lý 10
Căn cứ vào đồ thị vận tốc của 4 vật I, II, III, IV trên hình 3.2, hãy lập công thức tính vận tốc và công thức tính quãng đường đi được của mỗi vật chuyển động.
-
Bài tập 3.12 trang 13 SBT Vật lý 10
Khi ô tô đang chạy với vận tốc 12 m/s trên một đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga cho ô tô chạy nhanh dần đều.
Sau 15 s, ô tô đạt vận tốc 15 m/s.
a) Tính gia tốc của ô tô.
b) Tính vận tốc của ô tô sau 30 s kể từ khi tăng ga.
c) Tính quãng đường ô tô đi được sau 30 s kể từ khi tăng ga.
-
Bài tập 3.13 trang 13 SBT Vật lý 10
Khi đang chạy với vận tốc 36 km/h thì ô tô bắt đầu chạy xuống dốc. Nhưng do bị mất phanh nên ô tô chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 0,2 m/s2 xuống hết đoạn dốc có độ dài 960 m.
a) Tính khoảng thời gian ô tô chạy xuống hết đoạn dốc.
b) Vận tốc ô tô ở cuối đoạn dốc là bao nhiêu ?
-
Bài tập 3.14 trang 13 SBT Vật lý 10
Một đoàn tàu bắt đầu rời ga và chuyển động thẳng nhanh dần đều. Sau khi chạy được 1,5 km thì đoàn tàu đạt vận tốc 36 km/h. Tính vận tốc của đoàn tàu sau khi chạy được 3 km kể từ khi đoàn tàu bắt đầu rời ga.
-
Bài tập 3.15 trang 13 SBT Vật lý 10
Một viên bi chuyển động thẳng nhanh dần đều không vận tốc đầu trên máng nghiêng và trong giây thứ năm nó đi được quãng đường bằng 36 cm.
a) Tính gia tốc của viên bi chuyển động trên máng nghiêng.
b) Tính quãng đường viên bi đi được sau 5 giẩy kể từ khi nó bắt đầu chuyển động.
-
Bài tập 3.16 trang 13 SBT Vật lý 10
Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều có vận tốc đầu là 18 km/h. Trong giây thứ năm, vật đi được quãng đường là 5,9 m.
a) Tính gia tốc của vật.
b) Tính quãng đường vật đi được sau khoảng thời gian là 10 s kể từ khi vật bắt đầu chuyển động.
-
Bài tập 3.10 trang 17 SBT Vật lý 10
Khi ô tô đang chạy với vân tốc 15 m/s trên một đoạn đường thẳng thì người lái xe hãm phanh cho ô tô chạy chậm dần đều. Sau khi chạy thêm được 125 m thì vận tốc ô tô chỉ còn bằng 10 m/s.
a) Tính gia tốc của ô tô.
b) Tính khoảng thời gian để ô tô chạy trên quãng đường đó.
-
Bài tập 3.18 trang 13 SBT Vật lý 10
Hai xe máy cùng xuất phát tại hai địa điểm A và B cách nhau 400 m và cùng chạy theo hướng AB trên đoạn đường thẳng đi qua A và B. Xe máy xuất phát từ A chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 2,5.10-2 m/s2. Xe máy.xuất phát từ B chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 2,0.10-2 m/s2. Chọn A làm mốc, chọn thời điểm xuất phát của hai xe máy làm mốc thời gian và chọn chiều từ A đến B làm chiều dương.
a) Viết phương trình chuyển động của mỗi xe máy.
b) Xác định vị trí và thời điểm hai xe máy đuổi kịp nhau kể từ lúc xuất phát.
c) Tính vận tốc của mỗi xe máy tại vị trí đuổi kịp nhau.