Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và Nâng cao Sinh học 12 Bài 1 Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và củng cố lại kiến thức môn Sinh.
-
Bài tập 1 trang 10 SGK Sinh học 12
Gen là gì? Cho ví dụ minh hoạ?
-
Bài tập 2 trang 10 SGK Sinh học 12
Trình bày cấu trúc chung của các gen mã hoá prôtêin?
-
Bài tập 3 trang 10 SGK Sinh học 12
Giải thích nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn trong quá trình nhân đôi ADN. Nêu ý nghĩa của quá trình nhân đôi ADN.
-
Bài tập 4 trang 10 SGK Sinh học 12
Mã di truyền có các đặc điểm gì?
-
Bài tập 5 trang 10 SGK Sinh học 12
Hãy giải thích vì sao trên mỗi chạc chữ Y chỉ có một mạch của phân tử ADN được tổng hợp liên tục, mạch còn lại được tổng hợp một cách gián đoạn.
-
Bài tập 6 trang 10 SGK Sinh học 12
Hãy chọn phương án trả lời đúng: Vai trò của enzim ADN polimeraza trong quá trình nhân đôi ADN là?
A. Tháo xoắn phân tử ADN.
B. Bẻ gãy các liên kết hidro giữa hai mạch ADN.
C. Lắp ráp các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mỗi mạch khuôn của ADN.
D. Cả A, B, C.
-
Bài tập 4 trang 10 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Nêu những điểm giống và khác nhau giữa tự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ (E.coli) với tự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực.
-
Bài tập 5 trang 10 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Hãy chọn phương án trả lời đúng. Sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực có sự phân biệt với sự nhân đôi của ADN ở E.coli về:
1. Chiều tổng hợp
2. Các enzim tham gia
3. Thành phần tham gia
4. Số lượng các đơn vị nhân đôi
5. Nguyên tắc tự nhân đôi
Phương án trả lười đúng là:
A. 1,2
B. 2,3
C. 2,4
D. 3,5
-
Bài tập 6 trang 10 SGK Sinh học 12 Nâng cao
Hãy chọn phương án trả lời đúng. Mã di truyền mang tính chất thoái hóa nghĩa là:
A. Một bộ ba mã hóa một axit amin
B. Một axit amin có thể được mã hóa bởi hai hay nhiều bộ ba
C. Có một số bộ ba không mã hóa axit amin
D. Có một bộ ba khởi đầu
-
Bài tập 1 trang 5 SBT Sinh học 12
Trong một phân tử mARN ở E. coli, tỉ lệ % các loại nuclêôtit như sau:
U = 20%, X = 22%, A = 28%.
a) Xác định tỉ lệ % từng loại nuclêôtit trong vùng mã hoá của gen đã tổng hợp nên phân tử mARN trên.
b) Trong phân tử mARN trên, nếu số nuclêôtit loại ađênin là 560 thì đoạn ADN làm khuôn để tổng hợp nên nó có chiểu dài bao nhiêu A0 ?
-
Bài tập 2 trang 6 SBT Sinh học 12
Vùng mã hoá của gen xác định chuỗi pôlipeptit ở E. coli dài 30 axit amin có trình tự phêninalanin và tirôzin sắp xếp luân phiên nhau. Xác định trình tự nuclêôtit đúng với trình tự axit amin này trong các trường hợp sau:
a) Mạch ADN được đọc để tạo ra mARN, cho rằng UUU mã hoá phêninaỉanin và UAU mã hoá tirôzin trong mARN.
b) Mạch ADN không được phiên mã.
c) Các cụm đối mã của các tARN tương ứng.
-
Bài tập 1 trang 11 SBT Sinh học 12
Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất.
Gen là một đoạn axit nuclêic mang thông tin mã hoá cho
A. một phân tử prôtêin.
B. một phân tử ARN
C . một chuỗi pôlipeptit.
D. một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN
-
Bài tập 1 trang 9 SBT Sinh học 12
Một phân tử ADN chứa 650000 nuclêôtit loại X, số nuclêôtit loại T bằng 2 lần số nuclêôtit loại X.
a) Tính chiều dài của phân tử ADN đó (ra µm).
b) Khi phân tử ADN này nhân đôi, thì nó cần bao nhiêu nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào?
-
Bài tập 2 trang 11 SBT Sinh học 12
Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất.
Quá trình nhân đôi ADN chủ yếu diễn ra ở
A. tế bào chất. B. ribôxôm.
C. ti thể. D. nhân tế bào.
-
Bài tập 3 trang 11 SBT Sinh học 12
Câu nào sau đây là đúng nhất?
A. ADN được chuyển đổi thành các axit amin của prôtêin.
B. ADN chứa thông tin mã hoá cho việc gắn nối các axit amin để tạo nên prôtêin.
C. ADN biến đổi thành prôtêin.
D. ADN xác định axit amin của prôtêin.
-
Bài tập 6 trang 11 SBT Sinh học 12
Trong chu kì tế bào, sự nhân đôi của ADN diễn ra ở
A. kì trung gian. B. kì giữa.
C. kì đầu. D. kì sau và kì cuối.
-
Bài tập 7 trang 11 SBT Sinh học 12
Trên một đoạn mạch khuôn của phân tử ADN có số nuclêôtit các loại như sau : A = 60, G = 120, X = 80, T = 30. Sau một lần nhân đôi đòi hỏi môi trường cung cấp số nuclêôtit mỗi loại là bao nhiêu
A. A = T = 180, G = X = 110.
B. A = T = 150,G = X= 140.
C. A = T = 90, G = X = 200.
D. A = T = 200. G =X = 90.
-
Bài tập 8 trang 12 SBT Sinh học 12
Phân tử ADN dài 1,02 mm. Khi phân tử này nhân đôi một lần, số nuclêôtit tự do mà môi trường nội bào cần cung cấp là
A. 1,02.105. B. 6. 105
C. 6. 106. D. 3. 106.
-
Bài tập 9 trang 12 SBT Sinh học 12
Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN pôlimeraza di chuyển
A. theo chiều 5’ -> 3’ và cùng chiều với mạch khuôn.
B. theo chiều 3’ -> 5’ và ngược chiều với mạch khuôn.
C. theo chiều 5’ -> 3’ và ngược chiều với chiều mạch khuôn.
D. ngẫu nhiên.
-
Bài tập 13 trang 12 SBT Sinh học 12
Các mã bộ ba khác nhau ở
A. số lượng các nuclêôtit.
B. thành phần các nuclêôtit.
C. trình tự các nuclêôtit.
D. cả B và C
-
Bài tập 14 trang 12 SBT Sinh học 12
Các côđon nào dưới đây không mã hoá axit amin (côđon vô nghĩa)?
A. AUA, UAA, UXG. B. AAU, GAU, UXA.
C. UAA, UAG, UGA D. XUG, AXG, GUA
-
Bài tập 15 trang 13 SBT Sinh học 12
Đặc điểm thoái hoá của mã bộ ba có nghĩa là
A. một bộ ba mã hoá cho nhiều loại axit amin.
B. các bộ ba nằm nối tiếp nhưng không gối lên nhau.
C. nhiều bộ ba cùng mã hoá cho một axit amin.
D. nhiều bộ ba cùng mang tín hiệu kết thúc dịch mã.