Hướng dẫn giải bài tập SGK Hóa học 11 Bài 45 Axit cacboxylic giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức môn Hoá.
-
Bài tập 1 trang 210 SGK Hóa học 11
Thế nào là axit cacbonxylic? Viết công thức cấu tạo, gọi tên các axit có công thức phân tử C4H2O2.
-
Bài tập 2 trang 210 SGK Hóa học 11
Từ công thức cấu tạo, hãy giải thích tại sao axit fomic có tính chất của một anđehit.
-
Bài tập 3 trang 210 SGK Hóa học 11
Từ metan và các chất vô cơ cần thiết khác có thể điều chế được axit fomic, axit axetic. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
-
Bài tập 4 trang 210 SGK Hóa học 11
Chất Y có công thức phân tử C4H8O2 tác dụng với NaOH tạo thành chất Z (C4H7O2Na). Vậy Y thuộc loại hợp chất nào sau đây?
A. Anđehit.
B. Axit.
C. Ancol.
D. Xeton.
-
Bài tập 5 trang 210 SGK Hóa học 11
Để trung hòa 150,0 gam dung dịch 7,40% của axit no, mạch hở, đơn chức X cần dùng 100,0 ml dung dịch NaOH 1,50M. Viết công thức cấu tạo và gọi tên của chất X.
-
Bài tập 6 trang 210 SGK Hóa học 11
Trung hòa 16,60 gam hỗn hợp gồm axit axetic và axit fomic bằng dung dịch natri hiđroxit thu được 23,20 gam hỗn hợp hai muối.
a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng ở dạng phân tử và ion rút gọn.
b) Xác định thành phần phần trăm khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp trước và sau phản ứng.
-
Bài tập 7 trang 210 SGK Hóa học 11
Đun 12,0 gam axit axetic với một lượng dư ancol etylic (có axit H2SO4 đặc làm xúc tác). Đến khi dừng thí nghiệm thu được 12,3 gam este.
a) Viết phương trình hóa học của phản ứng.
b) Tính phần trăm khối lượng của axit đã tham gia phản ứng este hóa.
-
Bài tập 45.1 trang 71 SBT Hóa học 11
Chất CH3-CH(CH3)-CH2-COOH có tên là gì?
A. axit 2-metylpropanoic.
B. axit 2-metylbutanoic.
C. axit 3-metylbuta-1-oic.
D. axit 3-metylbutanoic.
-
Bài tập 45.2 trang 71 SBT Hóa học 11
Axit propionic có công thức cấu tạo:
A. CH3-CH2-CH2-COOH.
B. CH3-CH2-COOH.
C. CH3-COOH.
D. CH3-[CH2]3-COOH.
-
Bài tập 45.3 trang 71 SBT Hóa học 11
Axit propinoic có công thức cấu tạo là
A. CH3 - CH2 - CH2 - COOH
B. CH3 - CH2 - COOH
C. CH2 = CH - COOH
D. CH2 = CH - CH2 - COOH
-
Bài tập 45.4 trang 71 SBT Hóa học 11
Bốn chất sau đây đều có phân tử khối là 60. Chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất ?
A. H - COO - CH3.
B. HO - CH2 - CHO.
C. CH3 - COOH.
D. CH3 - CH2 - CH2 - OH.
-
Bài tập 45.5 trang 71 SBT Hóa học 11
Trong 4 chất dưới đây, chất nào dễ tan trong nước nhất ?
A. CH3 - CH2 - COO - CH3.
B. CH3 - COO - CH2 - CH3.
C. CH3 - CH2 - CH2 - COOH.
D. CH3 - CH2 - CH2 - CH2 - COOH.
-
Bài tập 45.6 trang 71 SBT Hóa học 11
Trong 4 chất dưới đây, chất nào phản ứng được với cả 3 chất: Na, NaOH và NaHCO3 ?
A. C6H5 - OH
B. HO - C6H4 - OH
C. H - COO - C6H5
D. C6H5 - COOH
-
Bài tập 45.7 trang 71 SBT Hóa học 11
Có bao nhiêu axit cacboxylic có cùng công thức phân thức C5H10O2?
A. 2 chất
B. 3 chất
C. 4 chất
D. 5 chất
-
Bài tập 45.8 trang 72 SBT Hóa học 11
Dãy nào sau đây gồm các chất đều có thể điều chế trực tiếp ra axit axetic?
A. C2H5OH, CH3, H-COO-CH3
B. C2H2, CH3CHO, CH3-COO-C2H5
C. CH3COONa, H-CHO, CH3(CH2)2CH3
D. C2H5OH, CH3CHO, CH3OH
-
Bài tập 45.9 trang 72 SBT Hóa học 11
Cho 1,08 g axit cacboxylic đơn chức tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH rồi cô cạn dung dịch, thu được 1,65g muối khan. Axit đó là
A. H-COOH
B. CH3-COOH
C. C2H3-COOH
D. C3H5-COOH
-
Bài tập 45.10 trang 72 SBT Hóa học 11
Người ta có thể điều chế axit axetic xuất phát từ một trong các hiđrocacbon dưới đây (cùng với các chất vô cơ cần thiết):
1. metan
2. etilen
3. axetilen
4. butan
Hãy viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra trong các quá trình đó, có ghi rõ điểu kiện phản ứng.
-
Bài tập 45.11 trang 72 SBT Hóa học 11
Dung dịch axit fomic 0,092% có khối lượng riêng xấp xỉ 1 g/ml. Trong dịch đó, chỉ có 5,0% số phân tử axit fomic phân li thành ion.
Hãy tính pH của dung dịch đó.
-
Bài tập 45.12 trang 72 SBT Hóa học 11
Hoàn thành các phương trình hoá học dưới đây (nếu phản ứng có xảy ra):
1. CH3COOH + NaHCO3 →
2. CH3COOH + NaHSO4 →
3. CH3COOH + C6H5OH →
4. CH3COOH + C6H5CH2OH →
5. CH3COONa + H2SiO3 →
6. CH3COONa + H2SO4 →
7. CH3COOH + CuO →
8. CH3COOH + Cu →
-
Bài tập 45.13 trang 72 SBT Hóa học 11
Chất A là một axit no, đơn chức, mạch hở. Để đốt cháy hoàn toàn 2,55 g A phải dùng vừa hết 3,64 lít O2 (đktc).
Hãy xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo và tên của chất A.
-
Bài tập 45.14 trang 73 SBT Hóa học 11
Chất A là một axit cacboxylic đơn chức, dẫn ,xuất của anken. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,9g A, người ta thấy trong sản phẩm tạo thành, khối lượng CO2 lớn hơn khối lượng H2O 1,2g.
Hãy xác định cồng thức phân tử, công thức cấu tạo của A. Vận dụng cách đọc tên thay thế của các axit, hãy cho biết tên của chất A.
-
Bài tập 45.15 trang 73 SBT Hóa học 11
Dung dịch X có chứa đồng thời hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng.
Lấy 80 ml dung dịch X đem chia làm hai phần như nhau. Trung hoà phần (1) bằng dung dịch NaOH rồi cô cạn thu được 4,26 g hỗn hợp muối khan. Trung hoà phần (2) bằng dung dịch Ba(OH)2 rồi cô cạn, thu được 6,8 g hỗn hợp muối khan.
Hãy xác định công thức phân tử và nồng độ mol của từng axit trong dung dịch X.
-
Bài tập 45.16 trang 73 SBT Hóa học 11
Hỗn hợp M gồm axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở A và anol no đơn chức mạch hở B. Hai chất A và B có cùng số nguyên tử cacbon.
Lấy 25,8 g M đem chia làm 2 phần đều nhau. Cho phần (1) tác dụng hết với natri thu được 2,80 lít H2. Để đốt cháy hoàn toàn phần (2) cần dùng vừa hết 14,56 lít O2. Các thể tích tính ở đktc.
Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo, tên và phần trăm về khối lượng của từng chất trong hỗn hợp M.
-
Bài tập 1 trang 250 SGK Hóa học 11 nâng cao
Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào dấu [... ] ở mỗi câu sau:
a) Axit cacbonic có nhóm cacboxyl. [... ]
b) Axit cacbonic là axit cacboxylic. [... ]
c) Axit cacboxylic no là axit không chứa liên kết bội. [... ]
d) Axit cacboxylic không no là axit có chứa liên kết C = C hoặc C ≡ C. [... ]
-
Bài tập 2 trang 250 SGK Hóa học 11 nâng cao
a) Axit cacboxylic là gì? Phân loại axit cacboxylic theo cấu tạo gốc hiđrocacbon.
b) Viết công thức cấu tạo chung cho dãy axit no đơn chức, mạch hở. Gọi tên thông thường và tên quốc tế của 5 thành viên đầu của dãy với mạch cacbon không phân nhánh.
-
Bài tập 3 trang 251 SGK Hóa học 11 nâng cao
Viết công thức cấu tạo và gọ tên thay thế các axit đồng phân có công thức phân tử:
a) C5H10O2
b) C4H6O2
-
Bài tập 4 trang 251 SGK Hóa học 11 nâng cao
Vị chua của trái cây là do các axit hữu cơ có trong đó gây nên. Trong quả táo có axit 2-hidroxibutanđioic (axit malic), trong quả nho có axit -2,3- đi hidroxibutanđioic (axit tacric), trong quả chanh có axit 2- hidroxipropan -1, 2, 3 –tricacboxylic (axit xitri còn gọi là axit limonic). Hãy điền các tên dưới các công thức sau cho phù hợp.
-
Bài tập 5 trang 251 SGK Hóa học 11 nâng cao
Nêu đặc điểm cấu tạo và sự phân bố mật độ electron ở nhóm cacboxyl.
Giải thích:
a) Vì sao lực axit cacboxylic lớn hơn của phenol và ancol?
b) Vì sao nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của axit cao hơn so với của anđehit, xeton và ancol có cùng số nguyên tử C?
-
Bài tập 1 trang 256 SGK Hóa học 11 nâng cao
Viết phương trình hoá học của các phản ứng để minh hoạ:
a) Axit axetic có đầy đủ tính chất của một axit.
b) Axit axetic là một axit yếu nhưng vẫn mạnh hơn axit cacbonic, còn phenol là một axit yếu hơn axit cacbonic.
-
Bài tập 2 trang 256 SGK Hóa học 11 nâng cao
Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào các dấu [... ] ở mỗi câu sau:
a) Giấm ăn làm đỏ quỳ tím. [... ]
b) Nước ép từ quả chanh không hoà tan được CaCO3. [ ...]
c) Dùng axit axetic tẩy sạch được cặn bám ở trong phích nước nóng. [ ...]
d) Phản ứng của axit axetic với etanol là phản ứng trung hoà. [ ...]
-
Bài tập 3 trang 256 SGK Hóa học 11 nâng cao
Hãy sắp xếp các axit trong các dãy sau theo thứ tự tăng dần lực axit:
a) CH3COOH, Cl3CCOOH, Cl2CHCOOH, ClCH2COOH
b) ClCH2CH2COOH, CH3CH(Cl)CH2COOH, CH3CH2CH(Cl)COOH, CH3CH2CH2COOH
-
Bài tập 4 trang 256 SGK Hóa học 11 nâng cao
Hai bình như nhau, bình A chứa 0,50 lít axit clohiđric 2M, bình B chứa 0,50 lít axit axetic 2,0M được bịt kín bởi 2 bóng cao su như nhau. Hai mẩu Mg khối lượng như nhau được thả xuống cùng một lúc. Kết quả sau 1 phút và sau 10 phút (phản ứng đã kết thúc) được thể hiện như ở hình dưới đây. Hãy nhận xét và giải thích.
-
Bài tập 5 trang 257 SGK Hóa học 11 nâng cao
Viết phương trình hoá học của phản ứng khi cho axit acrylic tác dụng lần lượt với các chất sau:
a) C6H5ONa
b) NaHCO3
c) H2 (Ni,to)
d) Br2/CCl4
e) P2O5
g) trùng hợp
-
Bài tập 6 trang 257 SGK Hóa học 11 nâng cao
Hoàn thành các sơ đồ phản ứng sau (các chữ cái chỉ sản phẩm hữu cơ chính):
-
Bài tập 7 trang 257 SGK Hóa học 11 nâng cao
Hãy phân biệt các chất trong các nhóm sau:
a) Etanol, fomalin, axeton, axit axetic.
b) Phenol, p – nitrobenzanđehit, axit benzoic.
-
Bài tập 8 trang 257 SGK Hóa học 11 nâng cao
Để trung hoà 40,0ml giấm cần dùng 25,0ml dung dịch NaOH 1,00M. Coi khối lượng riêng của giấm không khác khối lượng riêng của nước. Hãy tính nồng độ % của axit axetic trong mẫu giấm nói trên.
-
Bài tập 9 trang 257 SGK Hóa học 11 nâng cao
Thêm nước vào 10 ml axit axetic bằng (axit 100%, D = 1,05 g/cm3) đến thể tích 1,75 lít ở 25oC rồi dùng máy đo thì thấy pH = 2,9.
a) Tính nồng độ mol của dung dịch thu được.
b) Tính độ điện li α của axit axetic ở dung dịch nói trên.
c) Tính gần đúng hằng số cân bằng của axit axetic ở 25oC.