Hướng dẫn giải bài tập SGK Hóa học 11 Bài 33 Luyện tập Ankin giúp các em học sinh rèn luyện kĩ năng viết đồng phân, gọi tên và viết các PTHH minh họa tính chất của ankin. Kĩ năng giải các bài tập về hỗn hợp hidrocacbon.
-
Bài tập 1 trang 147 SGK Hóa học 11
Dẫn hỗn hợp khí gồm metan, etilen, axetilen đi qua dung dịch bạc nitrat trong dung dịch manoniac. Khí còn lại được dẫn vào dung dịch brom(dư). Nêu và giải thích các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm.
-
Bài tập 2 trang 147 SGK Hóa học 11
Viết phương trình phản ứng hoá học của phản ứng thực hiện sơ đồ chuyển hoá sau:
\(CH_{4} \xrightarrow[ \ ]{ \ (1) \ } C_{2}H_{2} \xrightarrow[ \ ]{ \ (2) \ } C_{4}H_{4} \xrightarrow[ \ ]{ \ (3) \ } C_{4}H_{6} \xrightarrow[ \ ]{ \ (4) \ } \ cao \ su \ buna\)
-
Bài tập 3 trang 147 SGK Hóa học 11
Viết phương trình hoá học của các phản ứng từ axetilen và các chất vô cơ cần thiết điều chế các chất sau:
a. 1,2-đicloetan
b. 1,2-đibrometen
c. 1,1,2-tribrometan
d. 1,1-đicloetan
e. Buta-1,3- đien
-
Bài tập 4 trang 147 SGK Hóa học 11
Khi thực hiện phản ứng nhiệt phân metan điều chế axetilen thu được hỗn hợp X gồm axetilen, hiđro và metan chưa phản ứng hết. Tỉ khối của X so với H2 bằng 4,4. Tính hiệu suất của phản ứng.
-
Bài tập 5 trang 147 SGK Hóa học 11
Dẫn 6,72 lit hỗn hợp khí X gồm propan, etilen và axetilen đi qua dung dịch brom dư, thấy còn 1,68 lít khí không hấp thụ. Nếu dẫn 6,72 lit hỗn hợp khí X trên qua dung dịch AgNO3/NH3 thấy có 24,24 gam kết tủa. Các thể tích khí đo ở đktc.
a. Viết các phương trình hoá học giải thích các thí nghiệm trên.
b. Tính thành phần phần trăm theo thể tích và theo khối lượng của mỗi khí trong hỗn hợp.
-
Bài tập 6 trang 147 SGK Hóa học 11
Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lit hiđrocacbon X thu được 6,72 lit CO2 (đktc) X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 sinh ra kết tủa Y. Công thức cấu tạo của X là:
A. CH3-CH=CH2
B. CH≡CH
C. CH3-C≡CH
D. CH2=CH-C≡CH
-
Bài tập 7 trang 147 SGK Hóa học 11
Ứng với công thức phân tử C5H8 có bao nhiêu ankin đồng phân của nhau?
A. 3
B. 4
C. 2
D. 5
Hãy chọn đáp án đúng.
-
Bài tập 33.1 trang 51 SBT Hóa học 11
1. Công thức phân tử nào cho dưới đây phù hợp với penten?
A. C5H8
B. C5H10
C. C5H12
D. C3H6
2. Hợp chất nào dưới đây là ankin ?
A. C2H2
B. C8H8
C. C4H4
D. C6H6
3. Gốc nào dưới đây là ankyl ?
A. -C3H5
B. -C6H5
C. -C2H3
D. -C2H5
-
Bài tập 33.2 trang 51 SBT Hóa học 11
1. Trong 4 chất sau, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất là ?
A. eten.
B. propen.
C. but-1-en.
D. pent-1-en.
2. Chất nào dưới đây không tác đụng với dung dịch AgNO3 trong amoniac?
A. but-1-in
B. but-2-in
C. propin
D. etin
3. Chất nào sau đây không tác dụng với Br2 (tan trong CCl4) là?
A. but-1-in.
B. but-1-en.
C. xiclobutan.
D. xiclopropan.
-
Bài tập 33.3 trang 51 SBT Hóa học 11
Cho propin tác dụng với HCl theo hai gian đoạn liên tiếp thì sản phẩm chính thu được là:
A. CH3-CHCl-CH2Cl.
B. CH3-CH2-CHCl2.
C. ClCH2-CH2-CH2Cl.
D. CH3-CCl2-CH3.
-
Bài tập 33.4 trang 51 SBT Hóa học 11
Cho axetilen phản ứng cộng với nước, xúc tác là HgSO4 và H2SO4 thì sản phẩm cuối cùng thu được là:
A. CH2=CH-OH
B. CH3-CH=O
C. CH3-CH(OH)2
D. CH2OH-CH2OH
-
Bài tập 33.5 trang 51 SBT Hóa học 11
Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra trong quá trình điều chế PVC xuất phát từ các chất vô cơ: CaO, HCl, H2O, C?
-
Bài tập 33.6 trang 51 SBT Hóa học 11
Hỗn hợp khí A chứa metan, axetilen và propen. Đốt cháy hoàn toàn 11 g hỗn hợp A, thu được 12,6 g H2O. Mặt khác, nếu dẫn 11,2 lít A (đktc) qua nước brom (lấy dư) thì khối lượng brom nguyên chất phản ứng tối đa là 100 g.
Hãy xác định thành phần phần trăm theo khối lượng và theo thể tích của từng chất trong hỗn hợp A.
-
Bài tập 33.7 trang 52 SBT Hóa học 11
Một bình kín dung tích 8,4 lít có chứa 4,96 g 02 và 1,3 gam hỗn hợp khí A gồm 2 hiđrocacbon. Nhiệt độ trong bình t1 = 0oC và áp suất trong bình p1 = 0,5 atm.
Bật tia lửa điện trong bình kín đó thì hỗn hợp A cháy hoàn toàn. Sau phản ứng, nhiệt độ trong bình là t2 = 136,5oC và áp suất là p2 atm. Dẫn các chất trong bình sau phản ứng đi qua bình thứ nhất đựng H2SO4 đặc, sau đó qua bình 2 đựng dung dịch NaOH (có dư) thì khối lượng bình thứ hai tăng 4,18 g.
1. Tính p2, biết rằng thể tích bình không đổi.
2. Xác định công thức phân tử và phần trăm theo thể tích của từng chất trong hỗn hợp A nếu biết thêm rằng trong hỗn hợp đó có một chất là anken và một chất là ankin.
-
Bài tập 33.8 trang 52 SBT Hóa học 11
Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt các hiđrocacbon sau:
1. axetilen và metan;
2. axetilen và etilen;
3. axetilen, etilen và metan;
4. but-1-in và but-2-in.
-
Bài tập 33.9 trang 52 SBT Hóa học 11
Cho biết phương pháp làm sạch chất khí:
1. metan lẫn tạp chất là axetilen và etilen
2. etilen lẫn tạp chất là axetilen.
-
Bài tập 1 trang 181 SGK Hóa học 11 nâng cao
a) Điền các số thích hợp vào bảng.
Hidrocacbon
CTPT
Số nguyên tử H ít hơn ankan tương ứng
Số liên kết pi (π)
Số vòng (V)
Tổng số π+V
Ankan
CnH2n+2
0
0
0
0
Anken
CnH2n
2
1
0
1
Monoxicloankan
CnH2n
Ankađien
CnH2n-2
Ankin
CnH2n-2
Oximen(*)
C10H16
Limone(*)
C10H16
(*) công thức cấu tạo cho ở bài “khái niệm về tecpen”.
(**) dùng kí hiệu (π+v) trong các bài tập sẽ có lợi và gọn.
b) Hãy cho biết số lượng nguyên tử H ở phân tử xicloankan và ở phân tử mỗi loại hidrocacbon không no ít hơn ở phân tử ankan tương ứng là bao nhiêu, giải thích vì sao lại ít hơn ngần ấy.
-
Bài tập 2 trang 181 SGK Hóa học 11 nâng cao
Hãy điền các từ hoăc các số cho dưới đây vào chỗ trống trong các câu sau:
a) anken và…(1)…đều có (π+v)=1; nhưng…(2)… có (v) =1 còn …(3)… có (v) =…(4)…
b) …(5)… và …(6)… đều có (π+v)=2; chúng đều có π=…(7)… và (v) =…(8)…
A. ankin
B. 1
C. xicloankan
D. 2;
E. anken
G. ankađien
H. 2
K. 0.
-
Bài tập 3 trang 181 SGK Hóa học 11 nâng cao
a) Meton (mùi bạc hà) có công thức phân tử C10H18O chỉ chứa 1 liên kết đôi. Hỏi nó có cấu tạo mạch vòng hay hở ?
b) Vitamin A có công thức phân tử C10H30O có chứa 1 vòng 6 cạnh không chứa liên kết ba. Hỏi trong phân tử có mấy liên kết đôi ?
-
Bài tập 4 trang 182 SGK Hóa học 11 nâng cao
a) Hãy viết công thức cấu tạo chung của anken, ankadien, ankin và nêu đặc điểm trong cấu trúc không gian của chúng.
b) Hãy cho biết những nhóm nguyên tử nào quyết định đặc tính hóa học của anken, ankadien, ankin. Vì sao?
c) Hãy kể những phản ứng đặc trưng của anken, anka-1,3-đien và ankin.
-
Bài tập 5 trang 182 SGK Hóa học 11 nâng cao
a) Hãy nêu những nguyên tắc chung điều chế anken, ankađien, ankin để dùng trong công nghiệp tổng hợp hữu cơ. Lấy thí dụ điều chế chất tiêu biểu cho mỗi loại.
b) Vì sao etilen là hóa chất hữu cơ được sản xuất với sản lượng lớn nhất?
-
Bài tập 6 trang 182 SGK Hóa học 11 nâng cao
Dùng công thức cấu tạo hãy viết các phương trình hóa học của phản ứng theo sơ đồ sau:
-
Bài tập 7 trang 182 SGK Hóa học 11 nâng cao
Khi đốt cháy hoàn toàn một hidrocacbon ở thể khí (điều kiện thường) thì thấy thể tích các khí tạo thành sau phản ứng đúng bằng thể tích các khí tham gia phản ứng (ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Hãy cho biết hidrocacbon đó có thể nhận các công thức phân tử như thế nào?
-
Bài tập 8 trang 182 SGK Hóa học 11 nâng cao
Hỗn hợp A gồm hai chất kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của etilen. Cho 3,36 lít (đktc) hỗn hợp khí trên phản ứng hoàn toàn với Br2 trong CCl4 thì thấy khối lượng bình chứa nước brom tăng thêm 7,7 gam.
a) Hãy xác định công thức phân tử của hai anken đó.
b) Xác định thành phần phần trăm về thể tích của hỗn hợp A.
c) Viết công thức cấu tạo của các anken đồng phân có cùng công thức phân tử với hai anken đã cho.
-
Bài tập 9 trang 182 SGK Hóa học 11 nâng cao
Nhiệt phân 2,8 lít (đktc) etan ở 1200oC rồi cho một nửa hỗn hợp khí thu được sục qua bình đựng nước brom (dư) thì thấy khối lượng này tăng thêm 1,465 gam. Cho nửa hỗn hợp khí còn lại phản ứng với dung dịch AgNO3 trong ammoniac thì thu được 0,6 gam kết tủa màu vàng. Biết rằng phản ứng nhiệt phân tạo ra etilen, axetilen là phản ứng không hoàn toàn, các phản ứng tiếp sau đó đều xảy ra hoàn toàn. Hãy xác định thành phần phần trăm về thể tích của hỗn hợp khí thu được.