Bài tập 3.18 trang 13 SBT Vật lý 10
Hai xe máy cùng xuất phát tại hai địa điểm A và B cách nhau 400 m và cùng chạy theo hướng AB trên đoạn đường thẳng đi qua A và B. Xe máy xuất phát từ A chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 2,5.10-2 m/s2. Xe máy.xuất phát từ B chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 2,0.10-2 m/s2. Chọn A làm mốc, chọn thời điểm xuất phát của hai xe máy làm mốc thời gian và chọn chiều từ A đến B làm chiều dương.
a) Viết phương trình chuyển động của mỗi xe máy.
b) Xác định vị trí và thời điểm hai xe máy đuổi kịp nhau kể từ lúc xuất phát.
c) Tính vận tốc của mỗi xe máy tại vị trí đuổi kịp nhau.
Hướng dẫn giải chi tiết
a. Phương trình chuyển động của xe máy xuất phát từ A chuyển động nhanh dần đều không vận tốc đầu với gia tốc a1 = 2,5.10-2 m/s2 :
\({x_1} = \frac{{{a_1}{t^2}}}{2} = \frac{{2,{{5.10}^{ - 2}}{t^2}}}{2} = 1,{25.10^{ - 2}}{t^2}\)
Phương trình chuyển động của xe máy xuất phát từ B cách A một đoạn x0 = 400 m chuyển động nhanh dần đều không vận tốc đầu với gia tốc a2 = 2,0.10-2 m/s2 :
\({x_2} = {x_0} + \frac{{{a_2}{t^2}}}{2} = 400 + \frac{{2,{{0.10}^{ - 2}}{t^2}}}{2} = 400 + 1,{0.10^{ - 2}}{t^2}\)
b. Khi hai xe máy gặp nhau thì x1 = x2, nghĩa là:
\(1,{25.10^{ - 2}}{t^2} = 400 + 1,{0.10^{ - 2}}{t^2}\) hay t = 400 s
Như vậy sau thời gian t = 400 s = 6 phút 40 giây kể từ lúc xuất phát thì hai xe đuổi kịp nhau.
Thay vào ta tìm được vị trí hai xe đuổi kịp nhau cách A đoạn:
x1 = 1,25.10-2.4002 = 2000 m = 2 km
c. Tại vị trí gặp nhau của hai xe thì
Xe xuất phát từ A có vận tốc bằng :
\({v_1} = {a_1}t = 2,{5.10^{ - 2}}.400 = 10(m/s) = 36(km/h)\)
Xe xuất phát từ B có vận tốc bằng:
\({v_2} = {a_2}t = 2,{0.10^{ - 2}}.400 = 8(m/s) = 28,8(km/h)\)
-- Mod Vật Lý 10 HỌC247
-
Chứng minh rằng quãng đường đi được trong các dây liên tiếp của một vật chuyển động chậm dần đều tỉ lệ với các số tự nhiên lẻ liên tiếp 1,3,5....
bởi Ngô Ngân 16/09/2017
mọi người giúp e với ạ!!..e xin cảm ơn trước!!!
Chứng minh rằng quãng đường đi được trong các dây liên tiếp của một vật chuyển động chậm dần đều tỉ lệ với các số tự nhiên lẻ liên tiếp 1,3,5....
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Chứng minh rằng trong chuyển động thẳng nhanh dần đều, hiệu hai quãng đường đi được liên tiếp là một đại lượng không đổi.
bởi can chu 31/08/2017
ai chứng mình đc bài này ko ạ
Chứng minh rằng trong chuyển động thẳng nhanh dần đều, hiệu hai quãng đường đi được liên tiếp \(\left( {s = {s_n} - {s_{n - 1}}} \right)\) trong các khoảng thời gian bằng nhau \(\tau \) là một đại lượng không đổi.
Gia tốc a của chuyển động được tính theo công thức \(a = \frac{{\Delta s}}{{{\tau ^2}}}\)
Theo dõi (0) 3 Trả lời -
Chứng tỏ rằng quãng đường đi được trong những khoảng thời gian bằng nhau liên tiếp tỉ lệ với các số lẻ liên tiếp 1, 3, 5,….
bởi Aser Aser 01/09/2017
Giúp em bài tập chứng minh ạ
Chứng tỏ rằng trong chuyển động thẳng nhanh dần đều không có vận tốc đầu, quãng đường đi được trong những khoảng thời gian bằng nhau liên tiếp tỉ lệ với các số lẻ liên tiếp 1, 3, 5,….
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Help me!!
Lúc 8h một người đi xe máy rời Hà Nội đi Hải Phòng với vận tốc 30km/h. Sau khi chạy được 30 phút người ấy dừng lại nghỉ 15 phút, sau đó tiếp tục đi về phía Hải Phòng với vận tốc như lúc đầu. Lúc 8 giờ 30 phút một ô tô khởi hành từ Hà Nội đi về phía Hải Phòng với vận tốc 45km/h.
a. Viết các phương trình chuyển động và vẽ đồ thị chuyển động của ô tô và xe máy trên cũng một hình vẽ.
b. Căn cứ vào đồ thị xác định vị trí vào lúc ô tô đuổi kịp xe máy.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Viết phương trình tọa độ của hai hòn bi thả không vận tốc đầu từ đỉnh của một máng nghiêng
bởi Trần Bảo Việt 31/08/2017
hướng dẫn mình bài này đc ko ạ
Một hòn bi A được thả không vận tốc đầu từ đỉnh A của một máng nghiêng AB dài 1m. Hòn bi lăn nhanh dần đều xuống với gia tốc 0,2m/s2. Đồng thời với việc thả hòn bi A, người ta bắn một hòn bi B từ chân dốc B đi lên với vận tốc ban đầu 1m/s. Hòn bi B lăn chậm đều lên dốc cũng với gia tốc 0,2m/s2.
a. Viết phương trình tọa độ của hai hòn bi. Lấy gốc tọa độ tịa điểm A, chiều dương hướng dọc theo dốc xuống phía dưới, gốc thời gian là lúc các hòn bi bắt đầu chuyển động.
b. Nếu không va chạm nhau thì hong bi A lăn hết dốc trong thời gian bao lâu? Hòn bi B có thể lên đến đỉnh dốc được không?
Theo dõi (0) 6 Trả lời -
Giải giúp em bài này đc ko ad
Cùng một lúc, từ hai điểm A và B cách nhau 50m có hai vật chuyển động ngược chiều để gặp nhau. Vật thứ nhất xuất phát từ điểm A chuyển động đều với vận tốc 5m/s, vật thứ hai xuất phát từ B chuyển động nhanh dần đều không vận tốc đầu với gia tốc 2m/s2. Chọn trục Ox trùng với đường thẳng AB, gốc O trùng với A, chiều dương từ A đến B, gốc thời gian là lúc xuất phát.
a. Viết phương trình chuyển động của mỗi vật.
b. Xác định thời điểm mà tại đó hai vật có vận tốc bằng nhau.
Theo dõi (0) 3 Trả lời -
Vẽ đồ thị vận tốc theo thời gian của vật
bởi Mai Trang 31/08/2017
làm sao đây ạ !!
Một vật bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều với vận tốc ban đầu 6m/s và gia tốc 4m/s2.
a. Vẽ đồ thị vận tốc theo thời gian của vật.
b. Sau bao lâu vật đạt vận tốc 18m/s. Tính quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian đó.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Giuk em nhé
Một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 43,2km/h thì hãm phanh, chuyển động thẳng chậm dần đều đề vào ga. Sau 2,5 phút thì tàu dừng lại ở sân ga.
a. Tính gia tốc của đoàn tàu.
b. Tính quãng đường mà tàu đi được trong thời gian hãm.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Giải chi tiết giúp em với ạ
Một chất điểm đang chuyển động thẳng đều với vận tốc 4m/s thì tăng tốc chuyển động nhanh dần đều.
a. Tính gia tốc của chất điểm biết rằng sau khi đi được quãng đường 8m thì nó đạt vận tốc 8m/s.
b. Viết phương trình chuyển động của chất điểm. Chọn chiều dương là chiều chuyển động, gốc tọa đọ trùng với vị trí chất điểm bắt đầu tăng tốc, gốc thời gian là lúc tăng tốc.
Theo dõi (0) 5 Trả lời -
Tính vận tốc của bi lăn từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng
bởi Van Tho 01/09/2017
Giup em vs ạk
Một viên bi lăn từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng xuống với gia tốc 0,45m/s2.
a. Tính vận tốc của bi sau 2 giây kể từ lúc chuyển động.
b. Sau bao lâu từ lúc thả lăn, viên bi đạt vận tốc 6,3m/s. Tính quãng đường bi đi được từ lúc thả đến khi bi đat vận tốc 6,3m/s (nếu mặt nghiêng đủ dài).
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tính gia tốc và viết phương trình chuyển động của đoàn tàu chuyển động nhanh dần đều
bởi Nguyễn Hiền 31/08/2017
Ai biết thì chỉ em với ạ
Một đoàn tàu rời ga chuyển động nhanh dần đều. Sau một phút đạt đến vận tốc 12m/s.
a. Tính gia tốc và viết phương trình chuyển động của đoàn tàu.
b. Nếu tiếp tục tăng tốc như vậy thì sau bao lâu nữa tàu sẽ đạt đến vận tốc 18m/s?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
câu này làm sao đây mn oi
Một xe lửa dừng lại hẳn sau 20s kể từ lúc bắt đầu hãm phanh. Trong thời gian đó xe chạy được 120m. Tính vận tốc của xe lúc bắt đầu hãm phanh và gia tốc của xe.
Theo dõi (0) 2 Trả lời -
Tính gia tốc của xe sau khi chạy được quãng đường 1km thì đạt tốc độ 60 km/h ?
bởi Nguyễn Hiền 30/08/2017
Ai biết làm bài này không ạ
Một ô tô đang chạy thẳng đều với tốc độ 40 km/h bỗng tăng ga chuyển động nhanh dần đều. Tính gia tốc của xe biết rằng sau khi chạy được quãng đường 1km thì ô tô đạt tốc độ 60 km/h.
Theo dõi (0) 3 Trả lời -
Mong mn giúp em bài này với ạ
Một đoàn tàu rời ga chuyển động thẳng nhanh dần đều. Sau 1 phút tàu đạt tốc độ 40 km/h.
a) Tính gia tốc của đoàn tàu.
b) Tính quãng đường mà tàu đi được trong 1 phút đó.
Theo dõi (0) 4 Trả lời -
Tính quãng đường vật chuyển động được từ khi bị ném ?
bởi het roi 23/07/2017
Bài này làm sao đây ạ .
Một người đứng trên mái nhà ném một vật lên trên theo phương thẳng đứng. Sau 1s đầu tiên, vật đi được quãng đường 5m. Chọn gia tốc trọng trường \(g = 10m/{s^2}\)
Tính quãng đường viên đá chuyển động được trong khoảng thời gian 3s từ khi bị ném đi.Em cảm ơn mn !
Theo dõi (0) 2 Trả lời -
Xin giúp đỡ !!!
Từ độ cao 50m đối với mặt đất, vật A được ném lên thẳng đứng với vận tốc đầu có độ lớn bằng 10m/s. Sau đó 1s, vật B được ném thẳng đứng lên từ mặt đất với vận tốc đầu có độ lớn cũng bằng 10m/s. Cho gia tốc trọng trường \(g = 10m/{s^2}\)
Hỏi sau thời gian bao lâu kể từ khi A được ném đi, khoảng cách giữa hai vật bằng 50m trong khi hai vật còn chuyển động?Theo dõi (0) 5 Trả lời