Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 27235
Đường lối thể hiện sự sáng tạo, độc đáo của Đảng ta trong thời kì chống Mĩ cứu nước.
- A. Xây dựng CNXH ở Miền Bắc, phát triển kinh tế TBCN ở Miền Nam
- B. Đồng thời thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc
- C. Thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc
- D. Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 27236
Thắng lợi nào của nhân dân miền Nam trong kháng chiến chống Mĩ (1954 - 1975) đã buộc Mĩ phải chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam:
- A. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” 1972
- B. Mĩ phải kí hiệp định Pari 1973
- C. Chiến thắng chiến tranh phá hoại lần 1
- D. Cuộc tiến công chiến lược 1972
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 27237
Thủ đoạn của Mĩ khi tiến hành chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở Miền Nam là:
- A. Phá hoại tình đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương.
- B. Tiếp tục thực hiện âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt”.
- C. Tổ chức các cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào căn cứ quân giải phóng.
- D. Cấu kết với Trung Quốc để cô lập cuộc kháng chiến của ta.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 27238
Dựa vào những dữ liệu dưới đây, hãy sắp xếp theo đúng trình tự thời gian:
1. Chiến thắng Ấp Bắc. 3. Chiến thắng Vạn Tường.
2. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” 4. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972.
- A. 1, 3, 4, 2
- B. 3, 1, 4, 2
- C. 2, 3, 4, 1
- D. 1, 4, 2, 3
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 27239
Thắng lợi quân sự mở đầu của quân dân Miền nam trong chiến đấu chống “Chiến tranh đặc biệt” là:
- A. Chiến thắng Núi Thành
- B. Chiến thắng Bình Giã
- C. Chiến thắng Ấp Bắc
- D. Chiến thắng Vạn Tường
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 27242
Thắng lợi quân sự mở đầu, có ý nghĩa chiến lược của quân dân miền Nam chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ là
- A. Ba Gia
- B. Vạn Tường
- C. Núi Thành
- D. Ấp Bắc
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 27244
Đặc điểm của tình hình nước ta sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương.
- A. Mĩ thay chân Pháp đưa tay sai lên nắm chính quyền ở miền Nam.
- B. Miền Nam Việt Nam trở thành thuộc địa kiểu mới,căn cứ quân sự của Mĩ.
- C. Đất nước bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau.
- D. Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng và tiến lên chủ nghĩa xã hội
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 27247
Tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất (1965 - 1968), Mĩ có âm mưu gì?
- A. “Trả đũa” quân ta sau “sự kiện Vịnh Bắc Bộ”
- B. “Trả đũa” việc đưa quân giải phóng miền Nam tiến công doanh trại Mĩ ở Plâyku
- C. Phá tiềm lực kinh tế, quốc phòng của miền Bắc để chuẩn bị cho cuộc tấn công quy mô lớn
- D. Phá tiềm lực kinh tế, quốc phòng ,công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc; ngăn nguồn chi viện từ Bắc vào Nam; làm lung lay ý chí chống Mĩ của nhân dân 2 miền
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 27248
Lúc 10h45 phút ngày 30/4/1975 diễn ra sự kiện cơ bản nào ở Sài Gòn?
- A. Dương Văn Minh kêu gọi ngừng bắn để điều đình bàn giao chính quyền.
- B. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.
- C. Xe tăng của ta tiến vào Dinh Độc Lập.
- D. Lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 27250
Chiến thắng Vạn Tường chứng minh khả năng gì của quân ta trong chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh cục bộ”?
- A. Chiến thắng Mĩ trên mặt trận chính trị trong “chiến tranh cục bộ”
- B. Có khả năng đánh thắng quân Mĩ trong “chiến tranh cục bộ”
- C. Chiến thắng Mĩ trên mặt trận ngoại giao trong chiến lược “chiến tranh cục bộ”
- D. Đánh thắng hoàn toàn quân Mĩ trong chiến lược “chiến tranh cục bộ”
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 27252
Một biện pháp được Mĩ và chính quyền Sài Gòn coi như “quốc sách”, “xương sống” của “Chiến tranh đặc biệt” là:
- A. Phong tỏa biên giới, vùng biển để ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam.
- B. Dồn dân lập “ấp chiến lược”.
- C. Lập các “vành đai trắng” để dễ bề khủng bố lực lượng cách mạng.
- D. Lập các “khu trù mật”.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 27254
Để hỗ trợ chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” ở miền Nam, Mĩ đã thực hiện:
- A. Mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc lần 2 và ra toàn Đông Dương.
- B. Đặt miền Nam dưới dự bảo trợ của khối SEATO.
- C. Mở rộng xâm lược Campuchia.
- D. Tăng cường xâm lược Lào.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 27255
Nội dung nào không phải là ý nghĩa của phong trào “ Đồng khởi”?
- A. Buộc Mĩ phải rút quân về nước.
- B. Cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
- C. Giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ- Diệm.
- D. Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 27256
Khi Pháp rút quân khỏi Việt Nam, điều khoản nào của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương chưa thực hiện.
- A. Tổ chức hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất hai miền: Nam - Bắc Việt Nam
- B. Rút hết quân về nước
- C. Tập kết chuyển quân, chuyển giao khu vực
- D. Thực hiện lệnh ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 27257
Trong thời kì 1954-1975, phong trào nào đánh dấu bước phát triển của cách mạng ở miền Nam Việt Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công?
- A. “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt”
- B. Phá “ấp chiến lược”
- C. “Đồng khởi”
- D. “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 27259
Sự kiện nào đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mĩ ở Miền Nam?
- A. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972.
- B. Trận “Điện Biên Phủ trên không”.
- C. Hiệp định Pari 1973.
- D. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 27260
Kết quả lớn nhất của phong trào “ Đồng khởi” là
- A. Sự ra đời của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (20 - 12 - 1960).
- B. Phá vở từng mảng lớn bộ máy cai trị của địch.
- C. Ủy ban nhân dân tự quản tịch thu ruộng đất của bọn địa chủ chia cho dân cày nghèo.
- D. Lực lượng vũ trang được hình thành và phát triển, lực lượng chính trị được tập hợp đông đảo.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 27261
Ý nghĩa lớn nhất của thắng lợi “ Điện Biên Phủ trên không” cuối năm 1972 là
- A. Trận đánh tiêu diệt nhiều máy bay B52 của không quân Mĩ.
- B. Buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng mọi hoạt động chống phá miền Bắc.
- C. Buộc Mĩ phải rút quân về nước.
- D. Buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pari về Việt Nam.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 27262
Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò như thế nào với sự phát triển của cách mạng cả nước?
- A. Quan trọng nhất
- B. Cơ bản nhất
- C. Quyết định trực tiếp
- D. Quyết định nhất
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 27263
Tiêu biểu nhất trong phong trào “Đồng khởi” là cuộc khởi nghĩa ở
- A. Quảng Ngãi
- B. Ninh Thuận
- C. Bình Định
- D. Bến Tre
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 27264
Dựa vào những dữ liệu dưới đây, hãy sắp xếp theo đúng trình tự thời gian:
1. Phong trào Đồng khởi 3. Chiến thắng Vạn Tường.
2. Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” 4. Hiệp đinh Pari đươc kí kết.
- A. 3, 1, 4, 2
- B. 2, 3, 4, 1
- C. 1, 4, 2, 3
- D. 1, 3, 2, 4
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 27266
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975: mốc mở đầu – kết thúc là.
- A. 9/4/1975 - 30/4/1975
- B. 19/3/1975 – 2/5/1975
- C. 4/3/1975 – 2/5/1975
- D. 4/3/1975 – 30/4/1975
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 27267
Đến cuối tháng 6 năm 1972, với cuộc tiến công chiến lược ta đã chọc thủng ba phòng tuyến mạnh nhất của địch là
- A. Phước Long, Plâyku và Quảng Trị
- B. Huế, Đà Nẵng và Buôn Ma Thuột
- C. Quảng Trị, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ
- D. Nam Trung Bộ, Tây Nam Bộ và Tây Nguyên
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 27268
Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam, Mĩ chuyển sang thực hiện chiến lược
- A. Việt Nam hoá chiến tranh
- B. Chiến tranh cục bộ
- C. Bình định và lấn chiếm
- D. Phòng ngự “quét” và “giữ”
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 27270
Để tạo cớ gây ra cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất, Mĩ đã sử dụng thủ đoạn
- A. Dựng lên “Sự kiện Vịnh Bắc Bộ”
- B. Gây nên những hoạt động khiêu kích ở đảo Cồn Cỏ
- C. Buộc tội miền Bắc đã chi viện cho miền Nam
- D. Tố cáo miền Bắc xâm lược miền Nam
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 27271
Trận “Điện Biên Phủ trên không” là kết quả của chiến thắng lịch sử nào của quân dân Việt Nam?
- A. Chiến thắng tại Điện Biên Phủ năm 1954
- B. Thắng lợi cuộc tiến công chiến lược năm 1972 ở miền Nam
- C. Thắng lợi cuộc tập kích chiến lược 12 ngày đêm cuối 1972 của Mĩ ra miền Bắc
- D. Thắng lợi của phong trào Đồng khởi
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 27273
Chiến dịch mở màn cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là:
- A. Chiến dịch Hồ Chí Minh
- B. Chiến dịch Đường số 14 – Phước Long
- C. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng
- D. Chiến dịch Tây Nguyên
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 27274
Trong việc thực hiện chiến lược: “ Việt Nam hóa chiến tranh”, Mĩ đã sử dụng thủ đoạn nào để cô lập cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
- A. Phong toả miền Bắc, ngăn chặn sự liên lạc của ta với quốc tế.
- B. Gây áp lực để các nước Đông Nam Á không quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
- C. Bắt tay thoả hiệp với Trung Quốc và hoà hoãn với Liên Xô.
- D. Gây chia rẽ giữa ba nước Đông Dương.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 27275
Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam được tiến hành bằng lực lượng
- A. Quân đội Mĩ và quân đội Sài Gòn
- B. Quân Mĩ, quân đồng minh Mĩ và quân đội Sài Gòn
- C. Quân đồng minh của Mĩ do cố vấn Mĩ chỉ huy
- D. Quân đội Sài Gòn do cố vấn Mĩ chỉ huy
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 27277
Vì sao Bộ chính trị Trung ương Đảng ta quyết định chọn Tây Nguyên làm hướng tấn công chủ yếu trong năm 1975?
- A. Tây nguyên có diện tích rộng lớn , địa hình hiểm trở.
- B. Tây Nguyên có một căn cứ quân sự liên hợp mạnh nhất của Mĩ ngụy ở miền Nam.
- C. Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng, lực lượng địch tập trung dày đặc ở đây để bảo vệ miền Nam.
- D. Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng, lực lượng địch tập trung ở đây mỏng, bố trí có nhiều sơ hở.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 27278
Hội nghị lần thứ 15 của Ban chấp hành Trung ương Đảng đã có chủ trương quan trọng gì đối với cách mạng miền Nam?
- A. Dùng đấu tranh ngoại giao để kết thúc chiến tranh.
- B. Nhờ sự giúp đỡ của các nước ngoài để đánh Mĩ - Diệm.
- C. Tiếp tục đấu tranh chính trị, hòa bình.
- D. Để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ - Diệm.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 27279
Điều kiện nào dẫn đến phong trào “Đồng khởi” 1959 - 1960?
- A. Mỹ - Diệm phá hoại Hiệp định Giơnevơ, thực hiện chính sách “tố cộng“, “diệt cộng“.
- B. Do chính sách cai trị của Mỹ - Diệm làm cho cách mạng miền Nam bị tổn thất nặng nề.
- C. Mĩ Diệm phá hoại hiệp định, thực hiện chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng”, thi hành luật 10-59 lê máy chém đi khắp miền Nam làm cho cách mạng miền Nam bị tổn thất nặng nề.
- D. Có nghị quyết Hội nghị lần thứ XV của Đảng về đường lối cách mạng miền Nam.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 27280
Âm mưu cơ bản của Mĩ trong “chiến tranh đặc biệt” là:
- A. “Dùng người Việt đánh người Việt”
- B. “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”
- C. “Bình định” và “tìm diệt”
- D. Dồn dân lập “ấp chiến lược”
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 27282
Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam sau năm 1954.
- A. Thực hiện cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân
- B. Cùng với miền Bắc tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội
- C. Đấu tranh vũ trang để đánh bại chiến tranh xâm lược của Mĩ - Diệm
- D. Xây dựng chế độ TBCN
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 27283
Để hỗ trợ cho cuộc “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam, Mĩ đã
- A. Tổ chức hành quân xâm lược Campuchia.
- B. Tổ chức hoạt động phá hoại Campuchia, lật đổ chính quyền Xihanúc.
- C. Mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất.
- D. Tiến hành các cuộc hành quân xâm lược Lào.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 27285
Chiến thắng nào của quân và dân ta buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hoá” chiến tranh xâm lược (tức là thừa nhận sự thất bại của “ Chiến tranh cục bộ”)?
- A. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968.
- B. Vạn Tường
- C. Ấp Bắc
- D. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 27287
Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, Mĩ tiếp tục thực hiện chiến lược mới ở Miền Nam là
- A. “Chiến tranh một phía”
- B. “Chiến tranh đặc biệt”
- C. “Việt Nam hoá chiến tranh”
- D. “Chiến tranh đặc biệt tăng cường”
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 27289
Chiến lược chiến tranh mà Mĩ thực hiện ở miền Nam trong những năm 1961 - 1965 là
- A. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
- B. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.
- C. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.
- D. Chiến lược “Chiến tranh đơn phương’ .
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 27291
Lực lượng giữ vai trò quan trọng và không ngừng tăng lên về số lượng trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” là
- A. Quân đội Sài Gòn.
- B. Quân Mĩ và Hàn Quốc.
- C. Quân Đồng Minh của Mĩ
- D. Quân Mĩ
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 27293
Điểm giống nhau giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” với “Việt Nam hoá chiến tranh” là
- A. Hệ thống cố vấn Mĩ được tăng cường tối đa trong khi đó viện trợ của Mĩ giảm.
- B. Quân đội Sài Gòn là lực lượng chủ yếu.
- C. Vai trò của quân Mĩ và hệ thống cố vấn Mĩ giảm dần.
- D. Quân Mĩ giữ vai trò quan trọng.