Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 72861
Cho mạch R, L, C mắc nối tiếp. Đặt điện áp xoay chiều u vào 2 đầu đoạn mạch. Gọi u1, u2, u3 lần lượt là điện áp tức thời hai đầu điện trở thuần, cuộn dây, tụ điện. Kết luận nào sau đây là đúng.
- A. \({u^2} = u_1^2 + {\left( {{u_2} - {u_3}} \right)^2}\)
- B. \(u = {u_1} + {u_2} - {u_3}\)
- C. \(u = {u_1} + {u_2} + {u_3}\)
- D. \({u^2} = u_1^2 - {\left( {{u_2} - {u_3}} \right)^2}\)
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 72863
Một tia sáng đơn sắc màu đỏ có bước sóng là λ = 0,68μm chiếu từ không khí vào nước, chiết suất của nước đối với ánh sáng đỏ là 1,33. Tia sáng đó trong nước có màu gì?
- A. vàng
- B. lục
- C. đỏ
- D. tím
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 72864
Sóng cơ học không truyền được trong môi trường nào?
- A. chất khí
- B. chất lỏng
- C. chất rắn
- D. chân không
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 72866
Khi tần số dòng điện xoay chiều chạy qua đoạn mạch chứa cuộn dây thuần cảm tăng lên 2 lần thì cảm kháng của cuộn dây
- A. tăng lên 2 lần
- B. tăng lên 4 lần
- C. giảm đi 2 lần
- D. giảm đi 4 lần
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 72867
Hai điểm trên một đường sức trong một điện trường đều cách nhau 20cm. Độ lớn cường độ điện trường là 1000V/m. Hiệu điện thế giữa hai điểm đó là:
- A. 500V
- B. 100V
- C. 200V
- D. 250V
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 72875
Ăng ten có cấu tạo là mạch dao động hở gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C. Bước sóng điện từ mà ăng ten có thể thu được là (c là tốc độ truyền ánh sáng trong chân không):
- A. \(\lambda = 2\pi c\sqrt {LC} \)
- B. \(\lambda = \frac{1}{{2\pi c\sqrt {LC} }}\)
- C. \(\lambda = \frac{{2\pi c}}{{\sqrt {LC} }}\)
- D. \(\lambda = 2\pi cLC\)
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 72876
Khi nói về sóng ánh sáng, phát biểu nào đúng là
- A. Ánh sáng trắng là tổng hợp của hai thành phần đỏ và tím
- B. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng bị tán sắc khi đi qua lăng kính
- C. Hiện trượng chùm sáng trắng, khi đi qua một lăng kính, bị tách ra thành hai chùm sáng có màu đỏ và tím là hiện tượng tán sắc ánh sáng
- D. Sự phân tách một chùm ánh sáng phức tạp thành các chùm sáng đơn sắc là hiện tượng tán sắc ánh sáng
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 72879
Tụ điện có điện có điện dung C = 2μF được nạp điện ở hiệu điện thế U = 10V . Điện tích của tụ điện đó bằng:
- A. 20C
- B. −20μC
- C. 20μC
- D. 5μC
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 72882
Một vật dao động điều hòa với tần số góc ra và biên độ A. Khi động năng bằng 3 lần thế năng thì tốc độ v của vật có biểu thức
- A. \(v = \frac{{\omega A}}{3}\)
- B. \(v = \frac{{\sqrt 3 \omega A}}{3}\)
- C. \(v = \pm \frac{{\sqrt 3 }}{2}\omega A\)
- D. \(v = \frac{{\sqrt 3 \omega A}}{2}\)
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 72884
Một con lắc lò xo có khối lượng vật nhỏ là m dao động điều hòa theo phương ngang với phương trình x = Acosꞷt . Mốc tính thế năng ở vị trí cân bằng. Cơ năng của con lắc là
- A. \(m\omega {A^2}\)
- B. \(\frac{1}{2}m\omega {A^2}\)
- C. \(m{\omega ^2}{A^2}\)
- D. \(\frac{1}{2}m{\omega ^2}{A^2}\)
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 72886
Chọn câu sai khi nói về nguồn gốc của từ trường?
- A. Từ trường tồn tại xung quanh các điện tích đứng yên
- B. Từ trường tồn tại xung quanh dòng điện
- C. Từ trường tồn tại xung quanh điện tích chuyển động
- D. Từ trường tồn tại xung quanh nam châm
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 72887
Chọn câu đúng. Một vật đứng yên có khối lượng m0 . Khi vật chuyển động, khối lượng của nó có giá trị
- A. Vẫn bằng m0
- B. Nhỏ hơn m0
- C. Lớn hơn m0
- D. Nhỏ hơn hoặc lớn hơn, tùy thuộc vào vận tốc của vật
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 72890
Trên sợi dây dài có sóng ngang hình sin truyền qua. Hình dạng của một đoạn dây tại hai thời điểm t1 và t2 có dạng như hình vẽ bên. Trục Ou biểu diễn li độ của các phần từ M và N ở các thời điểm. Biết t2 – t1 bằng 0,05 s, nhỏ hơn một chu kì sóng. Tốc độ cực đại của một phần tử trên dây bằng?
- A. 34cm/s.
- B. 3,4m/s.
- C. 4,25m/s.
- D. 42,5cm/s.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 72892
Một nguồn điện xoay chiều có công suất không đổi P, điện áp hiệu dụng hai đầu nguồn là U. Điện năng được truyền tải từ nguồn nói trên đến nơi tiêu thụ bằng dây dẫn có điện trở R, xem hệ số công suất của mạch tải điện là cosφ. Công suất hao phí trên đường truyền tải điện năng được tính theo công thức
- A. \(\Delta P = \frac{{{P^2}R}}{{{U^2}{{\cos }^2}\varphi }}\)
- B. \(\Delta P = \frac{{PR}}{{{U^2}{{\cos }^2}\varphi }}\)
- C. \(\Delta P = \frac{{PR}}{{U\cos \varphi }}\)
- D. \(\Delta P = \frac{{{P^2}{R^2}}}{{{U^2}{{\cos }^2}\varphi }}\)
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 72894
Một khung dây dẫn hình vuông cạnh 20 cm nằm trong từ trường đều có độ lớn B = 1,2T sao cho các đường sức vuông góc với mặt khung dây. Từ thông qua khung dây đó là
- A. 0,048 Wb
- B. 24 Wb
- C. 480 Wb
- D. 0 Wb
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 72896
Cho một sóng ngang có phương trình sóng là \(u = 4\cos 2\pi \left( {t - \frac{x}{5}} \right)mm\) trong đó x tính bằng cm t tính bằng giây, Vận tốc truyền sóng là
- A. v = 5m/s.
- B. v = −5m/s.
- C. v = 5cm/s.
- D. v = −5cm/s.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 72899
Hai thấu kính L1 và L2 đặt cùng trục chính. Tiêu cự hai thấu kính lần lượt là f1 = 20cm, f2 = −10cm . Chiếu chùm sáng song song vào L1, sau L2 ta thu được chùm sáng song song. Khoảng cách giữa 2 thấu kình là:
- A. 30cm
- B. 20cm
- C. 10cm
- D. 40cm
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 72901
Chọn công thức đúng. Điện trở của dây dẫn kim loại phụ thuộc vào nhiệt độ được diễn tả theo công thức: (Ở đây \(\Delta t = t - {t_0}\) )
- A. \(R = {R_0}\left( {1 - \alpha \Delta t} \right)\)
- B. \(R = {R_0}\left( {1 + \alpha \Delta t} \right)\)
- C. \(R = {R_0}\alpha \Delta t\)
- D. \({R_0} = R\left( {1 + \alpha \Delta t} \right)\)
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 72903
Hiện tượng quang điện trong khác hiện trượng quang điện ngoài điểm nào?
- A. Không giải phóng electron khỏi liên kết
- B. Không có giới hạn cho bước sóng ánh sáng kích thích
- C. Không làm cho chất bán dẫn tích điện nhưng làm cho kim loại tích điện.
- D. Không làm electron hấp thụ năng lượng của phôtôn.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 72907
Cho mạch điện như hình vẽ, ba nguồn điện giống nhau, mỗi nguồn có suất điện động 2V và điện trở trong 1Ω. Điện trở mạch ngoài R = 2Ω . Cường độ dòng điện trong mạch bằng
- A. 0,8 A
- B. 0,6 A
- C. 0,4 A
- D. 0,1 A
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 72908
Xét về phương diện quang hình học, máy ảnh giống như là mắt người cũng có một thấu kình hội tụ và màn hứng ảnh là phim. Một người dùng máy ảnh mà thấu kính có tiêu cự f = 10cm để chụp một người cao 1,6m đứng cách máy 5m. Chiều cao của ảnh trên phim là:
- A. 3,20 cm
- B. 1,60 cm
- C. 3,26 cm
- D. 1,80 cm
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 72910
Một con lắc lò xo gồm vật nặng và lò xo có độ cứng k = 50 N/m dao động theo phương thẳng đứng với biên độ 2 cm, tần số góc \(\omega = 10\sqrt 5 \) rad/s . Cho g = 10m/s2. Trong mỗi chu kì dao động, thời gian lực đàn hồi cảu lò xo có độ lớn |Fđh| không vượt quá 1,5 N bằng bao nhiêu?
- A. \(\frac{\pi }{{15\sqrt 5 }}s\)
- B. \(\frac{\pi }{{60\sqrt 5 }}s\)
- C. \(\frac{\pi }{{30\sqrt 5 }}s\)
- D. \(\frac{{2\pi }}{{15\sqrt 5 }}s\)
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 72911
Đồ thị li độ theo thời gian của chất điểm 1 (đường 1) và chất điểm 2 (đường 2) như hình vẽ, tốc độ cực đại của chất điểm 2 là 4π(cm/s). Không kể thời điểm t = 0 , thời điểm hai chất điểm có cùng li độ lần thứ 5 là?
- A. 4,0 s
- B. 3,25 s
- C. 3,75 s
- D. 3,5 s
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 72912
Cuộn sơ cấp của máy biến áp hạ áp có 1200 vòng, điện áp xoay chiều đặt vào cuộn sơ cấp là 100V. Theo tính toán thì điện áp hiệu dụng hai đầu thứ cấp để hở là 60V nhưng vì có một số vòng dây của cuộn thứ cấp quấn theo chiều ngược lại so với đa số vòng còn lại nên điện áp hiệu dụng hai đầu thứ cấp chỉ là 40V. Bỏ qua mọi hao phí trong máy. Số vòng quấn ngược là
- A. 240
- B. 100
- C. 180
- D. 120
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 72913
Hai chất điểm dao động điều hòa với cùng biên độ A trên một đường thẳng và có chung vị trí cân bằng tại O. Nếu ban đầu cả hai chất điểm đang ở O và chuyển động cùng chiều thì sau 0,5s chúng gặp nhau lần đầu tiên, chất điểm thứ nhất đã đi nhiều hơn chất điểm thứ hai quãng đường là 0,5A . Chu kì dao động của chất điểm thứ hai gần giá trị nào nhất sau đây?
- A. 1 s
- B. 2 s
- C. 3 s
- D. 4 s
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 72914
Khi điện phân dung dịch nhôm oxit Al2O3 nóng chảy, người ta cho dòng điện cường độ 20 kA chạy qua dung dịch này. Biết nhôm có khối lượng mol nguyên tử là 27 g/mol, có hóa trị 3. Xác định thời gian điện phân để thu được một tấn nhóm.
- A. 194 h
- B. 491 h
- C. 149 h
- D. 419 h
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 72915
Một nguồn âm đặt tại điểm O phát âm đẳng hướng với công suất không đổi trong môi trường không hấp thủ và phản xạ âm. Một điểm M cách nguồn âm một khoảng d có cường độ âm là I, cho nguồn âm dịch chuyển xa điểm M một đoạn 50 m thì cường độ âm giảm đi 9 lần. Khoảng cách d ban đầu là
- A. 20 m
- B. 25 m
- C. 30 m
- D. 40 m
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 72916
Một sợi dây đàn hồi căng ngang, đang có sóng dừng ổn định. Trên dây, hai điểm M và N nằm hai bên của nút sóng O, có khoảng cách MO = 2ON = \(\frac{\lambda }{6}\) . Hỏi tại thời điểm t, khi li độ của điểm N là uN = 8mm thì tại thời điểm \({t^/} = t + \frac{T}{2}\) , li độ của điểm M là bao nhiêu?
- A. \({u_M} = 8\sqrt 3 mm\)
- B. \({u_M} = - 8\sqrt 3 mm\)
- C. \({u_M} = 4mm\)
- D. \({u_M} = - 4mm\)
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 72917
Mạch điện RLC không phân nhánh, biết điện áp hiệu dụng hai đầu mỗi phần tử có quan hệ: UR = UL = 0,5UC . Hệ số công suất của đoạn mạch là
- A. \(\frac{1}{{\sqrt 2 }}\)
- B. 0
- C. 1
- D. 2
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 72918
Cho mạch điện xoay chiều như hình vẽ. Điện áp đặt vào hai đầu mạch có biểu thức \(u = 220\sqrt 2 \cos \left( {2\pi f + \varphi } \right)\) V với f thay đổi được. Khi cho f = f1 thì điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ và giữa hai đầu điện trở bằng nhau. Khi f = f2 = 1,5f1 thì điện áp giữa hiệu dụng giữa hai đầu điện trở và giữa hai đầu cuộn cảm bằng nhau. Nếu thay đổi để cho điện áp giữa hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm đạt giá trị cực đại thì giá trị cực đại đó gần với giá trị nào dưới đây nhất?
- A. 270 V
- B. 230 V
- C. 240 V
- D. 250 V
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 72919
Câu nào sai khi nói về dòng điện trong mạch dao động lý tưởng?
- A. trễ pha hơn điện tích trên tụ C một góc \(\frac{\pi }{2}\)
- B. biến thiên điều hòa với chu kì \(T = 2\pi \sqrt {LC} \)
- C. có giá trị cực đại I0 = ꞷQ0.( điện tích cực đại trên tụ C )
- D. bằng 0 khi điện tích trên tụ C cực đại
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 72920
Mạch dao động lí tưởng LC: mắc nguồn điện không đổi có suất điện động \(\xi \) và điện trở trong r = 2Ω vào hai đầu cuộn dây thông qua một khóa K ( bỏ qua điện trở của K). Ban đầu đóng khóa K. Sau khi dòng điện ổn định, ngắt khóa K. Biết cuộn dây có độ tự cảm L = 4 mH , tự điện có điện dung C = 10−5F . Tỉ số giữa U0 và \(\xi \) bằng bao nhiêu? ( với U0 là hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ)
- A. 0,1
- B. 10
- C. 5
- D. 8
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 72922
Một nguồn sáng phát ra đồng thời 4 bức xạ có bước sóng lần lượt là 320nm, 420nm, 620 nm, 820nm. Dùng nguồn sáng này chiếu vào khe F của máy quang phổ lăng kính, số vạch màu quang phổ quan sát được trên tấm kính ảnh (tấm kính mờ) của buồng tối là
- A. 1
- B. 3
- C. 4
- D. 2
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 72923
Khi nói về ứng dụng của tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X, phát biểu đúng là
- A. Tia X dùng làm ống nhòm giúp quan sát ban đêm
- B. Tia tử ngoại dùng để sấy khô, sưởi ấm, chụp ảnh bên trong sản phẩm.
- C. Tia hồng ngoại dùng để tìm vết nứt trên bề mặt sản phẩm, chữa bệnh còi xương
- D. Tia hồng ngoại dùng để chụp ảnh ban đêm, chụp ảnh hồng ngoại của thiên thể
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 72924
Trong thí nghiệm Y−âng về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng gồm các bức xạ có bước sóng lần lượt là λ1 = 860nm, λ2 = 750nm, λ3 = 651nm và λ4 = 516nm . Tại điểm M trong vùng giao thoa trên màn mà hiệu khoảng cách đển hai ke bằng 2,58μm có vân sáng của bức xạ:
- A. λ2 và λ3.
- B. λ1 và λ4.
- C. λ4.
- D. λ2.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 72925
Để đo khoảng cách từ Trái Đất đển Mặt Trăng người ta dùng một tia Laze phát ra những xung ánh sáng có bước sóng 0,52μm, chiếu về phía Mặt Trăng. Thời gian kéo dài mỗi xung là 10-7 (s) và công suất chùm Laze là 100000MW. Số photon chứa trong mỗi xung Laze là:
- A. 2,62.1029 hạt
- B. 2,62.1022 hạt
- C. 5,2.1020 hạt
- D. 2,62.1015 hạt
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 72926
Biết vạch đỏ Hα trong quang phổ của H có bước sóng là 656nm và vạch có bước sóng dài nhất trong dãy Laiman là 112nm. Bước sóng của vạch thứ hai trong dãy Laiman là
- A. 95,7μm
- B. 95,7 μm
- C. 0,0957 μm
- D. 0,957 μm
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 72927
Cho khối lượng của hạt prôtôn, nơtrôn và hạt nhân đơteri lần lượt là 1,0073u; 1,0087u và 2,0136u. Biết 1u = 931,5MeV/c2 . Năng lượng để tách prôtôn ra khỏi hạt D là:
- A. 1,12 MeV
- B. 4,48 MeV
- C. 3,06 MeV
- D. 2,24 MeV
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 72928
Cho phản ứng hạt nhân: \(_1^2D + X \to _2^4He\) + 23,8MeV. Biết rằng nước trong thiên nhiên chứa 0,003% khối lượng đồng vị \(_1^2D\) (có trong nước nặng D2O ). Hỏi nếu dùng toàn bộ đơteri có trong 1 tấn nước thiên nhiên để làm nhiên liệu cho phản ứng trên thì năng lượng thu được là bao nhiêu ? (lấy khối lượng nguyên tử đơteri là 2u)
- A. 6,89.1013 J.
- B. 1,72.1013 J.
- C. 5,17.1013 J.
- D. 3,44.1013J.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 72929
Một con lắc đơn gồm vật có khối lượng m và dây treo có chiều dài l, điểm treo tại O. Vật được đưa ra khỏi vị trí cân bằng tới vị trí sao cho dây treo lệch góc α0 = 6° so với phương thẳng đứng rồi buông không vận tốc ban đầu. Khi vật đi qua vị trí cân bằng thì dây treo vướng đinh tại I ở dưới O, trên đường thẳng cách O một khoảng IO = 0,4l. Tỉ số lực căng của dây treo ngay trước và sau khi vướng đinh là:
- A. 0,9928
- B. 0,8001
- C. 0,4010
- D. 0,6065