Giải bài 8.8 tr 23 sách BT Lý lớp 12
Hai mũi nhọn S1, S2 cách nhau 8 cm, gắn ở đầu một cần rung có tần số f = 100 Hz, được đặt cho chạm nhẹ vào mặt một chất lỏng. Tốc độ truyển sóng trên mặt chất lỏng là v = 0,8 m/s.
a) Gõ nhẹ cần rung thì hai điểm S1, S2 dao động theo phương thẳng đứng với phương trình dạng \(u = Acos2\pi ft\). Hãy viết phương trình dao động của điểm M trên mặt chất lỏng cách đều S1, S2 một khoảng d = 8 cm.
b) Dao động của cần rung được duy trì bằng một nam châm điện. Để được một hệ vân giao thoa ổn định trên mặt chất lỏng, phải tăng khoảng cách S1, S2 một đoạn ít nhất bằng bao nhiêu ? Với khoảng cách ấy thì giữa hai điểm S1, S2 có bao nhiêu gợn sóng hình hypebol ?
Hướng dẫn giải chi tiết
a) Ta có :
\(\begin{array}{l} \lambda = \frac{v}{f} = \frac{{80}}{{100}} = 0,8cm.\\ {d_1} = {d_2} = d = 8cm \end{array}\)
Theo Bài 8 (SGK Vật lí 12), ta có :
\(\begin{array}{*{20}{c}} {}&{{u_{{M_1}}} = 2A\cos \frac{{\pi \left( {{d_2} - {d_1}} \right)}}{\lambda }\cos \left[ {2.100\pi t - \frac{{\pi \left( {{d_2} + {d_1}} \right)}}{\lambda }} \right]}\\ {}&{{d_2} + {d_1} = 16cm = 20\lambda ;{\mkern 1mu} {d_2} - {d_1} = 0} \end{array}\)
Ta được :
\({u_{{M_1}}} = 2A\cos \left( {200\pi t - 20\pi } \right)\)
b) Khi hệ vân giao thoa đã ổn định thì trung điểm I của S1 S2 lại luôn luôn là cực đại giao thoa. Do đó, ta phải có :
\(\begin{array}{l} {S_1}I = {S_2}I = k\frac{\lambda }{2} + \frac{\lambda }{4} = \left( {2k + 1} \right)\frac{\lambda }{4}\\ {S_1}{S_2} = 2{S_1}I = \left( {2k + 1} \right)\frac{\lambda }{2} \end{array}\)
Ban đầu ta đã có :
\({S_1}{S_2} = 8cm = 10\lambda = 20\frac{\lambda }{2}\)
Vậy chỉ cần tăng khoảng cách S1, S2 thêm \(\frac{\lambda }{2}\) tức là 0,4 cm.
Khi đó nếu không kể đường trung trực của S1 S2 thì có 20 gợn sóng hình hypebol (vì gợn sóng là quỹ tích những điểm dao động mạnh hơn cả).
-- Mod Vật Lý 12 HỌC247
-
Tính khoảng cách giữa hai điểm cực đại giao thoa cạnh nhau trên đoạn thẳng S1S2 ?
bởi hoàng duy 18/10/2018
Trong thí nghiệm ở hình 8.1, tốc độ truyền sóng là 0,5 m/s, cần rung có tần số 40Hz. Tính khoảng cách giữa hai điểm cực đại giao thoa cạnh nhau trên đoạn thẳng S1S2 .
Hướng dẫn giải.
Giả sử hai điểm M1 và M2 trên đoạn S1S2 là hai điểm cực đại gần nhau nhất (hình 8.2)
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tìm các phần tử tại M dao động ngược pha nguồn ?
bởi minh dương 28/02/2019
Ở mặt nước có 2 nguồn kết hợp đặt tại 2 điểm A,B dao động theo phương thẳng đứng. Trên AB có 9 cực đại, C và D là 2 điểm sao cho ABCD là hình vuông. M thuộc CD và nằm trên vân cực đại bậc nhất. MA - MB =λ. Biết phần tử tại M dao động ngược pha nguồn. Tính AB (theo λ)
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tính tốc độ truyền sóng của 2 nguồn kết hợp cách nhau 1,2cm cùng tần số góc 100pi rad/s
bởi Phong Vu 18/09/2018
Trong môi trường vật chất đàn hồi có 2 nguồn kết hợp dao động cùng phương S1 S2 cách nhua 1,2cm. Cùng tần số góc 100pi rad/s. Khi đó tại vùng giữa 2 nguồn các đường dao động cực đại cắt thành 6 đoạn bằng nhau. Tốc độ truyền sóng ?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tìm phương trình dao động tổng hợp tại điểm M trên mặt nước là trung điểm AB?
bởi Thùy Trang 28/02/2019
Câu 1: hai nguồn kết hợp A,B cách nhau 10cm có phương trình dao động là UA=UB=5cos20\(\Pi\)t(cm). tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 1m/s. Phương trình dao động tổng hợp tại điểm M trên mặt nước là trung điểm AB?
Câu 2: Trên mặt thoáng của chất lỏng có 2 nguồn kết hợp A,B có phương trình dao động là UA=UB=2cos10\(\Pi\)t(cm). Tốc độ truyền sóng là 3m/s. Phương trình dao động sóng tại M cách A,B một khoảng lần lượt là d1=15cm, d2=20cm?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
hai nguồn AB có k/c=11cm. dao động cùng pt u=acos(40pit) cm. Điểm M thuộc mặt nước có MA=10cm, MB=5cm. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên AM=? A.7 B.6 C.5 D.9
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tìm số điểm dao động cực đại trên đường elíp thuộc mặt nước nhận A, B làm tiêu điểm ?
bởi Trịnh Hưng 28/08/2018
Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn AB cách nhau 14,5cm dao động ngược pha Điểm M trên AB gần trung điểm I của AB nhất, cách I là 0,5cm luôn dao động cực đại. Số điểm dao động cực đại trên đường elíp thuộc mặt nước nhận A, B làm tiêu điểm là
Theo dõi (0) 0 Trả lời -
Trong thí nghiệm về giao thoa của 2 sóng cơ học,1 điểm có biên độ cực tiểu khi nào ?
bởi Phạm Khánh Ngọc 18/09/2018
Trong thí nghiệm về giao thoa của 2 sóng cơ học,1 điểm có biên độ cực tiểu khi
a.hiệu đường đi từ 2 nguồn đến điểm đó bằng số nguyên lần bước sóng
b.hiệu đường đi từ 2 nguồn đến điểm đó bằng số nguyên lần nửa bước sóng
c.2 sóng tới điểm đó cùng pha nhau
d..2 sóng tới điểm đó ngược pha nhau
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tính khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm dao động với biên độ cực đại nằm trên đoạn thẳng A, B
bởi thúy ngọc 18/09/2018
ở mặt thoáng của một chất lỏng có 2 nguồn kết hợp A, B dao động điều hòa cùng pha với nhau và theo phương thẳng đứng. Biết tốc độ truyền sóng không đổi trong quá trình lan truyền, bước sóng do mỗi nguồn trên phát ra bằng 12cm. Khoảng cách ngắn nhất giữa 2 điểm dao động với biên độ cực đại nằm trên đoạn thẳng A, B
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tính số điểm dao động với biên độ cực đại, số điểm không dao động trên đoạn AB
bởi Kim Ngan 18/09/2018
Chất mặt thoáng của một chất longt có 2 nguồn kết hợp A,B dao động điều hòa với f=10hz. Pha băn đầu = 0. Vận tốc truyền sóng là 0,8m/s. Biên độ dao động 0,5cm AB=22cm.
a) viết pt sóng tổng hợp tại M biết AM=34cm, BM= 24cm.
b) tính số điểm dđ với biên độ cực đại, số điểm không dao động trên đoạn AB
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trên mặt nước hai nguồn AB dao động theo phương thẳng đứng có pt là U1= 2 cos(wt - 5pi/6) ; U2 = 2cos(wt + pi/6). Coi biên độ không đổi tại M trên mặt nước thoải mãn điều kiện MA - MB= bước sóng. Biện độ dao động tổng hợp tại M là:
A)3 B)2 C)1 D) 8
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tính vận tốc truyền sóng giữa 2 nguồn có 10 điểm đứng yên và khoảng cách giữa S1S2 là d=11cm
bởi thu hảo 18/09/2018
Sử dụng cần rung tạo ra 2 nguồn kết hợp S1,S2 dao động cùng pha trên mặt nước. Khoảng cách giữa 2 điểm S1,S2 là d=11cm. Hai nguồn S1,S2 đứng yên. Giữa 2 nguồn còn có 10 điểm đứng yên, biết cần rung với tần số 26Hz. Tính vận tốc truyền sóng.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong trường hợp nào sẽ tính cả hai nguồn khi tính số điểm cực đại trong giao thoa sóng ?
bởi Thu Hang 18/09/2018
Trong tính số điểm cực đại trong giao thoa sóng, khi nào ta tính hai nguồn?
Mình thấy có đề tính đề không rối quá, không biết có gì mình chưa hiểu không.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tính bước sóng ánh sáng dùng trong thí nghiệm giao thoa y-âng tại điểm M cách vân sáng trung tâm 1mm là vị trí vân sáng bậc 2
bởi Lê Thánh Tông 18/09/2018
trong thí nghiệm giao thoa yâng khoảng cach từ hai khe là 0,5mm. giao thoa thực hiện với ánh sáng đơn sắc có bước sóng lamda thì tại điểm M cách vân sáng trung tâm 1mm là vị trí vân sáng bậc 2. nếu dịch màn xa thêm một đoạn 50/3 cm theo phương vuông góc với mặt phẳng hai khe thì tại M là vị trí vân tối thứ 2. bước sóng ánh sáng dùng trong thí nghiệm là
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tính số vân sáng trên màn có màu của bức xạ 1 khi hai bức xạ có bước sóng lần lượt là 0,5um và 0,6um
bởi Sam sung 18/09/2018
Trong TN I-âng về giao thoa á sáng, nguồn phát ra đồng thời hai bức xạ có bước sóng lần lượt là 0,5um và 0,6um. Biết a = 1mm, D=1m. Kích thước vùng giáo thoa trên màn là 15mm. Số vân sáng trên màn có màu của bức xạ 1 là bao nhiêu?
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tính diện tích nhỏ nhất của hình chữ nhật ABCD với phương trính u = acos20πt cm
bởi Lê Nguyễn Hạ Anh 18/09/2018
Trên mặt nước có 2 nguồn sóng đặt tại hai điểm A, B dao động cùng pha với phương trính u = acos20πt cm. Biết AB =10 cm và tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 15 cm/s. C và D là hai điểm nằm trên hai vân cực đại và tạo với AB một hình chữ nhật ABCD. Hỏi ABCD có diện tích nhỏ nhất bằng bao nhiêu A. 9,36 cm2 B. 15,2 cm2 C. 4,88cm2 D.10,56 cm2
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tìm li độ dao động của phần tử tại M khi li độ dao động của phần tử tại N là 6 cm
bởi thanh duy 18/09/2018
Trong thí nghiệm giao thoa trên mặt nước với hai nguồn kết hợp A, B dao động theo phương thẳng đứng có phương trình u1 = u2 = 6cos30πt cm. Gọi M, N là hai điểm nằm trên đoạn thẳng AB và cách trung điểm của AB lần lượt là 1,5 cm và 2 cm. Biết tốc độ truyền sóng là 180 cm/s. Tại thời điểm khi li độ dao động của phần tử tại N là 6 cm thì li độ dao động của phần tử tại M là
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Có bao nhiêu vân cực đại tại 2 điểm A,B cách nhau 10 cm trên mặt nước có 2 nguồn sóng đồng bộ có biên độ là a và 2a tạo ra sóng lan truyền
bởi Mai Vàng 14/09/2018
Tại 2 điểm A,B cách nhau 10 cm trên mặt nước có 2 nguồn sóng đồng bộ có biên độ là a và 2a tạo ra sóng lan truyền trên mặt nước có bước sóng 3 cm. M là điểm trên mặt nước cách A và B lần lượt là 6 cm và 8 cm. H là chân đường vuông góc hạ từ M xuống AB . Có bao nhiêu vân cực đại cắt đoạn MH
A. 2.
B. 0.
C. 1.
D. 5.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Khoảng cách PB gần giá trị nào nhất khi ở P dao động với biên độ cực đại và gần A nhất
bởi Lê Minh Trí 18/09/2018
có 2 nguồn sóng đặt ở A và B cách nhau 130mm,dao động điều hoà cùng tần số ,cùng pha theo phương vuông góc với mặt nước .M,N,P là vị trí cân bằng của phần tử nước thuộc đường tròn đường kính AB.Phần tử nước ở M,N không dao động ,MA=78mm,NB=50mm.phần tử nước ở P dao động với biên độ cực đại và gần A nhất .Khoảng cách PB gần giá trị nào nhất?
mn giải giúp với ~~~~~~~~
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tính tốc độ truyền sóng trong TN giao thoa sóng trên mặt nước với 2 nguồn đồng bộ s1 s2 có khoảng cách d=11cm
bởi Dell dell 14/09/2018
trong TN giao thoa sóng trên mặt nước với 2 nguồn đồng bộ s1 s2.kc giữa s1 s2 lầ d=11cm.tại s1,s2 dao động với biên độ cực đại và giữa chúng còn có 10 điểm khác dao động mạnh nhất.biết tần số dao động là 30Hz.tốc độ truyền sóng là
Theo dõi (0) 1 Trả lời