Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và Nâng cao Sinh học 12 chương 1 Bằng chứng và cơ chế tiến hoá Bài 26: Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và củng cố lại kiến thức môn Sinh.
-
Bài tập 1 trang 117 SGK Sinh học 12
Tại sao đột biến gen mặc dù thường có hại cho cơ thể sinh vật nhưng vẫn có vai trò quan trọng trong quá trình tiến hoá?
I. Tần số đột biến gen trong tự nhiên là không đáng kể nên tần số alen đột biến có hại là rất thấp.
II. Gen đột biến có thể có hại trong môi trường này nhưng lại có thể có hại hoặc có lợi trong môi trường khác.
III. Gen đột biến có thể có hại trong tổ hợp gen này nhưng lại có thể trở nên có hại hoặc có lợi trong tổ hợp gen khác.
IV. Đột biến gen thường có hại nhưng nó thường tổn tại ở trạng thái dị hợp tử nên không gây hại.
Câu trả lời đúng nhất là:
A. I và II B. I và III C. IV và III D. II và III
-
Bài tập 2 trang 117 SGK Sinh học 12
Tại sao phần lớn đột biến gen đều có hại cho cơ thể sinh vật nhưng đột biến gen vẫn được coi là nguồn phát sinh các biến dị di truyền cho chọn lọc tự nhiên?
-
Bài tập 3 trang 117 SGK Sinh học 12
Hiện tượng di - nhập gen ảnh hưởng như thế nào đến vốn gen và tần số alen của quần thể?
-
Bài tập 4 trang 117 SGK Sinh học 12
Tại sao khi kích thước quần thể bị giảm đột ngột thì tần sổ alen lại thay đổi nhanh chóng?
-
Bài tập 5 trang 117 SGK Sinh học 12
Giao phối không ngẫu nhiên làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể như thế nào?
-
Bài tập 1 trang 148 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Sự ra đời của thuyết tiến hóa tổng hợp dựa trên cơ sở nào?
-
Bài tập 2 trang 148 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Phân biệt tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.
-
Bài tập 3 trang 148 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Vì sao quần thể là đơn vị tiến hóa cơ sở.
-
Bài tập 2 trang 152 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Vì sao đa số đột biến là có hại nhưng lại được xem là nguyên liệu tiến hóa? Vì sao đột biến gen được xem là nguyên liệu chủ yếu?
-
Bài tập 3 trang 152 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Di nhập gen là gì? Nêu vai trò của nó đối với quá trình tiến hóa?
-
Bài tập 4 trang 152 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Nêu vai trò của giao phối không ngẫu nhiên và ngẫu nhiên trong tiến hóa. Vì sao mỗi quần thể giao phối là một kho biến dị di truyền vô cùng phong phú.
-
Bài tập 1 trang 157 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Nêu tác động của chọn lọc tự nhiên.
-
Bài tập 4 trang 157 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Tác động của các yếu tố ngẫu nhiên đến vốn gen của quần thể như thế nào.
-
Bài tập 2 trang 161 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Nêu vai trò của các quá trình đột biến, giao phối và CLTN đối với sự hình thành các đặc điểm thích nghi.
-
Bài tập 4 trang 161 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Vì sao nói các đặc điểm thích nghi chỉ hợp lí tương đối, tìm ví dụ để minh họa.
-
Bài tập 5 trang 88 SBT Sinh học 12
Học thuyết tiến hoá cổ điển đã giải quyết được những vấn đề gì, chưa giải quyết được những vấn đề gì trong quá trình giải thích nguyên nhân và cơ chế của quá trình tiến hoá? Sự ra đời của học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại đã giải quyết những vấn đề tồn tại đó như thế nào?
-
Bài tập 4 trang 92 SBT Sinh học 12
Nhân tố tiến hoá là gì? Kể tên và nêu vai trò của các nhân tố tiến hoá?
-
Bài tập 12 trang 94 SBT Sinh học 12
Tác động chủ yếu của chọn lọc tự nhiên lên quần thể trong tiến hoá nhỏ là
A. làm thay đổi tần số các alen.
B. phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể
C. làm biến đổi đột ngột tần số các kiểu gen.
D. tích luỹ những đặc điểm thích nghi tương tự ở những loài khác xa nhau về mức độ tiến hoá.
-
Bài tập 19 trang 95 SBT Sinh học 12
Theo quan niệm hiện nay, nhân tố chủ yếu quy định chiều hướng phát triển của sinh giới là
A. nhu cầu của con người.
B. chọn lọc tự nhiên.
C. sự biến đổi của điều kiện khí hậu và địa chất.
D. sự phát triển của sinh giới diễn ra nhanh hơn sự thay đổi chậm chạp của điều kiện khí hậu và địa chất.
-
Bài tập 20 trang 96 SBT Sinh học 12
Theo quan niệm hiện nay, nhân tố nào là nhân tố chính hình thành màu xanh lục ở đa số các loài sâu ăn lá?
A. Đột biến và giao phối.
B. Chọn lọc tự nhiên.
C. Cách li sinh sản.
D. Thức ăn của sâu.
-
Bài tập 22 trang 96 SBT Sinh học 12
Theo quan niệm hiện nay, điều kiện ngoại cảnh có vai trò là
A. nhân tố làm phát sinh các biến dị không di truyền.
B. nhân tố chính của quá trình chọn lọc tự nhiên
C. nguyên nhân chính làm cho các loài biến đổi dần dần và liên tục
D. vừa là các nhân tố làm phát sinh đột biến, vừa là môi trường của chọn lọc tự nhiên.
-
Bài tập 24 trang 96 SBT Sinh học 12
Biến động di truyền là hiện tượng
A. môi trường thay đổi làm thay đổi giá trị thích nghi của gen nên làm thay đổi tần số của các alen.
B. thay đổi tần số của các alen trong quần thể bởi các yếu tố ngẫu nhiên.
C. đột biến phát sinh mạnh trong một quần thể lớn làm thay đổi tần số của các alen.
D. di - nhập gen ở một quần thể lớn làm thay đổi tần số của các alen.
-
Bài tập 25 trang 97 SBT Sinh học 12
Vai trò của các yếu tố ngẫu nhiên quan trọng trong trường hợp nào sau đây?
A. Những quần thể có vốn gen kém thích nghi bị thay thế bởi những quần thể có vốn gen thích nghi hơn.
B. Thành phần kiểu gen về một nhóm gen liên kết nào đó bị thay đổi đột ngột.
C. Đột biến phát tán trong quần thể và làm thay đổi tần số các alen.
D. Sự thay đổi tần số các alen của một gen trọng quần thể do các yếu tố ngẫu nhiên.
-
Bài tập 27 trang 97 SBT Sinh học 12
Quan niệm tiến hoá tổng hợp hiện đại đã củng cố cho quan điểm của Đacuyn về
A. vai trò của chọn lọc tự nhiên.
B. biện dị cá thể là các biến dị không xác định.
C. quá trình giao phối hình thành nhiều biến dị tổ hợp cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc
D. biến dị xác định là những biến dị di truyền được, có vai trò quan trọng trong sự tiến hoá.
-
Bài tập 32 trang 98 SBT Sinh học 12
Học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại đã góp phần làm sáng tỏ vấn đề nào sau đây?
A. Sự hình thành các đặc điểm thích nghi.
B. Nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.
C. Vai trò sáng tạo của chọn lọc tự nhiên.
D. Nguồn gốc chung của các loài.
-
Bài tập 33 trang 98 SBT Sinh học 12
Tác nhân nào sau đây không làm thay đổi tần số của các alen trong quần thể giao phối?
A. Đột biến.
B. Biến động di truyền,
C. Chọn lọc tự nhiên.
D. Các cơ chế cách li.
-
Bài tập 34 trang 98 SBT Sinh học 12
Nhân tố nào hình thành những tổ hợp gen thích nghi với môi trường sống nhất định?
A. Cách li sinh sản.
B. Chọn lọc tự nhiên,
C. Biến động di truyền.
D. Biến động môi trường.
-
Bài tập 35 trang 99 SBT Sinh học 12
Theo quan niệm hiện đại, điều kiện ngoại cảnh có vai trò
A. là nguyên nhân chính làm cho các loài biến đổi dần dần và liên tục.
B. là nhân tố chính của quá trình chọn lọc tự nhiên.
C. là nhân tố làm phát sinh các biến dị không di truyền được..
D. vừa là môi trường của chọn lọc tự nhiên, vừa cung cấp những điều kiện sống cần thiết, vừa bao gồm các nhân tố làm phát sinh đột biến trong quá trình phát triển của sinh vật.
-
Bài tập 36 trang 99 SBT Sinh học 12
Đột biến, nhất là đột biến gen được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hoá là vì
A. đột biến gen ít phổ biến hơn, ảnh hưởng đến sức sống và sinh sản của sinh vật nhiều hơn so với đột biến NST.
B. giá trị thích nghi của đột biến gen thường thay đổi khi tổ hợp gen thay đổi.
C. giá trị thích nghi của đột biến gen thường thay đổi khi điều kiện sống thay đổi.
D. đột biến gen phổ biến hơn, ít ảnh hưởng đến sức sống và sinh sản của sinh vật hơn so với đột biến NST.
-
Bài tập 49 trang 102 SBT Sinh học 12
Phát biểu nào sau đây không đúng với quan niệm tiến hoá hiện đại?
A. Sinh giới đã tiến hoá từ các dạng đơn bào đơn giản đến các cơ thể đa bào phức tạp.
B. Mỗi loài đang tồn tại đều thích nghi ở một mức độ nhất định với điều kiện của môi trường.
C. Tốc độ tiến hoá hình thành loài mới ở các nhánh tiến hoá khác nhau là không như nhau
D. Loài người hiện đại là loài tiến hoá siêu đẳng, thích nghi và hoàn thiện nhất trong sinh giới.